song xung quanh đặt bài vị của cha mẹ Trình Tử, Chu Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử,
Nhan Tử, Tử Tư, Trương Tử...” (phụ lục ảnh 32). Theo bản đồ Văn Miếu Hà Nội
do các kiến trúc sư người Pháp thực hiện (bản đồ do Voyer vẽ ngày 2/3/1899, bản đồ L.Aurousseau đăng trên Tạp chí Đông Dương năm 1913, bản đồ do Louis Belzacier vẽ năm 1935) thì điện Khải Thánh bao gồm hai dãy nhà ngói, chạy song song, nằm ở giữa phần sân giáp bức tường phía Bắc; phía trước điện là chiếc sân lớn, hai bên đặt 4 chiếc nghiên mực cổ của trường Giám cũ; điện Khải Thánh có qui mô kiến trúc nhỏ hơn nhưng kết cấu thì gần giống với tòa nhà Bái đường và điện Đại Thành (xem sơ đồ 1.4 tr 34, 1.5 tr 36 và 3.1 tr 73).
Cũng tại khu vực này, ở giáp dải tường bao phía Tây Bắc, còn có thêm một ngôi điện thờ Mẫu. “Đó là miếu thờ bà Chúa Liễu Hạnh – người vốn là con gái của Ngọc Hoàng. Ngôi miếu này bị bức tường bao quanh che lấp và không có gì đặc biệt. Trên hương án bày các loại nón, hài, các vật làm bằng giấy, các
đồ thờ thường gặp dành cho các vị Thánh nữ 75” (phụ lục ảnh 35). Miếu Mẫu
do quan huyện Vĩnh Thuận (một người theo đồng cốt) cho xây dựng vào khoảng năm 188876. Ngày 13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 05 tháng 01 năm 1898, ông Nguyễn Trọng Hợp – người đứng đầu Hội đồng quản lý Văn Miếu đã gửi đơn yêu cầu Thị trưởng Hà Nội cho dỡ bỏ ngôi đền này77. Đến năm 2000, khi cho tu bổ, tôn tạo khu Thái Học, Ban dự án Thành phố Hà Nội cũng đã quyết định di chuyển điện Mẫu sang vị trí cạnh bức tường phía đông, giáp đường Nguyễn Thái Học78
nhưng cho đến tận nay, ngôi đền vẫn nằm nguyên tại vị trí cũ và thậm chí còn được tu sửa khang trang hơn, thờ tự đầy đủ hơn.
75
G.Dumoutier (1887), Le Temple royal confucéenne de Hà Nội (Đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội) Angero.Impr..A.Burdin et Cie, tr 16.
76Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp giữ gửi Thị trưởng Hà Nội ngày 13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 5 tháng 1 năm 1898), Phông Tòa Công sứ Hà Đông (No 2850, F97, tr 7), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.