Nhận thức của Nhân viên xã hội đối với công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 44 - 62)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của Nhân viên xã hội đối với nghề Công tác xã hội

2.1.1.1. Nhận thức của Nhân viên xã hội đối với công việc

a. Nhận thức của NVXH trước khi đến với nghề CTXH

Có thơng tin và hiểu biết về nghề nghiệp là một điều kiện cần thiết để mọi ngƣời lao động có thể thích nghi và thành cơng trong nghề nghiệp. Nó giúp họ có sự chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng, tâm lý, đồng thời cũng xác định đƣợc mình có phù hợp với nghề hay không. Tuy thế, tất cả những ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ khơng hề biết gì về nghề CTXH khi quyết định lựa chọn ngành học/nghề nghiệp hiện tại. 17/20 NVXH khơng có q trình tìm hiểu về nghề nghiệp, họ cũng không nhận đƣợc bất kỳ sự định hƣớng, tƣ vấn nào từ phía gia đình, giáo viên, bạn bè; số cịn lại mặc dù có cố gắng tìm kiếm thơng tin nhƣng đều thấy không thỏa mãn với những câu trả lời họ tìm đƣợc.

Theo họ khó khăn chính của những ngƣời quyết định đến với nghề CTXH là nguồn thơng tin để họ có thể tìm hiểu về nghề rất hạn chế vì nghề này quá mới mẻ, ngƣời dân chƣa biết đến nhiều, các phƣơng tiện truyền thơng cũng ít khi nói đến và tại nơi họ ở bị hạn chế về các kênh thơng tin (khơng có mạng internet, khơng có báo, ít khi xem tivi...), các chính sách liên quan đến phát triển

nghề chƣa ra đời...

Chính vì thiếu thơng tin về nghề nên 15/20 NVXH chuyên nghiệp lựa chọn thi vào CTXH vì nghĩ ngành học này mới dễ đậu, họ khơng có sự cân nhắc về năng lực hay sở thích, 5/20 cịn lại mặc dù có đề cập đến yếu tố sở thích nhƣng hồn tồn khơng phải vì họ biết về nghề

mà chỉ dựa trên những suy luận chủ quan từ tên của nó, họ nghĩ CTXH là đƣợc đi nhiều, CTXH là giúp đƣợc đồng bào (dân tộc thiểu số) nên đăng ký.

Sau khi ra trƣờng, một lần nữa họ lại lựa chọn công việc hiện tại mà khơng tìm hiểu về nó, hai tiêu chí mà họ đƣa ra là đúng chuyên ngành và đƣợc làm trong cơ quan nhà nƣớc, nhƣng mặt khác họ khơng tìm hiểu xem mình sẽ làm gì ở đó, những đặc thù của cơng việc, đối tƣợng, thậm chí cả mức lƣơng, giờ giấc, yêu cầu làm việc...cho đến khi đƣợc vào vòng phỏng vấn. Tất cả các NVXH chuyên nghiệp đều nói sau khi ra trƣờng họ đã nộp hồ sơ khá nhiều nơi, họ đã chờ đợi, và cơ quan hiện tại họ đang làm việc chính là nơi duy nhất đã nhận họ mà khơng địi hỏi các khoản chi phí.

Chính vì xin việc đúng chun ngành rất khó, có rất nhiều bạn bè của họ phải làm công nhân nên họ đã cảm thấy thật may mắn khi đƣợc làm công việc hiện tại, cũng có phần hãnh diện vì đã xin đƣợc việc bằng chính thực lực của mình mà khơng phải "chạy chọt".

Còn với NVXH bán chuyên nghiệp, họ đến với nghề này vì khơng cịn lựa chọn nào khác khi bằng cấp khơng có mà cơ hội nghề nghiệp hạn chế, vì "cái duyên" (thử nộp hồ sơ rồi đƣợc nhận nên gọi là dun, là nghề chọn mình chứ khơng phải mình

"Thực ra ngày mình học chả có

ai biết nghề này là nghề gì cả. Học xong mình về q, nói với mọi người về ngành mình học người ta cũng khơng hiểu được."

(NVXH chuyên nghiệp, nam, 31 tuổi)

"Đến bây giờ vẫn chưa ai xác định CTXH là

một nghề như thế nào"

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 48 tuổi) "Việc hình dung về nghề CTXH rất khó cho

tụi em"

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) "Mình khơng học nên cũng khơng biết được."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 29 tuổi) chọn nghề), vì u thích trẻ con, vì mong muốn của gia đình muốn con phải vào làm nhà nƣớc cho ổn định mà chấp nhận công việc này và vì đam mê hoạt động xã hội.

Chị D., 48 tuổi, đã có 35 năm trong nghề chia sẻ về việc chọn nghề của mình: "Vì

cuộc sống mưu sinh, mình xin được việc ở đâu thì mình làm ở đó. Như tuổi của tụi chị lúc đó thi đại học khơng đậu, cộng thêm điều kiện gia đình nữa nên mình cũng ít có sự lựa chọn như lớp trẻ bây giờ học ra có bằng cấp. Chị cũng khơng tìm hiểu gì, lúc đó cịn trẻ, ưng đi thì đi đến khi mình vào làm cơng việc đó thì mới biết nó như thế nào chứ cũng khơng sâu xa là mình phải vào làm nơi thế này thế kia."

Nhƣ vậy, kể cả NVXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đều chƣa có hiểu biết về nghề và cơng việc trƣớc khi đến với nó, hầu hết họ lựa chọn nghề nghiệp vì những lý do nhƣ điểm đầu vào, khơng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, khơng xin đƣợc việc làm nào khác.

b. Nhận thức của NVXH sau khi đến với nghề

Sau quá trình đi học và đi làm, các NVXH cũng tự hình thành cho mình khái niệm về CTXH. 14/20 NVXH hiểu CTXH là nghề giúp đỡ con ngƣời, hƣớng tới con ngƣời để họ có cuộc sống tốt hơn. Giúp

ở đây theo họ không phải là ban phát tình cảm hay vật chất mà là cùng thân chủ tìm cách giải quyết cho các vấn đề của họ. CTXH có thể giúp từng cá nhân với các vấn đề cụ thể, cũng có thể là phát triển cộng đồng.

Một số NVXH cũng cho thấy

sự thay đổi về nhận thức của họ đối với nghề sau một quá trình học tập, làm việc. Nếu trƣớc đây họ nghĩ CTXH giống nhƣ từ thiện, "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" thì giờ đây họ nhìn nhận CTXH "là một ngành khoa học vận dụng trong cuộc sống" (NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi), nghề này "không phải ai cũng làm được" (NVXH bán

chuyên nghiệp, nam, 38 tuổi) và đòi hỏi ngƣời NVXH "phải chuyên tâm để mà học

hỏi" (NVXH bán chuyên nghiệp, nam, 42 tuổi).

Tuy nhiên có 03 NVXH bán chuyên nghiệp chia sẻ họ vẫn rất mơ hồ về nghề nghiệp mình theo đuổi. Có 02 ngƣời cho biết họ chƣa từng nghe đến CTXH dù rằng chính bản thân họ đang hoạt động trong lĩnh vực đó. Chia sẻ này rất trùng khớp với ý kiến của một lãnh đạo cơ sở khi ơng nói rằng "Cán bộ của chúng tơi có người họ làm

{làm CTXH} nhưng lại khơng biết mình đang làm đâu, họ làm được nhưng nói khơng được" (Lãnh đạo cơ sở XH, nam, 42 tuổi). Hay nói cách khác, họ làm việc bằng kinh

nghiệm bản thân, khơng có cơ sở lý thuyết nên họ khơng thể gọi tên cơng việc mình đang làm hoặc lý giải về phƣơng pháp làm việc của họ.

Có một NVXH chuyên nghiệp, sau quá trình đào tạo và đi làm gần 08 năm vẫn thừa nhận "CTXH rộng lớn quá chẳng biết nói thế nào cho đúng...CTXH chủ yếu là hô

hào, tuyên truyền...Nghề này giống như đi vá những khuyết điểm của xã hội" (NVXH

chuyên nghiệp, nam, 31 tuổi).

Tóm lại, Nhận thức của NVXH về nghề nghiệp của mình cịn rất hạn chế. Cịn đối

với những NVXH biết về nghề CTXH thì bản thân họ cũng chỉ nhìn nhận nó như những dịch vụ trợ giúp dành cho các đối tượng bảo trợ xã hội mà khơng nghĩ nó đồng thời cịn là một dịch vụ xã hội có tính phí. Nhận thức này phản ánh một thực tế khách quan là tại Việt Nam, các dịch vụ CTXH có tính phí chưa phát triển, người dân chưa ai bỏ tiền ra thuê NVXH giải quyết các khó khăn về tâm lý xã hội của bản thân và gia đình. Bản thân NVXH làm việc trong hệ thống an sinh xã hội, các dịch vụ đều được cung cấp theo các chính sách hỗ trợ và nguồn kinh phí của nhà nước

c. Nhận thức của NVXH về quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Nghề nào cũng cần có các chuẩn mực đạo đức để ngƣời lao động biết rõ các trách nhiệm, ranh giới của mình đối với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan, nghề nghiệp và xã hội. Tất cả những ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng NVXH cũng cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức khi làm nghề, thậm chí với nghề CTXH thì nguyên tắc đạo đức càng cần thiết hơn vì chúng ta làm việc trực tiếp với con ngƣời.

"Đạo đức nghề nghiệp là phải có, nó là kim chỉ nam...Mình đi làm nhiều khi có

những ranh giới mong manh lắm, mình mà khơng có đạo đức là coi chừng mình lợi dụng thân chủ đấy!" (NVXH bán chuyên nghiệp, nam, 42 tuổi).

Dù cùng đồng ý rằng việc duy trì các chuẩn mực đạo đức là cần thiết, tuy nhiên có một sự khác biệt rõ ràng trong nhận thức của NVXH chuyên nghiệp và NVXH bán chuyên nghiệp về vấn đề này.

Khi đƣợc hỏi về chuẩn mực đạo đức, hầu nhƣ tất cả NVXH chuyên nghiệp có thể nói về những nguyên tắc mà họ coi trọng cũng nhƣ những khó khăn của họ trong quá trình áp dụng những nguyên tắc này vào thực tế. 7/8 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tơn trọng thân chủ, giữ bí mật và quyền tự quyết là những nguyên tắc quan trọng nhất mà họ luôn cố gắng để thực hiện.

Tôn trọng thân chủ đƣợc NVXH hiểu là dù thân chủ đến từ hồn cảnh nào NVXH khơng đƣợc phân biệt, không đƣợc coi thƣờng, ln cơng bằng và đặt mình vào hồn cảnh của thân chủ để cƣ xử. Các NVXH chuyên nghiệp cho rằng nó là ngun tắc quan trọng hàng đầu vì khác với những nghề khác, CTXH là nghề làm việc với con ngƣời, mỗi thân chủ đều có giá trị riêng và có quyền đƣợc tơn trọng phẩm giá. Thể hiện tái độ tôn trọng không chỉ giúp họ yêu đối tƣợng, yêu nghề, gắn bó với nghề hơn mà cịn giúp họ đƣợc thân chủ tin tƣởng, chia sẻ từ đó giúp nâng cao hiệu quả cơng việc.

Về nguyên tắc quyền tự quyết, các NVXH cho rằng nó sẽ giúp NVXH đạt đƣợc kết quả làm việc tốt hơn vì chính thân chủ là ngƣời hiểu rõ hoàn cảnh, vấn đề và nhu cầu của họ nhất, chỉ có họ mới có thể đƣa ra các quyết định liên quan đến cuộc đời của họ. NVXH có thể là ngƣời ở ngồi tỉnh táo hơn, nhƣng chỉ đƣợc phép hƣớng cho thân chủ con đƣờng có thể đi chứ khơng đƣợc quyết định hộ. Tuy nhiên, các NVXH cũng cho rằng cần phải có giới hạn rõ ràng cho những gì thân chủ có thể quyết định, đó là tuân thủ nội quy và quyền lợi của ngƣời khác.

Nguyên tắc giữ bí mật cũng rất đƣợc coi trọng vì nhờ đó NVXH đƣợc thân chủ tin tƣởng, chia sẻ nhiều hơn. Ngồi ra, có 02 NVXH nói về việc NVXH khơng đƣợc tƣ lợi dù rằng mơi trƣờng họ đang làm việc có khơng ít những cám dỗ. Có 01 NVXH nói về

ngun tắc chấp nhận thân chủ, khơng đƣợc có định kiến với quá khứ, với con ngƣời của họ.

Tuy nhiên không phải tất cả các NVXH chuyên nghiệp đều nhận thức và thực hiện các chuẩn mực đạo đức. Có một NVXH chuyên nghiệp khi đƣợc hỏi về điều này đã rất thẳng thắn trả lời rằng "Lâu quá quên rồi" và sau đó thì đƣa ra một số chuẩn mực mà thực tế phải gọi đó là những phẩm chất thì đúng hơn "Phải có cái tâm, kiên trì nhẫn

nại, cảm thơng, chia sẻ" (NVXH chuyên nghiệp, nam, 31 tuổi).

Nhƣ vậy, mặc dù chúng ta chƣa xây dựng đƣợc Bộ nguyên tắc đạo đức nghề CTXH tại Việt Nam, nhƣng dựa trên những gì đã học đƣợc, các NVXH chuyên nghiệp cũng đã và đang cố gắng vận dụng vào thực tế cơng việc của mình. Họ ln muốn có thể thực hiện đƣợc những quy tắc đó để có thể đảm bảo lợi ích cho thân chủ và hiệu quả cơng việc cho dù họ cũng phải đối mặt với những nhạy cảm nghề nghiệp khi môi trƣờng chƣa thực sự sẵn sàng.

Những quy tắc đạo đức đƣợc các NVXH nhắc đến vẫn cịn khá hạn chế, hồn tồn tập trung vào trách nhiệm của NVXH đối với thân chủ, còn những trách nhiệm đối với cơ quan, đồng nghiệp, nghề nghiệp...chƣa thấy đƣợc nhắc đến. Đồng thời, vẫn có nhiều quy tắc quan trọng chƣa đƣợc các NVXH nhắc đến, ví dụ nhƣ các quy định về vấn đề "Quan hệ tình dục giữa NVXH và thân chủ".

Về NVXH bán chuyên nghiệp, họ khá mơ hồ về vấn đề này, họ hoặc trả lời một cách chung chung, hoặc từ chối trả lời câu hỏi về chủ đề này. Chỉ có gần 12 NVXH bán chuyên nghiệp có thể nói về một số ngun tắc đạo đức, ngồi tơn trọng thân chủ, giữ bí mật và quyền tự quyết, có 01 NVXH nói đến mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, và 01 NVXH nói về việc NVXH phải tự ý thức về bản thân và biết rõ các giới hạn trong công việc. Hơn 12 NVXH bán chuyên nghiệp còn lại thƣờng nhầm lẫn giữa đạo đức với các đức tính nhƣ "thật thà", "ân cần", "kiên trì"....

Đồng thời, cũng có sự khác biệt về nhận thức của NVXH về lĩnh vực này giữa các địa bàn nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các NVXH ở Trung tâm 0506

(bao gồm cả NVXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp) và Hội Chữ thập đỏ đều biết về các chuẩn mực cơ bản khi làm việc với thân chủ (tơn trọng, giữ bí mật và quyền tự quyết), trong khi đó kết quả tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng (TTBTXH) lại ngƣợc lại, có 01 NVXH chuyên nghiệp và 06 NVXH bán chuyên nghiệp (tổng số NVXH đƣợc phỏng vấn tại đây là 09 ngƣời) đều hoặc nhầm lẫn giữa quy tắc đạo đức và phẩm chất cá nhân, hoặc không trả lời đƣợc câu hỏi này. Việc đƣa ra một câu hỏi trực tiếp để lý giải điều này là khá tế nhị, tuy nhiên, lý do có thể do sự khác biệt về số lƣợng NVXH chuyên nghiệp và hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm ở mỗi cơ sở, tổ chức. Tại TT 0506 và Hội Chữ thập đỏ là 2 nơi mà NVXH có nhận thức về các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tốt hơn, số lƣợng NVXH chuyên nghiệp đều nhiều hơn số lƣợng NVXH chuyên nghiệp tại TTBTXH Bảo trợ xã hội(Tại TT 0506 và Hội CTĐ đều là 04 NVXH tốt nghiệp đại học, trong khi đó tại TTBTXH hiện chỉ có 01 NVXH chun nghiệp có trình độ Cao đẳng). Thứ hai, tại TT0506 từ khi có NVXH chuyên nghiệp đầu tiên đƣợc tuyển về đây vào năm 2008, TT đã đẩy mạnh hoạt động seminar, chuyên đề, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa NVXH chuyên nghiệp và NVXH bán chuyên nghiệp. Các NVXH sẽ chuẩn bị các chủ đề liên quan đến nền tảng lý thuyết, phƣơng pháp, mơ hình, kỹ năng...để trình bày và trao đổi lại cho các NVXH bán chuyên nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho họ. Trong khi đó, tại TTBTXH, hoạt động này chƣa đƣợc thực hiện, trong các cuộc họp giao ban, nội dung trao đổi thƣờng chỉ dừng lại ở các vấn đề về triển khai công việc hàng ngày. Thực tế cho thấy hoạt động sinh hoạt chuyên môn này đem lại kết quả rất tốt và đáng đƣợc các cơ sở, tổ chức xã hội khác học tập, nó một mặt giúp nâng cao năng lực cho lực lƣợng cán bộ chƣa đƣợc đào tạo về CTXH, mặt khác tận dụng đƣợc nguồn nhân lực đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, tạo môi trƣờng thuận lợi để họ trau dồi, học hỏi và cống hiến.

Theo các NVXH, việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức vào thực tế vẫn còn nhiều rào cản. Đó là do những khó khăn từ đồng nghiệp và các học viên khác. Thứ nhất, đồng nghiệp không học CTXH ra nên khơng hiểu về tính cần thiết của việc duy trì các

chuẩn mực đạo đức, tầm quan trọng của nó trong việc thiết lập, duy trì mối quan hệ công việc chuyên nghiệp với thân chủ. Thứ hai, nhìn nhận, đánh giá và cách ứng xử của những cán bộ và học viên khác thể hiện sự coi thƣờng với một số học viên nào đó dẫn đến tổn thƣơng lòng tự trọng và niềm tin của học viên vào ngƣời khác. Khó khăn cũng đến từ lãnh đạo, khi mình muốn tơn trọng quyền tự quyết, muốn giữ bí mật nhƣng lãnh đạo u cầu phải nói, phải làm thì cũng khơng thể trái lệnh. Hay do quy định của cơ quan mâu thuẫn với những nguyên tắc, lý thuyết nghề. Cơ sở vật chất của cơ sở cũng là một khó khăn đối với NVXH trong việc duy trì ngun tắc giữ bí mật, phịng ốc khơng đủ kín đáo, khơng cách âm, ngƣời ở ngồi có thể nhìn vào khi đang tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 44 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)