3.2.4 .Bài học từ Thái Lan về triển khai số hóa cơ hội và thách thức
3.3. Kiến nghị và đề xuất
Những kiến nghị khi triển khai DVB-T2 ở Việt Nam
- Nên sử dụng mạng đơn tần (SFN) theo 3 vùng: Bắc, Trung, Nam dùng công nghệ truyền dẫn DVB-T2 kết hợp với kỹ thuật nén MPEG-4 AVC khi triển khai mạng truyền hình mới, sử dụng chung cơ sở hạ tầng của các đài truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện để giảm chi phí đầu tư. Triển khai thêm nhiều dịch mới để thu hút khách hàng như: HDTV, 3DTV….
- Công bố tiêu chuẩn thống nhất cho các sản phẩm ti vi số và đầu thu truyền hình số mặt đất nhập khẩu và sản xuất mới hỗ trợ thu cả truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB-T và DVB-T2.
- Đồng thời phải phát song song cả 3 mạng truyền hình trong thời gian chuyển đổi: truyền hình tương tự, truyền hình số DVB-T, truyền hình số DVB-T2.
Những đề xuất khi triển khai DVB-T2 ở Việt Nam
- Nhà nước trợ giá tốt hơn cho sản phẩm đầu thu truyền hình số mặt đất (Set-top-box), chuyển dần các kênh truyền hình quảng bá sang phát số mặt đất.
- Nhu cầu tiếp nhận Bản tin Thời sự sản xuất bằng công nghệ số hóa của công chúng giờ đây đã có rất nhiều lựa chọn phương tiện để tiếp nhận thông tin. Họ có thể xem lại hoặc xem trực tiếp trên các thiết bị cầm tay: điện thoại di động, ipad…Chính vì vậy, Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam cần nghiên cứu tăng thêm sự tương tác phản hồi của khán giả để nâng cao chất lượng phục vụ người xem và để tăng thêm nguồn thu.
- Bản tin Thời sự của VTV đã được trang bị công nghệ trường quay ảo để sản xuất tuy nhiên chưa sử dụng hết công năng do khả năng khai khác, năng lực nhân sự còn yếu và thiếu. Vậy nên, Đài truyền hình Việt Nam nên tạo điều kiện đầu tư nhiều hơn cho nhân sự của Ban thời sự học tập và nghiên
cứu tại các nước có công nghệ truyền hình số phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Toàn dân cần nâng có ý thức chủ động trang bị thiết bị thu phát cho tương lai - công nghệ số. Không nên mua mới những thiết bị không có chức năng sử dụng truyền hình số để xem. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy chủ động để đến thời điểm chuyển đổi số hóa không bị động và giảm chi phí cho Nhà nước trợ giá.
Nên tuyên dương những đơn vị chuyển đổi tốt sang số hóa như Ban Thời sự VTV1, các kênh khác của VTV cũng cần được chú trọng đầu tư nâng cấp số hóa. Tạo diều kiện cho các Đài, kênh truyền hình khác giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 3
Tác giả đã dành toàn bộ thời lượng của chương để đưa ra những kiến nghị, đề xuất và giải pháp khắc phục những khó khăn của quá trình chuyển đổi sang số hóa ở Việt Nam từ việc rút kinh nghiệm từ một số nước.Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều yếu tố cần và đủ để đảm bảo lộ trình số hóa nên không chỉ VTV mà các Đài truyền hình khác cần nhanh chóng thay đổi để đồng bộ số hóa.
KẾT LUẬN
“Nhiều ưu thế cần phát huy của lộ trình số hóa cho công tác sản xuất Bản tin Thời sự của VTV” - Đó là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong buổi lễ kỷ niệm 45 năm phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của VTV.
Đầu tiên VTV đáp ứng tối đa tiêu chí: Đúng – Trúng – Hay khi sản xuấy bản tin Thời sự theo lộ trình số hóa. Đây là một ưu thế chỉ có ở Đài truyền hình Quốc gia khi chuyển đổi theo lộ trình số hóa của Chính phủ.
Các bản tin của VTV đã phản ánh kịp thời tính thời sự khi có các sự kiện trong nước và quốc tế.
Vị thế của VTV là Đài truyền hình quốc gia, với kinh nghiệm bề dày lịch sử và nguồn lực dồi dào nên VTV là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số hóa tại Việt Nam cả về tiến độ và chất lượng chuyển đổi. Mặt khác, VTV1 là kênh thời sự chính luận được VTV dành mọi quyền ưu tiên để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số hóa theo lộ trình của Chính phủ và VTV1 đã làm rất tốt điều này.
Chất lượng và số lượng bản tin Thời sự của VTV sau khi chuyển đổi số hóa đã được nâng cao đáng kể. Khán giả xem truyền hình và giới chuyên gia đã ghi nhận điều này như một bước chuyển mình mạnh mẽ nhất sau 45 năm thành lập và phát triển của VTV.
Nhìn lại chặng đường thay đổi phương thức sản xuất và phương thức phát sóng của VTV theo lộ trình số hóa của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta nhận thấy rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng với VTV rất quyết tâm chuyển đổi số hóa truyền hình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện thành công điều này cần có rất nhiều yếu tố cần và đủ. Như vậy, Việt Nam không thể chuyển đổi số hóa ngay được mà phải theo lộ trình, một lộ trình có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến. Một lộ
trình dài, đầy gian nan thử thách với lãnh đạo các cơ quan ban ngành và cả với quần chúng nhân dân - những khán giả trung thành của truyền hình Việt Nam. Chúng ta hãy cùng hy vọng đề án số hóa truyền hình của VTV nói chung và của Ban Thời sự nói riêng theo lộ trình của Chính phủ thành công tốt đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Dịch giả Đào Tấn Anh (2004), Báo chí truyền hình, NXB Thông tấn. 2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lí luận báo chí, NXB Lao Động, Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Hà (2011), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, NXB ĐH Quốc gia TP HCM.
4. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. 5. Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV (2013), Văn
hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, NXB Thông tin và Truyền thông.
6. Đinh Văn Hường, Bài giảng về thể loại tin
7. Nguyễn Tri Niên (2006), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 8. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
10.Teresa Agirreazaldegi (2008), Audiovisual documentation in the preparation of news for television news programs, Published by Aslib Proceedings, Vol. 60, No. 1
11.Boyd Andrew, Stewart Peter, Alexander, Ray Author (2008), Broadcast
Journalism: Techniques of Radio and Television News, Published by Focal Press
12.Phillip J C (2007), HDTV and the Transition to Digital Broadcasting, Published by Focal
13.Colapinto C and F. Papandrea (2007), Digital TV Policies in the UK, US and Australia and Italy, Published by The Communications Policy and Research Forum
14.Shim D (2008), The Growth of Korean Cultural Industries and the Korean Wave, In East Asian Pop Culture: Analysing the Korean Wave”, Published by Aberdeen: Hong Kong University
15.Romenesko Jim (2012), Bloomberg News: We Were First With Health Care Ruling, Published at
16.The Missouri Group (2012), News Reporting and Writing, Missouri University.
17.Galperin H (2004), New Television Old Politics: The Transition to Digital TV in the United States and Britain, Published by Cambridge University Press
18.Lee D H (2008), Popular Cultural Capital and Cultural Identity: Young Korean Women’s Cultural Appropriation of Japanese TV Dramas, In East Asian Pop Culture: Analysing the Korean Wave, Published by Aberdeen: Hong Kong University
19.Sung K H (2009), The Role of Cable TV in Digital Switchover,
Published at Digital Switchover Action Plan Forum
20.Peter Eng và Jeff Hodson (2001), Reporting and Writing News: A Basic Handbook, Published by The Indochina Media Memorial Foundation (IMMF)
21.Kelly, Kevin (2008), Better than Free, The Technium (blog) Kevin Kelly, Published at
22.David Kordus (2014), What's on (Digital) TV? Assessing the Digital Television Broadcasting System, Its Potential and Its Performance in Increasing Media Content Diversity, Communication Law and Policy, Published by Routelege
23.Bill Kovach, Tom Rosenstiel (2001), The Elements of Journalism: What Newspeople Should Know and The Public Should Expect
24.Garcia Leiva M T, M Starks and D Tambini (2006), Overview of Digital Television Switchover in Europe, the United States and Japan
25.Starks M, Switching to Digital Television: UK Public Policy and the Market, Published by Bristol: Intellect Books
26.Miles Maguire (2014), Advanced Reporting: Essential Skills for 21st Century Journalism 1st Edition, Published by Routledge
27.William Merrin (2014), Media Studies 2.0, Published by Routledge 28.Kumabe N (2012), Challenges of Television after Digital Switchover
in Japan, Published by International Journal of Digital Television 3 29.Cave M and K Nakamura (2006), Digital Broadcasting: Policy and
Practice in the Americas, Europe and Japan, Published by Cheltenham: Edward Elgar
30.Yonhap News (2013), Limited Effect of the Terrestrial-Centred Digital Switchover Policy
31.Iosifidis P (2011), Growing Pains? The Transition to Digital Television in Europe, Published by European Journal of Communication
32.Iris Jennes and Jo Pierson (2011), Audience Measurement and Digitalisation: Digital TV and Internet, Published by IBBT-SMIT 33.Meyer Philip (2001), Precision Journalism and Narrative
Journalism: Toward a Unified Field Theory
34.Jung I S (2010), Digital Switchover of Terrestrial Broadcasting in Korea: Legal Background and Major Policy Issues, Published by International Journal of Digital Television
35.Kim D Y (2010), Digital Switchover: Wuljin Experience, Paper presented at the Korean Association for Broadcasting & Telecommunications Studies Conference, Seoul
36.Arnon Tubtiang (2014), Digital TV: New Landscape for Thai Broadcasting Industr
37.Heads Wayne (2001), Digitalisation: Transforming Traditional Broadcasting, Published by Media Asia
38.Richard van der Wurff1 and Klaus Schoenbach (2014), Civic and Citizen Demands of News Media and Journalists: What Does the Audience Expect from Good Journalism?, Published by Journalism & Mass Communication Quarterly