Chỉđạo đẩy mạnhquy hoạch tổng thể,xây dựng khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 58 - 67)

2.1.1 .Những yếu tố tác động

2.2. Đảng bộ tỉnh TháiNguyên chỉđạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công

2.2.1. Chỉđạo đẩy mạnhquy hoạch tổng thể,xây dựng khu, cụm công nghiệp

nghiệp và cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế công nghiệp

2.2.1.1. Chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch tổng thế, xây dựng khu, cụm công nghiệp

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, các cấp bộ đảng đã đẩy mạnh bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế công nghiệp.

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006- 2010, bộc lộ một số điểm chưa hợp lý.Vì vậy, UBND tỉnh đã ra quyết định số 341/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Đến năm 2020 đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Phấn đấu mức GDP bình quân đầu người của tỉnh đến năm 2015 bằng và đến năm 2020 cao hơn mức bình quân chung của cả nước”[92,tr.3] vì vậy cần“phát

triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực trong đó ưu tiên vào những ngành tỉnh có lợi thế; chú trọng chất lượng tăng trưởng GDP của ngành; phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, thân thiện với môi trường; khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng”[92,tr.1].

Trong bản điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đã chủ trọng phát triển công nghiệp theo hướng đa ngành nghề, đặc biệt chú trọng phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng tăng ngành công nghiệp chế tạo, nâng cao trình độ công nghiệp chế biến.

UBND tỉnh đã xây dựng phương án phát triển công nghiệp chung và từng nhóm ngành công nghiệp cụ thể đến năm 2015 như sau:

Chỉ tiêu tổng hợp ngành công nghiệp của tỉnh đến 2015

tt Chỉ tiêu 2006-2010 2011-2015

1 Tăng trưởng GTSX CN (%/năm) 18,7 20

2 Tốc độ tăng và SXCN (%/năm) 14,9 16 3 2010 2015 4 Giá trị SXCN (Tỷ đồng-CĐ94) 12.200 30.000 5 Tốc độ tăng và SXCN (Tỷ đồng- CĐ94) 2.430,9 5.105,7 Nguồn: [92, tr.5]

Phát triển từng nhóm ngành Công nghiệp của Tỉnh đến 2015

TT Nhóm ngành 2005 (Tỷ đồng) 2010 (Tỷ đồng) 2015 (Tỷ đồng) Tổng giá trị SXCN 5.175,6 12.200 30.000 A Nhóm ngành công nghiệp 5.175,6 12.200 30.000

1 CN chế tạo máy, điện tử, gia công KL và cơ khí lắp ráp

723,7 2.178 6.700

lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng

3 CN sản xuất VLXD 854,1 2.733 6.700

4 CN sản xuất kim loại 2.326,8 3.900 7.800

5 Công nghiệp KT&CB

khoáng sản 228,4 380 1.300 6 CN điện nước và xử lý chất thải 414,8 1.000 1.800 7 CN hóa chất 4,1 24 100 8 CN khác 138,4 500 500

B Cơ cấu nội ngành công nghiệp(%)

100 100 100

1 CN chế tạo máy, điện tử, gia công KL và cơ khí lắp ráp (%) 14,0 17,9 22,3 2 CN nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (%) 9,4 12,2 10 7,0 3 CN sản xuất VLXD (%) 16,5 22,4 22,3

4 CN sản xuất kim loại (%) 45,0 32,0 26,0

5 Công nghiệp KT&CB

khoáng sản (%) 4,4 3,1 4,3 6 CN điện nước và xử lý chất thải (%) 8,0 8,2 6,0 7 CN hóa chất (%) 0,1 0,2 0,3 8 CN khác (%) 2,7 4 1,7 Nguồn: [92, tr.7]

Nếu như ở quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 ngành luyện kim là ngành được ưu tiên phát triển số 1, thì đến giai đoạn này

đã có sự điều chỉnh thành “ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp được định hướng ưu tiên phát triển số 1 của tỉnh, là ngành quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2015” [92,tr.4] .

Như vậy, UBND tỉnh đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020. Đây là sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với sự phát triển chung của cả nước.

Trên cơ sở Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ngày 26 tháng 4 năm 2013 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh xây dựng quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên, đến ngày 24 tháng 6 năm 2015, UBND đã ra quyết định số 17/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Quy hoạch tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu xây dựng Thái Nguyên “là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến”[122,tr.1].

Tỉnh ủy cũng yêu cầu trong quy hoạch cần có định hướng phát triển không gian vùng. Theo đó, toàn tỉnh Thái Nguyên được chia thành 4 vùng không gian.

Vùng đô thị-công nghiệp-dịch vụ (vùng trung tâm) bao gồm: thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, thành phố Sông Công, một phần phía tây của huyện Phú Bình, một phần phía đông của thị xã Phổ Yên. Là vùng không gian xây dựng tập trung về đô thị, dịch vụ, tổ hợp công nghiệp cấp quốc gia và vùng.

Vùng phát triển hỗn hợp gồm: huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương và một số xã của huyện Đại Từ. Là vùng không gian phát triển hỗn hợp như công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản,phát triển dịch vụ, sản xuất chè.

Vùng du lịch phía Tây gồm: huyên Định Hóa và một số xã của huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên. Là vùng chủ đạo phát triển không gian dịch vụ du

lịch, không gian bảo tồn di tích lịch sử cách mạng mà cảnh quan, sinh thái tự nhiên.

Vùng sinh thái phía Đông (huyện Võ Nhai) là vùng bảo vệ rừng quốc gia, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.Sản xuất nông lâm nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; khia thác vật liệu xây dựng.

Ngoài quy hoạch vùng không gian, tỉnh ủy cũng chỉ đạo cần xác định thêm vùng kinh tế động lực. Vì vậy, phát triển vùng trung tâm là trung tâm động lực tăng trưởng chủ đạo cuá tỉnh gắn kết với 3 phân vùng chức năng là vùng phát triển hỗn hợp, vùng du lịch phía tây, vùng sinh thái phía đông. Đồng thời, hình thành 2 trục động lực chủ đạo (cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên- Bắc Kạn, tuyến đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội) phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ gắn với những không gian động lực (Tổ hợp sam sung thái Nguyên; khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc).

Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung ưu tiên đầu tư phát triển không gian động lực với tổ hợp Yên Bình là hạt nhân và là dự án khu tổ hợp công nghệ cao sam sung; khai thác khoáng sản trọng tâm là mỏ Núi Pháo, cụm mỏ Trại Cau-Linh Sơn-Tiến Sơn-Tiến Bộ ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ.

Bên cạnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể gắn liền với phát triển kinh tế công nghiệp, Đảng bộ Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, phát triển các KCN, CCN trên địa bàn.

Giai đoạn 2005-2010, công tác quy hoạch, xây dựng các KCN, CCN của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khằng định chủ trương của Đảng bộ là đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển các KCN, CCN vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót như: chất lượng hiệu quả đầu tư chưa cao, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu do doanh nghiệp tự thực hiện với người dân nên nhiều nơi chưa đáp ứng đúng tiến độ, cơ sở hạ tầng ở KCN, CCN chưa được hoàn thiện, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Thái Nguyên là thuận lợi, nhưng quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, lúng túng.

Để giải quyết những hạn chế, thiếu sót của giai đoạn trước, tỉnh uỷ Thái Nguyên đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng KCN, CCN đã được quy hoạch, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, khu tái định cư, thương mại, dịch vụ ngoài hàng rào đảm bảo đồng bộ phát huy hiệu quả. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các KCN, CCN và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đã được quy hoạch.

Theo đó, ngày 28 tháng 5 năm 2012, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Chỉ thị số 13/CT-UBND về tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, tỉnh uỷ chỉ đạo:“tiếp tục tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, làm tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đồng thời tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư” [99,tr.2].

Cùng với đó, với định hướng phát triển KCN, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, cơ sở hạ tầng trong các KCN một cách đồng bộ. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN theo hướng lựa chọn các dự án có công nghệ cao và công nghệ phụ trợ. Đến năm 2015, tỉnh chỉ đạo tiếp tục giữ ổn định danh mục 6 KCN đã được Thủ tướng chính phủ chấp nhận, xem xét điều chỉnh lại diện tích giữa các KCN cho phù hợp theo nguyên tắc tổng diện tích sau khi điều chỉnh không lớn hơn tổng diện tích đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đổi với CCN, UBND tỉnh chỉ đạo giữ nguyên và tiếp tục hoàn thành các CCN dã được quy hoạch chi tiết.

Đồng thời, để đảm bảo phát triển hài hoà giữa kinh tế công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo môi trường trong lành, Đảng bộ tỉnh đã ra quyết định về “quy định quản lý hoạt động thoát nước tại các khu đô thị, khu công nghệp, cụm công nghệp, khu dân cư..”.

2.2.1.2. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng đối với phát triển công nghiệp, tỉnh đã xây dựng nhiều đề án, chương trình hành động.

Trước tiên, Ngày 26, tháng 4 năm 2013, Đảng bộ tỉnh đã thông qua Chương trình hành động “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ mục tiêu

xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh Công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”. Chương trình hành động này đã được HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện, đồng thời cũng là đơn vị tổ chức thưc hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả với HĐND tỉnh.

Chương trình hành động đã xác định nhiêm vụ trọng tâm, những định hướng lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền công nghiệp gắn với phát triển vùng và địa phương.

Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông-vận tải

Hệ thống hạ tầng giao thông- vận tải được coi là điểm nghẽn ảnh hướng trực tiếp tới quá trình phát triển công nghiệp cũng như đi lại của nhân dân.

Về đường quốc lộ: trong giai đoạn 2010-2015 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành tuyến QL3 mới Thái Nguyên-Hà Nội vào năm 2014; ưu tiên hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp đường QL3 cũ vào năm 2014, kiến nghị các Bộ ngành trung ương thực hiện các dự án Đường Hồ Chí Minh, đường vành đai V Hà Nội, đường quốc lộ 37.

Về hệ thông đường tỉnh: ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường gom đường QL3 mới Hà Nội- Thái Nguyên đoạn qua KCN Yên Bình, cải tạo tuyến đường ĐT 266, ĐT 261 nhằm kết nối KCN, CCN với hệ thống đường Quốc lộ; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng tuyến đường vành đại I, vành đai II.

Về hệ thống đường giao thông đô thị: cải tạo nâng cấp mở rộng hệ thống đường nội đô, thí điểm làm các đường nội đô bằng bê tông xi măng, nối giao thông khu vực và các tuyến đường cửa ngõ của tỉnh. Xây dựng các cầu quan trọng qua sông Cầu để phát triển mở rộng thành phố.

Về hệ thống đường sắt: nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên; Thái Nguyên- Núi Hồng kéo dài sang Tuyên Quang, Thái Nguyên-Kép-Lưu Xá tạo liên hết trong khu vực.

Đồng thời, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, tỉnh Thái Nguyên cụ thể hóa một bước về phát tiển kết cấu hạ tầng. Tỉnh đã phối hợp

với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành đầu tư xây dựng đường quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên vào đầu năm 2014, tiếp tục cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 cũ thành 4 làn xe đã cơ bản hoàn thành tạo điều kiện giao thương từ Hà Nội lên Thái Nguyên và đi các địa phương khu vực miền núi phía Bắc, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân.

Về hệ thống bến bãi: đầu tư xây dựng bến xe khách Trung Tâm, bến xa khách phía nam và phía bắc thành phố Thái Nguyên, bến xe khách trung tâm các huyện, thị, đồng thời hoàn thiện các tuyến xe buýt, trạm đỗ xe, điểm đỗ xe tính ở các trung tâm, huyện, thị để từng bước đưa hoạt động vận tải vào nền nếp.

Đối với hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

Đảng bộ Thái Nguyên chỉ đạo ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như dự án mở rộng công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, mỏ đa kim Núi Pháo; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào kết nối đến khu, CCN tạo sự đồng bộ hạ tầng bên trong và ngoài khu công nghiệp, CCN; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy, KCN Quyết Thắng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN Sông Công, đảm bảo duy trì thường xuyên từ 30-50 ha đất sạch có hạ tầng đồng bộ, nhằm thu hút các nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật lĩnh vực phụ trợ điện, nước.

Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng rất chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng phụ trợ.

Đảng bộ tập trung chỉ đạo xây dựng, rà soát và hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển điện lưới tỉnh đến năm 2020, trong đó chú trọng việc ngầm hóa lưới điện khu vực trung tâm thành phố, thị xã; đầu tư lưới điện trung áp đến chân hàng rào các KCN, CCN theo thứ tự ưu tiên cho vị trí đặc biệt để thu hút những dự án trọng điểm, đồng thời chỉ đạo thực hiện chương trình nâng cấp, cải tạo lưới điện nông thôn giai đoạn 2012-2015.

Trong giai đoạn này tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nhà máy nhiệt điện An Khánh và đã khánh thành giữa năm 2015 góp phần hòa trung vào lưới điện quốc gia. Song songvới đó, điện lực miền Bắc đã quyết định cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó tập trung đầu tư hệ thống điện 220KV từ Hiệp Hòa, huyện Phú Bình sang huyện Phổ Yên, Sông Công để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển các KCN. Ngoài quan tâm phát triển hệ thống điện tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm phát triển hệ thống nước: dự án phát triển nhà máy nước của công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên được đầu tư mở rộng công suất và đầu tư xây dựng mới tại khu vực nhà máy nước Sông Công, công ty cổ phần đầu tư Yên Bình triển khai dự án xây dựng nhà máy cấp nước cho vùng phía nam của tỉnh Thái Nguyên đặc biệt là phục vụ cho KCN Sông Công, Điềm Thụy, Yên Bình với công suất 1.500m3 /ngày, kết hợp với đồng bộ với các hạ tầng khác, tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành chương trình, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và triển khai thực hiện trong đó có cả hạ tầng về dịch vụ, viễn thông, tài chính, ngân hàng, quy hoạch các trung tâm thương mại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)