Cơ chế của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 117 - 167)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.2.8. Cơ chế của Nhà nước

Cơ chế của Nhà nƣớc ảnh hƣởng đến thái độ của NVXH theo hai nghĩa: cơ chế tuyển dụng, bố trí cơng việc cho NVXH và định hƣớng, chính sách phát triển nghề CTXH.

8/8 NVXH chun nghiệp đều thể hiện sự khơng hài lịng của mình với cách tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ cho nghề CTXH nhƣ hiện nay. Theo họ, mặc dù nói vẫn cịn thiếu mấy chục ngàn NVXH có trình độ, và đào tạo một cách ồ ạt, nhƣng đối với những ngƣời đã học ra thì lại khơng đƣợc trọng dụng, khó kiếm việc làm, phải bằng tiền và quen biết để có thể xin việc.

Điều này tạo cho họ sự thiếu tin tƣởng vào tƣơng lai của nghề nghiệp, những cảm xúc tiêu cực "như bị bỏ rơi".

Khá nhiều NVXH cho biết gia đình họ đã "mất một khoản kha khá" để họ có thể có đƣợc vị trí làm việc hiện tại. Tất cả

những NVXH phàn nàn về việc phải tốn tiền để xin việc đều là những ngƣời trẻ, kể cả NVXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Và chính 01 lãnh đạo cơ sở và 01 lãnh đạo phòng chuyên mơn cũng nói rằng cơ sở của họ có những "cái khó" trong việc tuyển dụng, khi không đƣợc nhận ngƣời theo đánh giá về năng lực mà bị gửi gắm từ trên xuống. Vậy phải chăng những bạn trẻ đang bị hạn chế khả năng cống hiến trong lĩnh vực này chính vì cơ chế thiếu minh bạch trong tuyển dụng, bố trí cán bộ? Mặt khác, chính bản thân các bạn trẻ và gia đình của mình, với xu hƣớng "phải làm nhà nƣớc", không muốn làm trong các tổ chức, cơ sở tƣ nhân, phi chính phủ vì sợ khơng ổn định, phải đi lại nhiều...lại càng khiến cho lƣợng ngƣời xin vào các cơ quan nhà nƣớc q nhiều trong khi số lƣợng cần tuyển thì có hạn, hà tất sẽ nảy sinh tiêu cực.

Những năm gần đây Nhà nƣớc ta chú trọng hơn đến cơng tác ASXH nói chung và phát triển nghề CTXH nói riêng, xây dựng một số chính sách, đặc biệt là Đề án Phát triển nghề CTXH, đã tạo ra cho NVXH nhiều hy vọng và lạc quan với nghề nghiệp của mình. Dù vậy, các NVXH cho rằng việc triển khai các chính sách này cịn q chậm, "chờ mãi khơng thấy thay đổi gì".

Liên quan đến chính sách, chúng tơi nhận thấy bản thân các NVXH là ngƣời làm việc trong ngành nhƣng lại không nắm đƣợc những chính sách, quy định mới của

"Liệu rằng đào tạo chúng em ra

có tạo điều kiện cho chúng em cống hiến hay phải mất từng này từng kia tiền mới có thể xin được việc mà không xét đến năng lực và yêu cầu công việc." (NVXH chun nghiệp,

ngành. Có một số ít đã đọc Đề án Phát triển nghề CTXH, còn lại hầu hết chỉ mới nghe nói. Ngồi ra khi nhắc đến một số chính sách khác nhƣ Thơng tƣ quy định Tiêu chuẩn nghiệp vụ của NVXH họ đều lắc đầu. Thực tế này phản ánh 2 vấn đề: thứ nhất là mức độ phổ biến chính sách cịn yếu. Mục tiêu của chúng ta là nâng cao nhận thức của xã hội về nghề, vậy trƣớc hết chúng ta cần tạo nhận thức cho đội ngũ cán bộ trong nghề; Thứ hai là tính tích cực tìm hiểu của NVXH cịn yếu.

Tiểu kết

Có thể nói thơng qua 2 cuộc thảo luận nhóm các NVXH đã phân tích một cách đầy đủ về những yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của họ đối với nghề nghiệp. Trong đó có cả những yếu tố chủ quan nhƣ trình độ chun mơn của NVXH,cá tính của NVXH hay gia đình của NVXH; và cả các yếu tố khách quan nhƣ thu nhập, đồng nghiệp, thân chủ, lãnh đạo, nhận thức của xã hội về nghề CTXH, cơ hội phát triển, cơ chế và chính sách của nhà nƣớc.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Trên cơ sở những kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu thái độ của NVXH đối với nghề CTXH, chúng tơi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Thực trạng cán bộ tại các cơ sở, tổ chức tiến hành nghiên cứu còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Mặt khác, do các vấn đề về kinh phí, thời gian, đặc thù công việc,...các NVXH cũng bị hạn chế cơ hội học tập nâng cao nhận thức nghề nghiệp. NVXH chƣa có đƣợc thái độ tích cực đối với nghề CTXH, đƣợc thể hiện cụ thể qua nhận thức, cảm xúc và hành vi của họ đối với công việc, thân chủ và bản thân.

 Thái độ đối với công việc

 Tất cả các NVXH đều chƣa biết đến nghề CTXH khi lựa chọn, quá trình tìm việc họ cũng chƣa chủ động tìm hiểu về đặc điểm, u cầu, tính chất của cơng việc. Dù vậy, sau một thời gian làm việc, họ cho rằng bản chất của CTXH là hoạt động giúp đỡ con ngƣời. Họ đánh giá cao những tác động tích cực của CTXH đối với thân chủ và xã hội. Theo họ, CTXH vẫn chƣa thực sự phát triển đúng với tầm vóc của nó nhƣng trong tƣơng lai sự phát triển của nghề CTXH tại Việt Nam là một xu hƣớng tất yếu;

 Nhận thức của các NVXH về các quy tắc đạo đức còn chƣa đầy đủ, hầu hết họ đều chỉ nói đƣợc một số nguyên tắc cơ bản hoặc nhầm lẫn với các phẩm chất cá nhân. Các NVXH cho biết rất khó áp dụng các chuẩn mực đạo đức này vào thực tế. Đồng thời, tại các cơ sở, tổ chức vẫn còn tồn tại nhiều hành vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp nhƣ bòn rút tài sản của thân chủ, la mắng, đánh đập thân chủ, cho lời khuyên, tiết lộ bí mật...;

 Do thiếu thơng tin về nghề nghiệp khi đến với nó nên các NVXH đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc thích ứng, tạo nên những cảm xúc tiêu cực nhƣ nhàm chán, bất ngờ, thất vọng, khó khăn, áp lực, chán nản...Mức độ hài lịng của NVXH đối với công việc thấp. Tuy vậy hầu hết họ vẫn muốn gắn

bó với nghề CTXH vì những giá trị tốt đẹp nó mang lại cho con ngƣời, cịn đối với cơng việc, do khơng có nhiều lựa chọn họ vẫn chấp nhận gắn bó với nó.

 Thái độ đối với thân chủ

 NVXH nhận thức thân chủ của CTXH là những ngƣời "yếu thế". Nhận thức này tuy đúng nhƣng chƣa đủ vì thực tế kể cả những ngƣời giàu có, thành đạt cũng có thể là ngƣời cần đến các dịch vụ CTXH. Xuất phát từ nhận thức thân chủ là ngƣời kém may mắn, họ có mong muốn giúp đỡ, bù đắp cho những thân chủ của mình;

 Mặc dù khơng có ai nhắc đến nguyên tắc cá biệt hóa, nhƣng các NVXH ln nhấn mạnh mỗi thân chủ của mình có những đặc điểm riêng biệt khơng ai giống ai, họ ln cố gắng hiểu và tìm phƣơng pháp làm việc phù hợp với từng ngƣời;

 Trong mối quan hệ với thân chủ, NVXH có nhiều cảm xúc tiêu cực hoặc hành vi thiếu phù hợp nhƣ không tin tƣởng vào khả năng thay đổi của thân chủ, cãi cọ, la mắng, đánh đập thân chủ hoặc khơng kiểm sốt đƣợc cảm xúc cá nhân.

 Thái độ đối với bản thân

 Mặc dù có nhận thức khá tốt về những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần có của một NVXH nhƣng các NVXH lại chƣa nhận thức đƣợc vai trò của bản thân trong mối quan hệ với thân chủ, hầu hết họ nhầm với các vai trị thƣờng nhật, cho rằng mình là con cháu, anh/chị/em, thầy cô, bố mẹ của thân chủ. Từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp với vai trò nghề nghiệp đƣợc mong đợi;

 Các NVXH chƣa tự tin vào năng lực nghề nghiệp của bản thân do hiệu quả trợ giúp của họ chƣa cao. NVXH chuyên nghiệp ít áp dụng đƣợc kiến thức đã học vào thực tế, còn NVXH bán chuyên nghiệp thƣờng làm việc theo

 Dù nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học hỏi nâng cao nhận thức nhƣng hầu hết các NVXH lại chƣa tích cực trong hoạt động này.

2. Thái độ của NVXH chuyên nghiệp tốt hơn thái độ của NVXH bán chuyên nghiệp. Trong tất cả các chỉ báo, NVXH chuyên nghiệp đều thể hiện nhận thức, cảm xúc và hành vi tích cực hơn so với NVXH bán chuyên nghiệp. Đồng thời, đánh giá của lãnh đạo và của chính NVXH cũng cho rằng NVXH chuyên nghiệp có nền tảng kiến thức chun mơn, có sự gắn bó cơng việc cao hơn và q trình tác nghiệp của họ mang lại hiệu quả tốt hơn NVXH bán chuyên nghiệp.

3. Tại 3 địa bàn nghiên cứu, NVXH tại TTBTXH cho kết quả về thái độ thấp nhất. Khơng chỉ là nơi mà NVXH có nhận thức kém nhất về tất cả các vấn đề đƣợc khảo sát so với 2 địa bàn còn lại, NVXH tại TTBTXH cũng chia sẻ nhiều cảm xúc tiêu cực về công việc và thân chủ, các vấn đề về hành vi vi phạm quy tắc đạo đức chủ yếu cũng diễn ra tại đây. Ngồi ra, đây là địa bàn NVXH có mức độ hài lịng và cam kết gắn bó thấp nhất trong cả 3 cơ sở.

4. Thái độ của NVXH bị ảnh hƣởng bởi cả các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Về mặt chủ quan bao gồm trình độ chun mơn, cá tính, sở thích, cảm xúc cá nhân và sự ủng hộ của gia đình của NVXH. Về mặt khách quan, thu nhập, quy định cơ quan, đồng nghiệp, thân chủ, lãnh đạo, nhận thức của xã hội về nghề nghiệp, cơ hội phát triển và cơ chế của nhà nƣớc là những yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của NVXH đối với nghề CTXH.

B. KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết luận về thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị dƣới đây:

1. Đối với bản thân NVXH

 Cần có q trình tìm hiểu về nghề CTXH và cơng việc tại cơ sở/tổ chức trƣớc khi đƣa ra các quyết định nghề nghiệp để có sự chuẩn bị tâm lý, kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng đƣợc địi hỏi của cơng việc/nghề nghiệp;

 Cần nhận thức rõ ràng vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời thực hiện tốt các kỳ vọng của xã hội đối với vai trị đó, khơng vi phạm vào các ngun tắc đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ có góp ý, lên án các hành vi này để làm cho hoạt động CTXH ngày một chuyên nghiệp, hiệu quả hơn;

 Cần tích cực hơn nữa trong hoạt động nâng cao nhận thức về nghề nghiệp. Không chỉ trơng chờ vào kinh phí của cơ quan để tham gia tập huấn, tham quan, mà phải chủ động tự tìm hiểu thơng qua mạng internet, sách báo. Hoạt động này cũng có thể đồng thời tiến hành thơng qua q trình trao đổi giữa NVXH bán chuyên nghiệp với những NVXH chuyên nghiệp tại cơ sở, tổ chức của mình để từ đó hiểu hơn về bản chất, nội dung, mục tiêu, phƣơng pháp của CTXH;

 Cần tìm cho mình một phƣơng pháp giải tỏa cảm xúc hữu hiệu, NVXH phải đạt đƣợc năng lực cân bằng cảm xúc bản thân, tránh mang những cảm xúc cá nhân vào công việc và ngƣợc lại, không để những nỗi lo lắng, trăn trở của thân chủ ảnh hƣởng đến đời sống cá nhân;

2. Đối với các cơ sở, tổ chức xã hội

 Cần đẩy mạnh công tác kiểm huấn CTXH nhằm đào tạo, kiểm tra và hỗ trợ NVXH trong quá trình tác nghiệp.

 Về mặt đào tạo, trong bối cảnh hiện nay chúng ta có thể phát huy mơ hình của TT0506 trong hoạt động đào tạo tại chỗ, NVXH chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thuyết trình về các kiến thức chuyên môn để bồi dƣỡng cho NVXH bán chuyên nghiệp;

 Cần triển khai công tác kiểm huấn để giúp các NVXH giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và phát triển những tình cảm tích cực đối với nghề; Trong quản lý, kiểm tra và đánh giá NVXH, cần có hoạt động kiểm huấn để đảm bảo NVXH khơng có những hành vi vi phạm quy tắc đạo đức; đồng thời hoạt động kiểm huấn giúp cho chúng ta có q trình đánh giá nhân viên công

 Cần xây dựng nội quy, quy trình làm việc của cơ quan phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phƣơng pháp làm việc của CTXH để tránh tình trạng NVXH gặp những mâu thuẫn và khó xử trong quá trình hành nghề do chuẩn mực nghề nghiệp và quy định cơ quan thiếu thống nhất;

 Khuyến khích, tạo cơ hội đề NVXH phát biểu ý kiến, sáng tạo và đổi mới trong công việc để từ đó giúp NVXH tích cực, chủ động trong cơng việc và phát triển tình cảm tốt đẹp đối với công việc;

 Tạo điều kiện về thời gian và vật chất để NVXH tham gia vào các hoạt động tập huấn, tham quan,...nhằm nâng cao nhận thức, phát triển nghề nghiệp.

3. Đối với các cơ sở đào tạo CTXH

 Đảm bảo lực lƣợng giảng viên CTXH đủ về số lƣợng và đạt về trình độ chun mơn, năng lực để có thể đào tạo đội ngũ NVXH đảm bảo đƣợc các yêu cầu về chuẩn đầu ra cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ;

 Công tác đào tạo NVXH cần chú trọng hơn nữa hoạt động thực hành nghề nghiệp bên cạnh trang bị những kiến thức nền tảng. Hoạt động này không chỉ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà còn giúp các em đạt đƣợc thái độ nghề nghiệp tích cực thơng qua q trình cọ xát với thực tế ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trƣờng, giúp các em hình dung rõ về vị trí, vai trị của mình với tƣ cách là một NVXH tránh tình trạng sinh viên bị "vỡ

mộng" khi đi làm;

4. Đối với các cơ quan, ban ngành

 Cần ban hành các quy định về phụ cấp, đặc thù nghề nghiệp để nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống cho NVXH an tâm công tác. Đặc biệt với các cơ sở, tổ chức khơng có nguồn thu ngồi ngân sách nhà nƣớc nhƣ TTBTXH thì vấn đề này càng trở nên cần thiết;

 Cần đảm bảo cung cấp đủ ngân sách để các cơ sở, tổ chức xã hội tuyển dụng đủ số lƣợng NVXH đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc của cơ sở, tổ chức mình. Tránh tình trạng giao biên chế lao động về các cơ sở, tổ chức quá ít trong khi

số lƣợng đối tƣợng tại đây lại quá nhiều, gây nên những áp lực, quá tải đối với NVXH, hạn chế hiệu quả các dịch vụ xã hội;

 Cần đẩy mạnh công tác phổ biến các chính sách phát triển nghề CTXH tới các cơ sở, tổ chức, các NVXH để họ nắm đƣợc thực trạng và xu hƣớng phát triển nghề nghiệp, từ đó tin tƣởng hơn vào tƣơng lai của nghề và có động lực phấn đấu;

 Cần tích cực hơn nữa trong công tác nâng cao nhận thức của xã hội về nghề CTXH. Trƣớc hết, bản thân lãnh đạo các cơ quan, ban ngành địa phƣơng phải hiểu đƣợc bản chất và nội dung của CTXH để có thể tạo môi trƣờng thuận lợi cho các cơ sở, tổ chức nói chung và các NVXH nói riêng thực hiện tốt vai trị của mình. Sau đó, cần giới thiệu đến ngƣời dân về các dịch vụ CTXH và vai trò của NVXH trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Muốn làm đƣợc điều này, việc thành lập các Trung tâm CTXH, xây dựng một quy trình làm việc chuyên nghiệp tại các Trung tâm này và thực hiện việc giới thiệu thân chủ từ các cơ quan, cộng đồng là một giải pháp thiết thực có thể tạo nên tính lan tỏa cao thay vì chỉ tun truyền "sng" qua các phƣơng tiện truyền thông;

 Công tác tuyển dụng NVXH cần minh bạch, đảm bảo tuyển đúng chuyên ngành, đúng năng lực. Tránh tình trạng xác định nhu cầu NVXH lớn và đào tạo ồ ạt nhƣng lại tuyển dụng những ngƣời khơng đúng trình độ chun mơn vào làm việc vừa gây bức xúc trong dƣ luận, lãng phí nguồn nhân lực và kìm hãm sự phát triển của nghề CTXH.

 Xây dựng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, thành lập Hiệp hội Nghề CTXH, các tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của NVXH để ngăn ngừa và xử lý các hoạt động vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của NVXH cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 117 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)