Chỉđạo đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 67 - 78)

2.1.1 .Những yếu tố tác động

2.2. Đảng bộ tỉnh TháiNguyên chỉđạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công

2.2.2. Chỉđạo đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công

nghiệp

2.2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư

Thái Nguyên xác định cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vì đây là khâu đột phá tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế công nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, công tác thu hút đầu tư được Đảng bộ đặc biệt quan tâm.

Ngày 10 tháng 6 năm 2014, chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định Ban hành quy định về quản lý vốn ứng trước và ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư dự án có sự dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện chiến lược về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, lấy thu hút đầu tư làm đòn bẩy kinh tế. Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 26 dự án FDI, với số vốn đăng ký 133 triệu USD. Đến năm 2015, tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 86 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 7,1 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt trên 75% tổng vốn đăng ký[64,tr.43].

Đề án cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 là sự lựa chọn đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền tỉnh. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVIII… Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án“Cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2011 - 2015”.Theo đó,TháiNguyên chỉ đạo đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và bồi thường giải phóng mặt bằng ; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính đó là hoàn thiện các quy định pháp lý, xây dựng các cơ chế chính sách

về đầu tư của tỉnh, hoàn thiện các thủ tục hành chính đồng bộ ở các ngành, các cấp; tăng cường hiệu quả hoạt động một cửa, một cửa liên thông. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức để lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư[93,tr.16].

Ngày 15-11-2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ- UBND Quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo nội dung quyết định, bên cạnh việc hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…. và các quy định pháp luật khác có liên quan, khi thực hiện hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư còn được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh như: Hỗ trợ về đất đai và kết cấu hạ tầng (thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện đầu tư,hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án); hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư; hỗ trợ xúc tiến thương mại...Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác như: ưu đãi về giá thuê đất và miễn tiền thuê đất; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ về chuyển giao, ứng dụng công nghệ[105,tr.8].

Nhận thấy thu hút được tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên) và xây dựng trở thành cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp nước ngoài vào Thái Nguyên. Tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh các chính sách ưu đãi đầu tư với tập đoàn Samsung. HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 63/NQ-HĐND về ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên- giai đoạn 2 của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại KCN Yên Bình. Theo đó, tỉnh sẽ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm, hỗ trợ tiền thuê hạ tầng…Sự có mặt của Samsung đã tạo ra diện mạo mới, góp phần nâng giá trị sản xuất cho ngành công nghiệp. Hiện nay, trung bình mỗi năm

Samsung Thái Nguyên sản xuất từ 80 đến 100 triệu sản phẩm, đạt giá trị xuất khẩu từ 15 đến 20 tỷ USD, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Thái Nguyên đã từng bước hình thành cụm ngành công nghiệp công nghệ cao góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp từ khai thác, chế biến thô sang công nghiệp lắp ráp, chế tạo công nghệ cao. Cũng chính nhờ có sản phẩm xuất khẩu mới là điện tử của Samsung, và các sản phẩm mới khác như đa kim của Núi Pháo nên giá trị xuất khẩu của tỉnh bình quân 5 năm tăng 168%, vượt xa so với mục tiêu đề ra.

Đồng thời với thực hiện Đề án cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2010-2015, thể chế hóa và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tỉnh chỉ đạo đặc biệt chú trọng cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhận thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư, từ năm 2012 tỉnh đã tập trung cao độ cho cải thiện năng lực điều hành của các cấp chính quyền. Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị yêu cầu đặt ra là tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó tập trung cải thiện những chỉ số thành phần còn đạt thấp, duy trì và phát huy những chỉ số vượt trội, đồng thời chấn chỉnh lề lối làm việc, tác phong, thái độ của cán bộ công quyền. Thái Nguyên đã thành lập Ban Chỉ đạo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, quán triệt tới tất cả các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh quyết tâm thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm nhanh chóng cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xóa bỏ rào cản về thủ tục hành chính, trong sạch môi trường đầu tư. Nhờ vậy, ngay trong năm 2012, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đã vượt tới 40 bậc so với năm 2011 để đứng ở vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng. Thái Nguyên được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (đơn vị đồng tổ chức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) đánh giá là một trong số ít tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt. Năm 2013, Thái Nguyên đứng ở vị trí 25. Đến năm 2014, trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cả nước, tỉnh đã đột phá vươn lên vị trí thứ 8. Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh cả về

số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn, trở thành lực hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp

Giai đoạn 2005-2010, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, do đó trong giai đoạn 2010-2015, chủ trương tỉnh uỷ đã yêu cầu: song song phát triển công nghiệp theo chiều rộng, đa dạng hóa các mặt hàng công nghiệp, phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng ngành công nghiệp chế tạo, tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ chế biến và tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành.

Công nghiệp luyện kim

UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án lớn về luyện kim đen và luyện kim mầu đang đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào sản xuất đúng tiến độ như: Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Công ty TNHH NN MTV Kim Loại màu Thái Nguyên, Công ty kim loại màu Việt – Bắc, Công ty cổ phần luyện kim đen …. Còn các nhà máy hiện có trên địa bàn tỉnh chỉ đạo cần có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đầu tư vào ngành luyện kim để sản xuất các sản phẩm luyện kim cao cấp mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường.

Phát triển ngành sản xuất kim loại trên cơ sở phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có và đúng với quy hoạch chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

Công nghiệp cơ khí

Ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp được định hướng ưu tiên phát triển số 1 của tỉnh, là ngành quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2015.

Tỉnh chỉ đạo phát triển công nghiệp cơ khí gắn với phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là với công nghiệp sản xuất kim loại, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ, ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn đa quốc gia.

Phát triển cơ khí đáp ứng cơ bản các nhu cầu của tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn (dụng cụ, nông cụ cầm tay và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy và thiết bị); đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo phân công của ngành cơ khí vùng và cả nước (đặc biệt là sản phẩm động cơ điêzen đến 400 sức ngựa và các loại dụng cụ, phụ tùng); từng bước sản xuất một số sản phẩm, vật tư, phụ tùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng.

Xác định đây là ngành công nghiệp phụ trợ cần được ưu đãi đặc biệt cho phát triển; toàn bộ đầu tư mới đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại; đầu tư có trọng điểm, tập trung, không dàn trải nhằm phục vụ cho sản xuất. Máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị chế biến bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng.Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Để đáp ứng được nhu cầu trên, tỉnh đã chuyên môn hoá, phân công sản xuất như sau:

Các KCN thuộc Sông Công và Phổ Yên: sản xuất và lắp ráp động cơ diesel, xe tải nhẹ và xe nông dụng, sản xuất và lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng; thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ôtô các loại; trục động cơ diesel, hộp số máy kéo-ôtô; sản xuất công cụ, dụng cụ...

Các KCN thuộc thành phố Thái Nguyên: sản xuất thiết bị cán-kéo thép (cán thép tấm, thép hình), thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại.

Các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện: chủ yếu là các xưởng sửa chữa cơ khí, ngoài ra còn sản xuất các loại thiết bị chế biến nông, lâm sản cỡ nhỏ và vừa; thiết bị bảo quản sau thu hoạch.

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản, vì vậy đây là ngành có thế mạnh của tỉnh.

Giai đoạn này tỉnh chỉ đạo tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như quặng: Sắt, Thiếc, Volfram …và có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại trong chế biến sâu. Đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Không xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khoáng sản thô.

Với mục đích phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của tỉnh và đúng quy hoạch khai thác chế biến các loại khoáng sản, tỉnh đã ra Nghị quyết số 69/2005/NQ-HĐND thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 , tầm nhìn năm 2020. Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo cần chế biến sâu khoáng sản nên đầu tư tập trung ở một số CCN như: Trúc Mai, Quang Trung- Chí Son, Phú Lạc, Động Đạt …

Đa dạng hóa quy mô khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở không lãng phí tài nguyên và có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới. Vì vậy, ngày 14 tháng 5 năm 2015, chủ tịch tỉnh Dương Ngọc Long đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản tỉnh Thái Nguyên.

Tỉnh chỉ đạo khai thác và chế biến khoáng sản nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy UBND tỉnh đã có quyết định về việc phê duyệt đề án Đánh giá mức độ ô nhiềm môi trường do hoạt động khai thác và chế biến

khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên năm 2015 và HĐND tỉnh có Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND về điều chỉnh thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng lớn hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất như: Xi măng Thái Nguyên (1,5 triệu tấn/năm), La Hiên (0,75 triệu tấn/năm), Quan Triều đi vào sản xuất quý IV – 2010 (0,77 triệu tấn/năm); gạch ceramic của Công ty cổ phần Prime, gạch tuynen, gạch không nung, đá ốp lát …

Trong các khu, CCN trên địa bàn tiếp tục thu hút đầu tư các dự án lớn sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến như: đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa, xi măng cao dolomit, sản xuất gạch tuynen, gạch không nung, gạch ceramic, tấm lợp sinh thái- chịu nhiệt và cách nhiệt …. Các dự án đầu tư sản xuất gốm, sứ cao cấp tại CCN Phú Lạc, Đại Từ.

Công nghiệp dệt may-da giày

Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở may công nghiệp hiện có: Từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng nhằm giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp.

Đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm và các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn chuyên gia hàng xuất khẩu, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các KCN: Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy.

Đối với các CCN tổ chức các loại hình sản xuất giày, dép, may công nghiệp với mục đích giải quyết lao động việc làm tại chỗ và sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất khẩu.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động như: Giấy Hoàng Văn Thụ, giấy Sông Công, Nhà máy ván dăm Lưu Xá và các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ dùng văn phòng, gỗ nội thất … đảm bảo phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh về các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống đã được hoạch định theo hướng chuyên canh để có phương án phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 67 - 78)