Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 96 - 101)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Kinh nghiệm

3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Trên cơ sở những thành tựu đáng ghi nhận đạt được và những hạn chế cần khắc phục, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015, có thể đúc rút một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế công nghiệp cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đồng thời biết vận dụng linh hoạt, phù hợp vào tình hình thực tiễn của địa phương.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng định hướng và quyết định mọi thắng lợi. Nhận thức sâu sắc được vai trò quan trọng của Đảng, do vậy Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn ý thức cần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh có đủ năng lực và uy tín lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra đồng thời luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của địa phương.

Theo đó, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, Chỉ thị đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn thông qua các chương trình, đê án hành động cụ thể để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Nhưng đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo chung cho toàn quốc, trong đó Thái Nguyên là một địa phương vùng trung du

miền núi phía Bắc, có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội. Do đó, Đảng bộ Thái Nguyên cần năng động, sáng tạo vào điều kiện cụ thể để tránh đi vào máy móc, thụ động, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên hoặc giáo điều, máy móc không phù hợp với thực tiễn địa phương.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cho thấy Đảng bộ tỉnh luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương. Nhờ vậy, trong 10 năm từ năm 2005 đến năm 2010, đặc biệt là những năm 2010-2015, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ, góp phần đưa Thái Nguyên vào nhóm 10 tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Trong điều kiện hiện nay, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đồng thời cần phải sâu sát vào cuộc sống của nhân dân để từ đó nắm vững tình hình thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ.

Thứ hai, phát triển kinh tế công nghiệp theo hướng toàn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.

Phát triển kinh tế công nghiệp theo hướng toàn diện là yêu cầu khách quan và tất yếu để xây dựng một cơ cấu kinh tế cân đối, hài hoà đồng thời tạo điều kiện cho các khu vực, các thành phần kinh tế hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Thái Nguyên chủ trương phát triển kinh tế theo hướng toàn diện, đa ngành, đa lĩnh vực song cần tập trung đầu tư có chiều sâu cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp có lợi thế nhằm tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế công nghiệp.

Để phát triển kinh tế công nghiệp toàn diện, Đảng bộ tỉnh có sự chỉ đạo phát triển hợp lý các ngành, nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tích cực.

Đồng thời, trong từng thời kỳ cụ thể, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Trong những năm 2005 đến năm 2015, Thái Nguyên ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp lắp ráp, chế tạo máy đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp, tạo ra sự thay đổi lớn cho kinh tế công nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, phát triển công nghiệp phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tập trung phát triển và mở rộng các KCN,CCN để thu hút đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp phát triển.

Như vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển một nền công nghiệp toàn diện, tuy nhiên không đầu tư dàn trải mà có chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình đó, Đảng bộ cần nâng cao năng lực canh tranh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển sản xuất các sản phẩm và các ngành công nghệ cao đồng thời luôn bám sát tình hình thực tiễn và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo nhanh nhạy, nắm chắc diễn biến tình hình, phát huy tối đa những thế mạnh và lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế công nghiệp một cách bền vững.

Thứ ba, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban, ngành các cấp.

Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và và vai trò quản lý của chính quyền địa phương là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến mọi thắng lợi của sự nghiệp CNH,HĐH và phát triển kinh tế công nghiệp. Trong những năm 2005- 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, tuy nhiên Thái Nguyên cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức có nguy cơ tụt hậu về kinh tế nếu như Đảng bộ tỉnh thiếu chủ trương, biện pháp để khắc phục những khó khăn, yếu kém đó. Chính vì vậy, Đảng bộ tỉnh cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo trên tất cả các

lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế công nghiệp để đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH,HĐH trước hết Đảng bộ Thái Nguyên cần nắm vững và bám sát chủ trương, đường lối của Đảng đồng thời chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh. Đây là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho Đảng bộ tỉnh định hướng đúng quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Cùng với đó, Đảng bộ phải đoàn kết, thống nhất gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để thấu hiểu những thuận lợi, khoá khăn trong sản xuất công nghiệp trên cơ sở đó thống nhất chủ trương, biện pháp lãnh đoạ cho phù hợp. Bên cạnh đó, để kinh tế công nghiệp của Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cần phải xây dựng tổ chức các cơ quan tham mưu, giúp việc, các cơ quan quản lý điều hành với cơ chế hoạt động khoa học. Vì vậy, Đảng bộ Thái Nguyên không ngững củng cố và kiện toàn Sở công thương, các Ban quản lý các KCN,CCN…đây chính là những bộ phận trực tiếp tham mưu, giúp Đảng bộ tỉnh xác lập chiến lực phát triển, định hướng phát triển và quy hoạch phát triển công nghiệp đồng thời là bộ phận tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp.

Cùng với đó, việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực cho các bộ lãnh đạo, quản lý công nghiệp phải được tiến hành liên tục, thường xuyên. Thực tế cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ tốt thì nơi đo kinh tế công nghiệp phát triển và ngược lại những nơi nào cán bộ quản lý yếu về chuyên môn, nghiệp vụ thì kinh tế công nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, cấp uỷ, chính quyền cần tăng cường nâng cao công tác bồi dưỡng cán bộ mọi mặt, chú trọng trình độ, nghiệp vụ quản lý linh tế, ứng dụng không học công nghệ để mỗi cán bộ thực sự là tấm gương sán trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Ngoài việc nâng cao năng lực quản lý, các cấp chính quyền đề ra chính sách đúng đắn, tuyển chọn cán bộ, đảng viên có đầy đủ năng lực, trình độ.Vấn đề nâng cao năng lực quản lý chính quyền là vấn đề

quan trọng và là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng và từng đảng viên gắn với xây dựng một nền hành chính địa phương dân chủ, trong sạch, vững mạnh.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tất cả các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đội ngũ trí thức hiểu rõ, hiểu đúng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung cũng như phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng. Từ đó, tạo sự tin tưởng của nhân dân vào sự lạnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ tư, phát huy nội lựcđồng thờitranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế công nghiệp.

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế công nghiệp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH. Đảng bộ Thái Nguyên muốn hoàn thành mục tiêu cần phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương với các nguồn lực khác để xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển cần phát huy sức mạnh tổng hợp giữa địa phương và trung ương, giữa trong nước và nước ngoài mới hoà nhập với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Phát triển kinh tế công nghiệp đòi hỏi cần phải có một nguồn nhân lực và vật lực rất lớn, do vậy phải huy động, kết hợp cả yếu tố nội lực của tỉnh với các nguồn lực bên ngoài, toạ sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.

Thái Nguyên đã phát huy cao độ nội lực của tỉnh như vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nhân lực dồi dào phát triển kinh tế công nghiệp đạt nhiều kết quả.Đồng thời, để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tỉnh Thái Nguyên đã cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế đầu tư, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, ban hành chính sahcs ưu đãi, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ vậy, Thái Nguyên trở thành tỉnh hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc phát huy cao độ nội lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh vẫn là nhân tố giữ vai trò quyết định, tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Hiện nay, Thái Nguyên đang đứng trước những thời cơ nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khắn, thử thách lớn đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nắm bắt được thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, phát huy sức mạnh nội lực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các tỉnh bạn để xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh phát triển công nghiệp hiện đại và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 96 - 101)