Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám (2011) Kỷ yếu Hội nghị các Đơn vị quản lý Di tích Nho học Việt Nam, Công ty CP in và Thương mại HTC, tr 138.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 001 (Trang 45 - 46)

Nho học Việt Nam, Công ty CP in và Thương mại HTC, tr 138.

96Tờ trình ngày 02/07/1904 và Tờ trình ngày 31/07/1905 của Hội Đồng tu sửa Văn Miếu gửi Thị trưởng Hà Nội, Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No768, F94, tr 33, 44), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Nội, Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No768, F94, tr 33, 44), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội

Trên thực tế, hoạt động của Hội đồng quản lý Văn Miếu bị chính quyền giám sát khá chặt chẽ. Ngày 26/9/1934, H.Virgitti - Đốc lý Hà Nội gửi công văn số 4157D cho ông Đinh Văn Cam – Hội trưởng Hội đồng quản lý Văn Miếu yêu cầu báo cáo rõ về hoạt động của Hội đồng tại Văn Miếu theo biểu mẫu97

: - Hội đồng trị sự thành lập ngày nào?

- Hội đồng có những ai và trong năm có thay đổi gì không? - Hình trạng nhà và đất? Tên người tu hành hay thủ từ ở đấy?

- Tên những người thuê đất ở đây? Tiền cho thuê nhà, đất ấy, công cán một năm là bao nhiêu?

- Số tiền thu tất cả các khoản từ mồng 1 tháng giêng năm 1934 đến mồng 1 tháng 10 năm 1934 được bao nhiêu?

- Số tiền đã chi dùng: về việc lễ bái? về nhà cửa? về những người tu hành hay thủ từ? các điều khác?

Giải thích rõ hơn mục đích của yêu cầu này, Đốc lý Hà Nội viết: “Ngài lại cho bản chức biết tiểu sử của ngôi đình ấy, những việc tế lễ và ngày tế lễ ở đấy, những thiện nam, tín nữ, những người từ thiện giúp cho đình. Những người ấy có họp thành ban hội đồng hay không? Nói tóm lại, bản chức muốn biết những điều cần biết để xét đoán giá trị đình về phương diện tôn giáo và những việc cần

sửa sang để cảnh đình được phong quang thêm98

.

Những lời lẽ này cho thấy, bên ngoài người Pháp tỏ ra quan tâm đến Văn Miếu nhưng thực chất bên trong vẫn lo sợ người Việt lợi dụng hoạt động của Hội đồng quản lý Văn Miếu nói riêng và hội đồng tại các cơ sở tôn giáo ở Hà Nội nói chung để tụ tập, chống đối Chính phủ bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 001 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)