Các yêu cầu của chuẩn DVB-T2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu đề tài

2.1. Chuyển đổi từ hệ thống DVB-T sang DVB-T2 ở một số quốc gia

2.1.1. Các yêu cầu của chuẩn DVB-T2

Từ khả năng gia tăng dung lượng theo đặc tính kỹ thuật của DVB-T2, môi trường truyền dẫn DTT có thể gia tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ và tăng tính cạnh tranh so với các môi trường truyền dẫn khác. Nhờ đó, tại nhiều quốc gia môi trường DTT sẽ cung cấp dung lượng đủ để triển các dịch vụ mới. Với các quốc gia đã thông báo kế hoạch dùng chuẩn DVB-T2, dịch vụ HDTV sẽ là dịch vụ được nhắm đến triển khai đầu tiên. Có thể thấy, cơ hội để cung cấp được nhiều các chương trình truyền trình HD trên môi trường mặt đất (với số lượng các dịch vụ HD là đáng kể) chỉ có thể đạt được tốt nhất khi dùng DVB- T2. Tuy nhiên, với một số quốc gia như: Pháp, Ý phổ tần vẫn còn đủ để triển khai các dịch vụ HD chỉ cần dùng chuẩn DVB-T kết hợp với kỹ thuật nén MPEG-4 AVC.

Có thể thấy, các dịch vụ mới trong môi trường mặt đất dễ chiếm thị trường nhất vì khả năng triển khai nhanh và phục vụ được số lượng người xem. Tùy theo mô hình kinh doanh, việc hỗ trợ các dịch vụ miễn phí hoặc trả tiền trên DTT có thể được xem xét cung cấp.

Với các dịch vụ miễn phí

Việc triển khai các dịch vụ miễn phí là phương án giúp gia tăng nhanh sự thu hút khán giả cho môi trường mặt đất. Điều này càng có ý nghĩa khi người xem đã sẵn sàng trả tiền mua thiết bị để truy cập các dịch vụ mới, đặc biệt trong các quốc gia nơi việc hỗ trợ các dịch vụ số miễn phí đã được cung cấp nhiều hơn đáng kể so với các dịch vụ trên môi trường tương tự. Người ta kỳ

vọng với việc cung cấp các dịch vụ miễn phí cho người xem thì sức thu hút của môi trường DTT sẽ càng cạnh tranh hơn.

Ở các quốc gia có sẵn nhiều dịch vụ miễn phí, việc sử dụng quảng cáo để hỗ trợ thông tin cho thị trường khi cung cấp thêm nhiều dịch vụ có thể không khả thi. Giải pháp khả thi hơn là chuyển đổi các dịch vụ hiện có từ độ phân giải chuẩn sang độ phân giải cao. Khi các dịch vụ HD gia tăng, việc xem các chương trình có độ phân giải chuẩn trên màn hình HD của người xem sẽ dần dần bị chối bỏ. Tuy nhiên, việc hỗ trợ miễn phí phải đủ sức hấp dẫn để khuyến nghị người xem đầu tư thiết bị mới.

Với các dịch vụ trả tiền

Chuẩn DVB-T2 cũng có thể dùng để cung cấp các dịch vụ trả tiền trên môi trường mặt đất (pay-DTT). Để đạt được hiệu quả với truyền hình trả tiền, môi trường mặt đất cần có đủ dung lượng để cung cấp các dịch vụ mới với nhiều kênh chuyên biệt hoặc nhiều kênh truyền hình có độ phân giải cao.

Các dịch vụ pay-DTT đã được chứng minh thành công riêng trong các thị trường nhỏ khi người xem có thể truy cập đến các dịch vụ chương trình này bằng nhiều môi trường truyền dẫn khác nhau. Việc triển khai các dịch vụ pay-DTT cũng góp phần gia tăng sức thu hút cho môi trường truyền DTT và tăng sự cạnh tranh xét trong “toàn cảnh” truyền hình trả tiền. Ví dụ ở Hà Lan, với sự tín nhiệm cao trên môi trường truyền dẫn mặt đất, pay-DTT đã chứng minh sự thành công trong việc gia tăng sự thu hút của môi trường truyền mặt đất thông qua phí thuê bao với giá cạnh tranh.

Với các dịch vụ triển khai phát sóng theo chuẩn DVB-T2, các nhà điều hành pay-DTT có thể gia tăng đáng kể dung lượng truyền dẫn của họ để hỗ trợ các dịch vụ mới và linh hoạt trong việc triển khai thêm các dịch vụ. Nói chung, việc giảm chi phí đường truyền sẽ tạo ra thêm các cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ pay-DTT. Trong một số quốc gia, giải pháp khả thi nhất là hỗ trợ các dịch vụ mới dùng chuẩn DVB-T2 có kết hợp pay-DTT.

Khả năng chuyển đổi từ DVB-T sang DVB-T2

Chuẩn DVB-T2 được phát triển xuất phát từ công nghệ quảng bá cần triển khai các dịch vụ mới trên DTT nhưng bị giới hạn về mặt băng thông tần số. Với nhiều quốc gia, DVB-T2 là cơ hội duy nhất để hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ bit lớn như HDTV trên môi trường DTT. Tuy nhiên với một số quốc gia, đặc tính kỹ thuật DVB-T2 chỉ được xem như chuẩn thay thế tiềm năng cho chuẩn DVB-T đang dùng. Điều này có nghĩa trong tương lai các dịch vụ hiện đang được cung cấp bởi DVB-T có thể được thay thế bởi cùng dịch vụ nhưng dùng DVB-T2. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng đòi hỏi các yêu cầu tương tự quá trình chuyển từ truyền hình tương tự sang số.

Với một số quốc gia phát triển ở Châu Âu, môi trường truyền hình mặt đất thường dùng cho các máy thu hình phụ (dùng trong phòng ngủ hoặc nhà nghỉ mát), nên cũng khó để thuyết phục người xem chuyển đổi máy thu hình của họ dùng chuẩn mới. Mặt khác, nhiều người xem cũng chỉ mới chuyển đổi sang các dịch vụ số gần đây và hài lòng với các dịch vụ trên DTT dùng cho máy thu hình phụ. Do đó, quá trình chuyển đổi cũng cần có thời gian dài phát sóng đồng thời hai chuẩn DTT và điều này cũng sẽ góp phần tăng chi phí đối với nhà quảng bá.

Khi phát sóng theo chuẩn DVB-T2, các dịch vụ mới được hướng đến bổ sung cho môi trường truyền theo chuẩn DVB-T hiện dùng. Trong giai đoạn đầu, người ta kỳ vọng các thuê bao sẽ mua máy thu DVB-T2 để nâng cấp máy thu hình chính của họ. Với nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc triển khai các dịch vụ dùng chuẩn DVB-T2 sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của môi trường DTT và nhắm đến mục tiêu các thuê bao sẽ chuyển dần sang sử dụng các dịch vụ trên DVB-T2 cho máy thu hình chính của họ trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)