Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Kinh nghiệm
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉđạo thực hiện
Thứ nhất, phải sâu sát nắm vững tình hình địa phương từ đó có những chỉ đạo kịp thời, sát sao và hiệu quả trong phát triển kinh tế công nghiệp.
Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần kiên trì, bám sát những vấn đề có tính chiến lược đồng thời cần lựa chọn và tổ chức chỉ đạo quyết liệt tạo sự chuyển biến rõ rệt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu phát triển nhanh và bền vững về kinh tế công nghiệp. Bên cạnh đó, luôn luôn bám sát, đi sâu tìm hiểu cuộc sống người dân, hoạt động của doanh nghiệp để nắm vững tình hình địa phương để có chỉ đạo kịp thời, sát sao. Song song với đó, cần xác định đúng mục tiêu, biện pháp và tập trung chỉ đạo theo các bước đi thích hợp trong từng giai đoạn, xác định mục tiêu ngắn hạn và chiến lược, trong đó chỉ ra được những vấn đề trọng điểm, khâu then chốt và những việc cần giải quyết ngay và dứt điểm là nhân tô thành công trong chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp.
Thứ hai, phát triển kinh tế công nghiệp phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong các khâu đột phá giúp kinh tế công nghiệp của tỉnh phát triển. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần phải xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh gắn với phát triển vùng và của các địa phương, lựa chọn những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan toản lớn để ưu tiên tập trung đầu tư. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc, mặt bằng cho xây dựng công nghiệp…Đây là yếu tố quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư góp phần phát triển kinh tế công nghiệp. Về hệ thống giao thông ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, gắn phát triển mạng lưới giao thông của Thái
Nguyên với các tỉnh trong vùng là yếu tố tiền đề quan trọng hàng đầu để gia tăng mối giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong cả nước nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh.Hệ thống điện, nước cũng cần phải xây dựng nhanh chóng.Mạng lưới điện, nước cũng cần xây dựng nhanh chóng phục vụ kịp thời cho sự phát triển và mở rộng ngày càng nhanh của các KCN,CCN. Vì vậy, tỉnh cần rà soát và triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển lưới điện, trong đó chú trọng cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải điện đảm bảo cung cấp ổn định và có chất lượng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo an toàn và giảm tổn thất điện năng.Công tác giải phóng mặt bằng và thông tin liên lạc cũng rất quan trọng. Tốc độ xây dựng các KCN, CCN có kịp tiến độ đề ra hay không là do công tác giải phóng mặt bằng quyết định. Mặt bằng để xây dựng công nghiệp đa số là chuyển đổi từ đất nông nghiệp nên công tác đền bù cho hộ nông dân cần được coi trọng, Đảng bộ Thái Nguyên cần giám sát chặt chẽ quá trình đền bù tránh tình trạng các doanh nghiệp gian lận, bớt giá tiền đến bù cho người dân để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng.
Thứ ba, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho phát triển kinh tế công nghiệp.
Cải cách hành chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. Đây là một trong ba khâu đột phá nhằm thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, vìvậy, công tác cải cách hành chính được Đảng bộ Thái Nguyên đặc biệt quan tâm, chú trọng. Mấu chốt của vấn đề này là đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và một cửa liên thông, công khai, minh bạch các thông tin nhằm rút ngắn thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, tuy chủ trương, chính sách phát triển đã được xác định, song nếu thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà sẽ làm cản trở thu hút các nhà đầu tư, gây lãng phí thời gian và kinh phí dẫn đến chậm tiến độ thực hiên các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu “xây dựng hệ thống hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại”, Thái Nguyên cần tăng cường công tác cải cách hành
chính đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp.
Cùng với công tác chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, Đảng bộ Thái Nguyên cũng cần cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày một tốt hơn, bởi môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hợt động của doanh nghiệp. Vì thế tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp là trách nhiệm của tỉnh, đồng thời Thái Nguyên cũng mong muốn các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận khi đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Nhờ vậy, Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư của cả nước, nâng cao được chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, lọt tốp 10 tỉnh đứng đầu về thu hút đầu tư.
Thứ tư,phát triển kinh tế công nghiệp bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN,CCN, cơ sở sản xuất công nghiệp đã có những tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Xác định phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo. Do đó, để phát triển kinh tế công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo môi trường sinh thái, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có những chỉ đạo trong việc lập kế hoạch quy hoạch, rà soát và xử lý rác thái tránh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Hiện nay, để phát triển kinh tế công nghiệp bền vững thì Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng các quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, các phương án dự phòng, ứng phó với sự cố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ đúng quy định về an toàn môi trường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thứ năm, phát triển kinh tế công nghiệp phải gắn liền với phát huy dân chủ, tạo môi trường ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thực tiễn đã chứng minh việc phát huy dân chủ trong Đảng và nhân dân là điều kiện để thống nhất ý chí và hành động trong các mục tiêu phát triển kinh tế, từ đó Đảng bộ có chủ trương, chỉ đạo phù hợp. Trên cơ sở đó, mới tập trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu quả của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế để đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiền để vững chức để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế công nghiệp cần phải đảm bảo môi trường ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chỉ có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư, tạo tâm lý an tâm sản xuất cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Mặc dù vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần được quan tâm giải quyết:
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn nữa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về sự nghiệp CNH, HĐH nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế toàn diện, phát triển kinh tế công nghiệp bền vững.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự nhất trí, thông nhất giữa chính quyền với nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Thứ ba, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần khai thác và phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản dồi dào, nguồn lao động lớn nhưng trong những năm qua tỉnh chưa chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Thứ tư, Đảng bộ tỉnh cần tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh hơn việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ kịp thời sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế cũng như phục vụ cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt hơn.
Thứ năm, để phát triển nền kinh tế công nghiệp bền vững cần phải vừa phát triển kinh tế công nghiệp nhưng cũng cần đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.
Những thành tựu và kinh nghiệm trên là hành trang quý báu để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra góp phần đưa Thái Nguyên ngày một gần hơn thành tình công nghiệp hiện đại.
Tiểu kết chƣơng 3
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, sự nghiệp phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu: Đảng bộ thường xuyên bám sát tình hình từ đó có sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời với tình hình thực tiễn địa phương; đã nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của phát triển kinh tế công nghiệp; kinh tế công nghiệp đạt kết quả to lớn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệpcũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo vẫn đôi khi chưa thật sự sâu sát, kịp thời; chưa khai thác và phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; trong công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế.
Từ thực tiễn sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đúc rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu như sau: Đảng bộ phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế công nghiệp, từ đó vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương; tăng cường, giữa vững sự lãnh đạo của Đảng và kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành địa phương.
Trên cơ sở nhận xét, đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân trong sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015 rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu có giá trị tham khảo trong công cuộc lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Thái Nguyên là một trong những địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào và có nhiều tiềm năng về tự nhiên và xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế công nghiệp. Quán triệt chủ trương của Đảng, nhận thức sâu sắc vai trò và yêu cầu khách quan cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế và cả những khó khăn của địa phương, Đảng bộ Thái Nguyên đã nhận thức đúng tầm quan trọng cần phải phát triển kinh tế công nghiệp, coi đó là động lực của phát triển kinh tế toàn tỉnh. Các kỳ Đại hội Đảng bộ tổ chức trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015, đã để ra chủ trương, định hướng, mục tiêu, biện pháp phát triển công nghiệp mang tính đúng đắn,toàn diện,khách quan, bền vững, gắn phát triển kinh tế công nghiệp với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của tỉnh. Những chủ trương, định hướng của Đảng bộ Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và vận dụng đúng đắn vào thực tiễn địa phương.
2. Sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015 được chia thành hai thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất từ năm 2005 đến năm 2015, đây là thời kỳ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quy hoạch, xây dựng các KCN,CCN và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho kinh tế công nghiệp. Nhận thức được rằng các KCN, CCN chính là tiền đề để phát triển nhanh nền kinh tế công nghiệp, vì vậy Đảng bộ Thái Nguyên rất chú trọng vào quy hoạch và xây dựng các KCN,CCN. Đồng thời, để kinh tế công nghiệp phát triển không thể thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên Đảng bộ đã huy động mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Thời kỳ thứ hai từ năm 2011 đến năm 2015, trên cơ sở những điều kiện đã được chuẩn bị từ thời kỳ trước, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, quy hoạch các KCN,CCN và hoàn thành các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, thời kỳ này Đảng bộ Thái Nguyên tập trung chuyên sâu vào công tác thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN, CCN. Chú trọng đầu tư vào các sản phảm có lợi thế cạnh tranh, có giá trị cao như điện tử, cơ khí, lắp ráp.
Như vậy, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp tại địa phương.
3. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắncủa Đảng bộ Thái Nguyên, kinh tế công nghiệp tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu. Ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp theo hướng tích cực, giái trị sản xuất công nghiệp của các ngành công nghệ cao, hiện đại như điện tử, lắp rắp chiếm tỷ lệ lớn. Sự ra đời của các KCN, CCN với vai trò là hạt nhân kinh tế tạo nên bước nhảy vọt của kinh tế toàn tỉnh đồng thời góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với những thành tựu to lớn mà Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đạt được từ năm 2005 đến năm 2015 sẽ là cơ sở, động lực thúc đẩy kinh tế công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa, sớm đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
4. Bên cạnh những kết quả đạt được, sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015 cũng bộ lộ một số hạn chế. Công tác lãnh đạo đôi khi chưa thật sự sâu sát, triệt để, kịp thời. Kinh tế công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Công nghiệp mới chủ yếu phát triển trên bề rộng, quy mô các doanh nghiệp chủ yếu còn nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
5. Từ thực tiễn sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015 để lại nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương là cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. Đảng bộ cần tranh thủ và phát huy cả nội lực và ngoại lực. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ cần có chỉ đạo sát sao,