Hiện trạng (thử nghiệm, thông báo triển khai dịch vụ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu đề tài

2.1. Chuyển đổi từ hệ thống DVB-T sang DVB-T2 ở một số quốc gia

2.1.3. Hiện trạng (thử nghiệm, thông báo triển khai dịch vụ)

Hiện nay, Anh và Phần Lan đã thông báo triển khai các dịch vụ HDTV trên đường truyền mặt đất dùng chuẩn DVB-T2. Ngoài ra, một số thử nghiệm phát sóng DVB-T2 đang có kế hoạch triển khai hoặc đã triển khai thử nghiệm xong ở một số nước khác như: Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển...

Ở Anh, nhóm điều hành truyền thông OFCOM đã quyết định dùng một trong 6 ghép kênh DTT (Multiplex B) ở băng tần UHF cho việc cung cấp các dịch vụ HD dùng chuẩn DVB-T2 kết hợp với kỹ thuật nén MPEG-4 AVC. Họ cung cấp 4 dịch vụ chương trình HD của các nhà quảng bá (BBC, ITV, Channel 4/S4C và Five). Việc triển khai bước đầu trên Multiplex B sẽ tạo tiền đề cho việc gia tăng dung lượng trong các ghép kênh DTT khác sau khi việc chấm dứt hoàn toàn phát sóng tương tự. Các dịch vụ SD trong Multiplex B sẽ được chuyển sang các kênh khác nên sẽ không có chương trình SD nào bị mất đi. Điều này cũng có nghĩa việc triển khai các dịch vụ HD dùng DVB-T2 sẽ tương ứng với lộ trình chấm dứt phát sóng tương tự. Thực tế, đã có nơi các dịch vụ truyền hình tương tự kết thúc thì các dịch vụ HD được triển khai. Máy phát ở Witer Hill (phát các dịch vụ cho người xem ở Manchester và Liverpooll) sẽ triển khai các dịch vụ đầu tiên vào ngày 02/12/2009. Trong các

vùng mà việc kết thúc phát sóng tương tự được kéo dài đến thời hạn cuối (năm 2012), các dịch vụ HD sẽ được phủ sóng giới hạn trong một số cộng đồng dân cư dùng các tần số cấp phát tạm. Người ta cũng kỳ vọng đến tháng 6/2010 sẽ có đến 50% dân số có thể truy cập đến các dịch vụ HD. Câu hỏi lớn đặt ra cho Truyền hình Việt Nam là năm bao nhiêu chúng ta sẽ đạt được như họ?

Ở Phần Lan, nhà điều hành mạng điện thoại di động DNA Oy đã được cấp phép để hoạt động hai kênh DVB-T2 dùng các tần số trong băng VHF. Trong khi cấu hình mạng vẫn còn chưa cụ thể, hai tùy chọn đang được xem xét. DNA Oy có thể thiết kế mạng DVB-T2 dùng chuỗi các máy phát nhỏ đặt tại hệ thống các trụ của họ hoặc thiết kế mạng quảng bá truyền thống với hệ thống truyền dẫn dùng các cột trụ cao, công suất lớn để phát cho các anten đặt trên mái nhà. Dự kiến, hai kênh DVB-T2 sẽ dùng dịnh dạng nén MPEG-4 AVC và cung cấp 8-10 dịch vụ chương trình HD cho người xem. Việc triển khai các dịch vụ kỳ vọng vào năm 2010 và sẽ phủ sóng 60% dân số vào cuối năm 2011.

Các kiến nghị về công nghệ cho toàn Châu Âu

Đặc tính kỹ thuật DVB-T2 cho phép một số lớn các tùy chọn và các thuộc tính kết hợp. Khả năng linh hoạt của các đặc tính kỹ thuật giúp tối ưu các thông số trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, tính linh hoạt của đặc tính kỹ thuật trong chuẩn DVB-T2 cũng dẫn đến phân hóa thị trường và tạo ra các phiên bản kỹ thuật theo từng quốc gia.

Để quá trình sản xuất thiết bị đạt hiệu quả cao cho trị trường Châu Âu, các nhà sản xuất đã cam kết khởi động Digital Europe (EICTA trước đây) với mục tiêu kết hợp chuẩn DVB-T2 vào phiên bản HD của E-Book. Mục đích là để định nghĩa các yêu cầu phải đáp ứng của máy thu DVB-T2 dùng cho thị trường Châu Âu. Những cam kết này được kỳ vọng trở thành tập con của bộ đặc tính kỹ thuật DVB-T2 mà các quản trị quốc gia có thể đưa ra ở mức quốc

gia (phổ biến chủ yếu tại Châu Âu). E-Book của Digital Europe cho DVB-T2 được dự kiến sẽ xuất bản vào giữa năm 2010.

Digital Europe có tham chiếu thực tế từ công việc đang thực hiện ở Anh (đang chuẩn bị triển khai phát các dịch vụ dùng DVB-T2). Vào 3/2009, DTG xuất bản phiên bản cập nhật “D-Book” để qui định các đặc tính kỹ thuật mà các máy thu DTT sản xuất gần đây nhất sẽ tương thích với các đặc điểm DVB-T2 được các nhà quảng bá chọn sử dụng. Các thành viên DTG đã định nghĩa các hệ số hiệu quả cho máy thu DVB-T2 dựa trên các kết quả mô phỏng và công bố từ các thử nghiệm ban đầu được thực hiện ở Anh trong năm 2009. Các máy thu DVB-T2 sẽ cần trải qua kiểm tra và cơ chế tương thích để được cấp phép ñăng ký nhãn hiệu Freeview HD. Hơn nữa, các đối tác tham gia vào công nghệ quảng bá theo chuẩn mới cũng cần cùng làm việc với nhau để thỏa thuận đặc tính kỹ thuật tối thiểu cho máy thu phù hợp với kế hoạch phát triển dịch vụ và triển khai truyền dẫn.

Các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cũng thiết lập tương tự ở khu vực Bắc Âu. Vào 6/2009, NorDig đã xuất bản các yêu cầu tối thiểu cho máy thu để có thể truy cập được các tín hiệu theo qui định của NorDig dựa trên đặc tính kỹ thuật của chuẩn DVB-T2. Đặc tính kỹ thuật DVB-T2 định nghĩa thêm một profile riêng kết hợp time-slicing nhưng không dùng TFS (time-frequency- slicing). Các đặc điểm này cho phép khả năng thực thi trong tương lai (dùng cho máy thu với 2 tuner/front-end) có thể xem thêm trong phụ lục E (ETSI EN302755). Profile máy thu NorDig DVBT2 cho phép thực thi TFS sau năm 2012 đã gây ra sự tranh cãi với nhiều nhà sản xuất đã cam kết thực hiện theo đặc tính kỹ thuật dùng chung cho toàn Châu Âu. Theo một số nhà sản xuất, việc thực thi TFS có thể gây phân hóa thị trường, tạo ra sự phức tạp hơn trong máy thu, trì hoãn việc phát triển DVB-T2 vì kỹ thuật TFS chưa được kiểm tra đầy đủ và không được định nghĩa trong một profile riêng của đặc tính kỹ thuật DVB-T2.

Người ta kỳ vọng các nhà sản xuất điện tử dân dụng sẽ cung cấp máy thu DVB-T2 sớm vào năm 2010 để đáp ứng nhu cầu về máy thu DVB-T2 ở Anh. Giải bóng đá WorldCup FIFA 2010 được truyền dẫn ở chất lượng HD cũng là động lực thu hút lớn với khán giả. Về phía nhà sản xuất, các iDTV hỗ trợ chuẩn DVB-T2 sẽ là mục tiên hướng đến. Sau đó, thị trường set-top box DVB-T2 sẽ có sức cuốn hút hơn với việc cung cấp dịch vụ HD cho người xem.

2.2. Triển khai thực hiện lộ trình số hóa từ năm 2011 đến năm 2013 của các Đài Phát thanh -Truyền hình ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)