Công văn số 84 của Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu gửi Công sứ Pháp tại Hà Đông ngày 20/3/1923, Phông Phủ Thống sứ Bắc kỳ (No56760, TL 322427, F 94) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I HN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 001 (Trang 44 - 45)

91Công văn số 1047 ngày 4/4/1923 của Công sứ Pháp tại Hà Đông gửi Công sứ Pháp Toàn quyền Bắc Kỳ tại Hà Nội, Phông Phủ Thống sứ Bắc kỳ (No56760, TL 1078212, F 94), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I HNi. Hà Nội, Phông Phủ Thống sứ Bắc kỳ (No56760, TL 1078212, F 94), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I HNi.

92 Đào Thị Diến (2010), Hà Nội qua tài liệu lưu trữ, Nxb Hà Nội, trang 301; Trích điều 10, Nghị định ngày 11/7 của Toàn quyền Đông Dương qui định về nguyên tắc xin tu sửa các công trình tín ngưỡng. của Toàn quyền Đông Dương qui định về nguyên tắc xin tu sửa các công trình tín ngưỡng.

đình, đền, chùa tại Hà Nội93

, Hội đồng quản lý Văn Miếu ra đời. Hội có nhiệm

vụ trông nom, bảo vệ, tu sửa và tổ chức tế lễ tại Văn Miếu. Thành viên Hội đồng bao gồm các nhà Nho có uy tín, tâm huyết do tỉnh Hà Đông đề cử. Việc chọn lựa các thành viên của Hội đồng quản lý Văn Miếu được làm khá cẩn trọng. Theo lời bà Lê Thị Tân Trang94

- cháu nội của cụ Lê Văn Năm (Thủ từ Văn Miếu năm 1923) kể lại thì: “Để tuyển chọn nhân vật này (Thủ từ), các ứng cử viên đều phải qua bình chọn. Ông nội tôi đã vượt qua một số nhân vật, chính thức được ông Tổng đốc mà dân làng tôi vẫn quen gọi là ông Thiếu Hà Đông –

Hoàng Trọng Phu phê duyệt”95

.

Như vậy, đứng về mặt thủ tục hành chính thì đến tận năm 1928, Hội đồng

quản lý Văn Miếu mới chính thức được thành lập, song trên thực tế tổ chức này

đã được “tự nguyện thành lập” từ trước đó rất lâu. Các tư liệu ghi chép về việc trùng tu Văn Miếu từ giai đoạn 1897-1902, 1904 – 1909 đã nhắc đến tên của của nhiều sĩ phu, quan lại hưu trí tham gia vào “Hội đồng tu sửa Văn Miếu” như: Nguyễn Hữu Toản – cựu Tổng đốc Hà Đông, Nguyễn Hữu Đắc - cựu Án sát Hà Đông, Nguyễn Duy Nhiếp, Vũ Phạm Hàm - Đốc học, Đặng Đức Cường, Đỗ Văn Tâm, Dương Lâm, Nguyễn Hữu Toản, Trương Văn Thi, Vũ Văn Đàm …96

. Những thành viên này cũng với các một số quan lại người Việt khác như: Văn Minh điện Đại học sĩ, Quyền Kinh lược sứ Bắc kỳ Nguyễn Trọng Hợp, Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu, Vi Văn Định … là những người nhà Nho ít nhiều vẫn giữ được tinh thần dân tộc và đã có những đóng đáng kể trong việc bảo tồn Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 001 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)