Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Về ưu điểm và nguyên nhân
* Về ưu điểm
Một là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thường xuyên bám sát tình hình từ đó có chủ trương và sự chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng và tiến hành CNH,HĐH nói chung. Tuy nhiên, từ thực trạng về phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước năm 2005 còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng, thế năng, thế mạnh của tỉnh. Do đó, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH trong những năm 2005- 2015, Đảng bộ tỉnh đã bám sát và quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CNH,HĐH và phát triển kinh tế công nghiệp từ đó vận dụng và có sự lãnh đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư mới, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, đề án về quy hoạch như: quyết định số 1009/QĐ “về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến năm 2020”, nghị quyết số 12/2009 về “thông qua quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, nghị quyết số 02/2011 về “thông qua đồ án quy hoạch chung tổ hợp Khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030”, quyết định số 17/2015 “về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vừng tỉnh Thái Nguyên”… đã thể hiện quan điểm rõ ràng của tỉnh về phát triển kinh tế công nghiệp từ đó giúp các doanh nghiệp có định hướng lâu dài, phù hợp để phát triển sản xuất.
Cùng với sự tích cực, chủ động trong công tác quy hoạch và sử dụng đất, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng và giao đất đúng tiến độ cho các nhà đầu tư.Tỉnh đã ban hành rõ đơn giá các loại đất, đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất đồng thời còn ban hành ưu đãi giá thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Căn
cứ vào tình hình thực tiễn, tỉnh đã có sự điều chỉnh giá bồi thường đất, thuê đất tạo sự hài hoà giữa người dân với chính quyền và doanh nghiệp. Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, công khai, minh bạch mọi thông tin về giá thuê đất, thủ tục đấu thầu trên trang thông tin điện tử của tỉnh qua đó thu hút điều nhiều nhà đầu tư góp phần tạo sự phát triển vượt bậc của kinh tế công nghiệp trong những năm 2005-2010.
Trên cơ sở thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến công. Tăng cường tuyên truyền cho công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh để cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, giới thiệu sản phảm và công nghệ, trao đổi học tập kinh nghiệm phát triển công nghiệp qua ấn phẩm “Bản tin công nghiệp Thái Nguyên” phát hành 12 số/năm. Cùng với đó tỉnh chú trọng tăng cường hoạt động có hiệu quả của Ban quản lý các KCN, trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp.Tăng cường đối thoại, tiếp xúc lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp, các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận đầu tư, xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Cùng với đó, trước tình hình thực tế phát triển CCN trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến mới: các CCN được hình thành ngày càng nhiều đòi hỏi công tác quản lý cần có những thay đổi cho phù hợp nên tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời ban hành “Quy chế quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Bên cạnh đó, để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Thái Nguyên chủ trương phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số ngành có lợi thế. Vì vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên đã có sự thay đổi hướng đầu tư, chuyển hướng ưu tiên đầu tư từ ngành công nghiệp luyện kim sang tập trung phát triển công nghiệp điện tử, chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp. Tỉnh coi đây là nhóm ngành quan trọng trong thây đổi cơ cấu nội ngành và là nhóm ngành ưu tiên số một trong phát triển kinh tế công nghiệp.Nhờ có sự chuyển hướng kịp thời, đã tạo nên sự thay đổi ngoạn mục trong nền kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng cần phải phát triển kinh tế công nghiệp làm động lực cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong vùng trung du miền núi Bắc bộ và trở thành trung tâm của vùng về phát triển công nghiệp nên mục tiêu phát triển công nghiệp Thái Nguyên là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH phù hợp với xu thế chung cả nước. Phát triển công nghiệp là điều kiện quyết định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH nền kinh tế của tỉnh.
Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Trước năm 2005, tỉnh Thái Nguyên có nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển công nghiệp. Tuy là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế công nghiệp như tài nguyên khoáng sản dồi dào, dân số lao động đông… nhưng kinh tế công nghiệp của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, tỷ lệ kinh tế công nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh chiếm tỷ lệ ít. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, lường được những khó khăn, bất lợi để lựa chọn hướng đi đúng đắn thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Nhận thức sâu sắc thực tiễn trên, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác định tiến trình và bước đi phải tiến hành theo hướng: “tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin gắn với việc hình thành tổ hợp công nghiệp, đồng thời từng bước hình thành các KCN, CCN tập trung có công nghệ cao” [103,tr.13]. Điều này cho thấy, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế, đánh giá đúng thực trạng khách quan, xác định đúng phương hướng,
bước đi trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH. Đồng thời, lựa chọn chính xác khâu đột phá là tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp.
Theo chủ trương trên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp. Tại đại hội đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (10/2010) đã xác định quyết tâm: “ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, góp phần thúc đẩy phát triển vùng trung du, miền núi Bắc Bộ”[22,tr.3].Để thực hiện mục tiêu này cần phải đầy mạnh CNH,HĐH tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn với hai nhiệm vụ cơ bản là đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn và đẩy nhanh công nghiệp hoá theo hướng hiện đại.
Chủ trương trên được cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 2564-QĐ của ban chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên về quy hoạch phát triển KCN,CNN, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015. Theo đó, Nghị quyết đã tiếp tục thể hiện sự thống nhất cao trong nhận thức khi xác định phương hướng: phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực trong đó tập trung vào một số ngành tỉnh có lợi thế, đồng thời phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững nhưng phải thân thiện với môi trường, phát huy nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.
Để tập trung mọi nguồn lực góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế công nghiệp, tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong nền kinh tế, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng đến thu hút đầu tư của nước ngoài. Để làm tốt công tác thu hút đầu tư, Thái Nguyên đã tập trung vào công tác cải cách thủ tục hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian làm thủ tục đầu tư, đồng thời nắm bắt những khó khăn phát sinh trong hoạt động để hỗ các doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng của thu hút đầu tư đối với phát triển kinh tế công nghiệp, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều Nghị quyết, quyết định, đề
án phù hợp với tình hình địa phương: đề án cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2006-2010, đề án cái thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2011-2015, nghị quyết về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh…Đặc biệt, tỉnh uỷ Thái Nguyên đã kịp thời có chính sách ưu đãi đầu tư riêng cho tổ hợp công nghệ cao Samsung được thể hiện trong Nghị quyết số 63/NQ-HĐND về “ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Nhờ đó, đã tạo ra được sự đột phá trong thu hút đầu tư, tạo ra sức bật cho nền kinh tế của tỉnh.
Trong chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển quan trọng là phát triển kinh tế công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tạo lập không gia kinh tế hài hoà, hiện đại và giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội.
Những chủ trương và sự chỉ đạo trên đây của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chính là sự vận dụng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về CNH,HĐH,về phát triển kinh tế công nghiệp vào thực tiễn địa phương. Nhìn chung, quá trình hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên đã được xây dựng một cách có hệ thống, đồng bộ và nhất quán, đồng thời có bước đi phù hợp theo các bước cơ bán sau: Một là, đã khuyến khích và tạo điều kiện mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế công nghiệp; đồng thời triển khai quy hoạch, xây dựng các KCN,CCN để làm tiền đề cho giai đoạn sau phát triển. Hai là, đã đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng các KCN,CCN đồng thời xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Ba là, tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp mũi nhọn, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển các KCN,CCN điều chỉnh thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn những nhà đầu tư có thương hiệu mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hướng tới các sản phẩm xuất khẩu tăng nguồn thu ngân sách.
Những kết quả đạt được từ năm 2005 đến năm 2015 về phát triển kinh tế công nghiệp đã khẳng định Đảng bộ Thái Nguyên đã xác định đúng tầm
quan trọng cần phải phát triển kinh tế công nghiệp làm đòn bẩy cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế toàn tỉnh.
Ba là, với sự lãnh đạo đúng đắn,kịp thời của Đảng bộ Thái Nguyên, kinh tế công nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên, kinh tế công nghiệp địa phương đã có bước phát triển rõ nét, là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội toàn tỉnh.
Thứ nhất, kinh tế công nghiệp tăng trưởng ở mức độ khá cao và mang tính liên tục.
Trong những năm 2005-2015, công nghiệp tỉnh Thái Nguyên luôn đạt nhịp độ tăng trưởng giữ vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế, bình quân đạt 12,1%/năm: Giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đạt 11,1% trong đó (công nghiệp tăng 14,91%, nông nghiệp tăng 4,14%, dịch vụ tăng 11,86%)[91,tr.4]. Giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đạt 13,1%/năm, trong đó ( công nghiệp tăng 45,5 %/năm, nông nghiệp tăng 4,8%/năm, dịch vụ tăng 8,4%/năm)[123,tr.3]. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tỉnh Thái Nguyên năm 2005 mới đạt 12.092 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 40.626 tỷ đồng[62,tr.10]. Trong đó, kinh tế công nghiệp năm 2015 chiếm đến một nửa tổng sản phẩm của toàn tỉnh đạt 22.614,9 tỷ đồng,gấp 5 lần năm 2005[62,tr.10]. TT Chỉ tiêu Tổng sản phẩm (tỷđồng,giá 2010) Chỉ số phát triển (năm trước bằng 100%) 2005 2010 2015 2005 2010 2015 Chung toàn tỉnh 2.092 21.466,1 40.626,7 109,28 110,42 125,2 1 Công nghiệp 4.189,7 8.485,5 22.614,9 110,69 113,11 145,5 2 Dịch vụ 4.193,3 8.418,9 12.103,2 111,92 111,16 108,4 3 Nông,lâm 3.709,0 4.561,7 5.908,6 104,98 104,65 104,8
Bảng 3.1. Bảng GRDP tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015
Thứ hai, cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành công nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ. Ngành công nghiệp năm 2005 mới chỉ chiếm 38,71% đến năm 2015 đã tăng lên 50%. Như vậy, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Biểu đồ so sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2015 so với năm 2005
Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015
Cơ cấu ngành công nghiệp đã khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương là nguồn nguyên liệu sẵn có, đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào. Thái Nguyên đã có sự điều chỉnh kịp thời trong phát triển các ngành công nghiệp, giai đoạn trước năm 2010, tập trung đầu tư chủ yếu vào ngành sản
năm 2005 công nghiệp dịch vụ nông, lâm nghiệp năm 2015 công nghiệp dịch vụ nông, lâm nghiệp nghiêp, thuỷ sản
xuất kim loại thì sau năm 2010 đã chuyển hướng đầu tư chủ yếu sang ngành chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp. Vì vậy, tỷ trọng ngành sản xuất kim loại giảm dần (từ 65,4% năm 2005 xuống 4,77 năm 2015), đa số tỷ trọng các ngành năm 2015 đều giảm so với năm 2005 do ngành chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp gần đây có bước phát triển đột phá (tỷ trọng các ngành này đã tăng từ 8,0% năm 2005 lên 91,95% năm 2015)... Tính tổng 02 nhóm ngành công nghiệp truyền thống lớn của tỉnh là sản xuất kim loại và khoáng phi kim loại hiện đã giảm dần tỷ trọng (từ 73,6% năm 2005 xuống 6% năm 2015). Đây là xu thể chuyển dịch, tái cấu trúc theo hướng tiến bộ.
Bảng 3.3. Bảng giá trị từng nhóm ngành công nghiệp TT Cơ cấu ngành công nghiệp
(%)
2005 2010 2015
1 Công nghiệp sản xuất kim loại 65,4 55,2 4,77
2 Sản phẩm từ khoáng phi kim loại 8,2 11 1,14
3 Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp
8 7 91,95
4 Công nghiệp khai khoáng 5,5 4,6 0,27
5 Dệt, may, da giấy 1,4 2,8 0,41
6 Công nghiệp hoá chất,sản xuất thuốc
3,9 4,2 0,37
7 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống
3,6 4,4 0,42
8 Công nghiệp sản xuất phân phối điện
1,4 2,6 0,28
9 Chế biến gỗ, giấy 2,0 2,4 0,3
10 Cung cấp nước, quản lý và xử lý chất thải
0,7 0,9 0,08
11 Công nghiệp khác 0,2 0,1 0,02
Cơ cấu thành phần có sự chuyển biến mạnh với sự tham gia ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh