Hành vi của Nhân viên xã hội đối với thân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 87 - 93)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của Nhân viên xã hội đối với nghề Công tác xã hội

2.1.2.3. Hành vi của Nhân viên xã hội đối với thân chủ

Không chỉ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguyên tắc cá biệt hóa, các NVXH cho thấy họ đã thực hiện tốt nguyên tắc này. Tất cả họ đều chia sẻ rằng họ đã dành rất nhiều thời gian, rất kiên nhẫn khi tiếp xúc với đối tƣợng để có thể thiết lập mối quan hệ, tạo dựng lịng tin để đối tƣợng có thể cởi mở và chia sẻ với họ kể cả với những ngƣời tâm thần, tự cô lập bản thân. Khơng chỉ vậy, họ cịn chia sẻ với đồng nghiệp, với những thân chủ khác (15/20 NVXH), xem hồ sơ (9/20 NVXH), vãng gia (8/20 NVXH), quan sát thân chủ (5/20 NVXH) để có thể thu thập thêm thơng tin về đối tƣợng. Nhờ đó có tới 16/20 NVXH khẳng định rằng mình rất hiểu đối tƣợng, từ tính cách của từng ngƣời, những gì họ thích/khơng thích, đến hồn cảnh, mối quan hệ, lịch sử đời sống của họ, những tâm tƣ, nguyện vọng của họ...Và họ không chỉ thông cảm, chia sẻ mà còn trăn trở với những lo lắng của thân chủ.

"Học viên khi vào đây họ suy nghĩ về gia đình rất nhiều. Vợ địi ly hơn, chồng địi

ly hơn, vợ dẫn con bỏ đi...mình nghe họ kể xong cũng trăn trở với họ, muốn làm gì đó để họ có thể giải tỏa được cảm xúc, an tâm cai nghiện."

(NVXH chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) NVXH cũng thể hiện mình đã chấp nhận những điểm chƣa tốt của thân chủ, không thành kiến, phân biệt. Cho dù họ vẫn có đánh giá riêng về từng học viên, điểm mạnh, điểm yếu nhƣng trong đối xử với học viên họ ln chú trọng tính cơng bằng để khiến học viên thấy đƣợc tôn trọng cũng nhƣ để học viên tơn trọng NVXH vì sự cơng tâm. Kể cả với NVXH tại TT0506, khi biết một học viên có HIV họ vẫn xem đó là bình thƣờng, vẫn hịa đồng và yêu thƣơng học viên nhƣ những ngƣời khơng có HIV.

Sau khi hiểu đƣợc thân chủ, các NVXH cũng cho rằng vì mỗi ngƣời là khác nhau nên khi tiếp xúc cần có sự linh hoạt, khơng phải với ai cũng áp dụng chung một nguyên tắc làm việc. Họ thƣờng tìm cách nói chuyện, xử lý vấn đề phù hợp với tính cách của thân chủ để có thể duy trì một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

Ngồi ra, với mỗi mơi trƣờng làm việc, do thân chủ khác nhau, đặc thù công việc khác nhau, hành vi của NVXH đối với thân chủ ở các địa bàn nghiên cứu cũng có sự khác biệt.

a. Hành vi của NVXH tại TTBTXH đối với thân chủ

 Giáo dục viên phòng Quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Nhận thức rằng việc giáo dục trẻ trong TTBTXH là cơng việc khó khăn, phƣơng pháp giáo dục mà các NXVH lựa chọn áp dụng nhiều nhất là làm gƣơng. Khi dạy trẻ điều gì, chính bản thân họ cũng làm nhƣ vậy, sống nhƣ vậy, dạy trẻ qua chính cách sống của bản thân. Họ cũng dành nhiều thời gian để lắng nghe, phân tích cho trẻ về những vấn đề trong cuộc sống của các em. Ngoài ra các chuyên đề về kỹ năng sống cũng là một kênh để họ trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tuy nhiên các giáo dục viên phòng trẻ đều đánh giá các chuyên đề này chƣa thực sự hiệu quả vì làm đại trà, nếu có thời gian, nhân lực để chia ra sinh hoạt theo nhóm nhỏ thì sẽ tốt hơn.

Nhƣ đã nói, giáo dục trẻ là một cơng việc đầy khó khăn. Bản thân trẻ khơng phải em nào cũng ngoan ngỗn, biết nghe lời. Trẻ trong trung tâm có những em rất cá biệt, thƣờng xuyên trốn học, đi chơi game, thậm chí đi chơi thâu đêm, bỏ đi, gây lộn đánh nhau...Những em này tuy không chiếm số đông nhƣng lại khiến các thầy cô mất nhiều thời gian và cơng sức nhất. Khi trị chuyện, phân tích khơng cịn hiệu quả, họ lựa chọn biện pháp "cƣơng". Họ có thể bạt tai, dùng roi, đánh vào đít...trẻ trƣớc để trẻ "trở về

thực tại" sau đó mới ngồi lại phân tích cho trẻ biết đúng sai, phải trái.

Trong số 04 NVXH hiện đang và 02 NVXH từng làm việc tại Phòng trẻ đƣợc phỏng vấn, tất cả họ đều thừa nhận họ đã từng sử dụng cách này để giáo dục trẻ. Thậm chí, các NVXH kể cán bộ phịng trẻ thống nhất với nhau có thể dùng biện pháp mạnh.

Các NVXH cho rằ

ng mối quan hệ giữa hai bên sau đó vẫn bình thƣờng, khơng vì bị đánh mà trẻ ghét, xa lánh, hằn học thầy cô. Và theo họ, việc họ đánh trẻ chỉ là để giáo dục, khơng để lại hậu quả gì về thể chất hay tâm lý.

Khác với Giáo dục viên phòng trẻ em, các Giáo dục viên phòng ngƣời già làm việc với những thân chủ lớn tuổi hơn họ rất nhiều, hầu hết các cụ có vấn đề về tâm thần hoặc gặp các bệnh mãn tính. Các giáo dục viên cho rằng "ngƣời già tính cũng nhƣ trẻ con" - khó chiều,

thất thƣờng. Vì vậy, khi các cụ thể hiện các ý muốn "không phù hợp", các giáo dục viên thƣờng cũng cáu gắt, la mắng các cụ nếu giải thích mà các cụ khơng chịu nghe.

b. Hành vi của NVXH tại TT0506

Mặc dù đánh giá thấp khả năng thay đổi của học viên, các NVXH vẫn tậm tâm với công việc, cố gắng hết sức mình nhƣng họ "không đặt hết 100% hy vọng" nữa để khơng cịn phải buồn nhiều. Họ học cách chấp nhận, đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn, lấy những chuyển biến tích cực dù là rất nhỏ của học viên làm động lực để mình cố gắng hơn nữa.

Một NVXH chuyên nghiệp nói: "...Uốn phải uốn từ cây măng, chứ đã thành tre rồi

thì chỉ để làm cây Bon sai. Mà học viên thì đã thành tre già rồi, nên phải uốn tỉ mỉ... Dù khơng tin học viên nhưng mình vẫn tìm động lực làm việc từ suy nghĩ chính bản thân mình cũng chưa hồn thiện. Vì thế, mình vẫn đặt niềm tin, tơn trọng và động viên thân chủ, mong rằng họ nhận ra mong muốn của giáo dục viên."

(NVXH chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) Tuy nhiên tồn tại sự chênh lệch giữa nhận thức và hành vi của họ khi họ biết mình cần làm gì nhƣng lại chƣa đủ động lực để thực hiện những hành động cụ thể. Mặc dù họ hồn tồn khơng mong muốn học viên tái nghiện, họ muốn tạo ra những thay đổi tích cực ở mơi trƣờng để có thể hỗ trợ học viên tốt hơn trong q trình tái hịa nhập cộng đồng, tuy nhiên các NVXH đều chỉ mới chia sẻ nó ở dạng mong muốn, họ chƣa có các hành động cụ thể để đạt đƣợc mong muốn đó. Họ giải thích rằng việc đó khó và vƣợt quá thẩm quyền của họ, họ xem đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và của xã hội hơn là của bản thân.

"Cán bộ cũng có một số người có

thái độ chưa tốt. Ví dụ như mình đáng tuổi con tuổi cháu nhưng lại la mắng các cụ sa sả."

c. Hành vi của NVXH tại Hội CTĐ

Nhƣ đã phân tích ở phần nhận thức đối với cơng việc, NVXH tại Hội CTĐ đánh giá hoạt động tại đây vẫn cịn mang tính từ thiện, nhân đạo, chƣa phát huy đƣợc khả năng của ngƣời dân trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Ngƣời dân khi đƣợc trợ giúp có tâm lý trơng chờ, ỷ lại và thƣờng khơng tạo ra đƣợc những thay đổi mang tính bền vững.

Các hoạt động trợ giúp của hội thƣờng không kéo dài mà chỉ theo đợt, các NVXH tiếp xúc với thân chủ trong thời gian ngắn diễn ra hoạt động nên họ không mấy chú trọng việc xây dựng mối quan hệ với ngƣời dân. Tuy nhiên họ lại đánh giá rằng ngƣời dân thƣờng quý mến cán bộ vì đã giúp đỡ họ. Ở đây chúng ta sẽ thấy một sự chênh lệch về mặt quyền lực giữa ngƣời cần nguồn lực và ngƣời nắm giữ nguồn lực, điều đó dƣờng nhƣ tạo ra tâm lý xin - cho ở NVXH trong khí bản thân họ khơng phải là ngƣời tạo ra hay có quyền quyết định về việc phân bổ nguồn lực đó.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy các NVXH đã kiên nhẫn và luôn cố gắng trong công việc của mình để có thể giúp đỡ thân chủ tốt nhất. Vượt qua những rào cản về định kiến xã hội đối với đối tượng làm việc họ vẫn chấp nhận thân chủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm trong hành vi của NVXH đối với thân chủ. Trong đó nổi bật là việc NVXH có những hành vi thiếu phù hợp như la mắng, sử dụng đòn roi.

Tiểu kết

Nhƣ vậy sau quá trình nghiên cứu cho thấy bên cạnh những nhận thức, cảm xúc và hành vi tích cực đối với thân chủ, các NVXH tại 3 địa bàn nghiên cứu vẫn còn nhiều những nhận thức, cảm xúc tiêu cực, từ đó dẫn đến những hành vi thiếu chuyên nghiệp.

Các biểu hiện của thái độ đối với

thân chủ

Ý kiến trả lời Số lƣợng

Nhận thức

Nhận thức chung Thân chủ của CTXH là ngƣời yếu thế. 17/20 Ai cũng có thể trở thành thân chủ của CTXH 03/20 Thân chủ là ngƣời kém may mắn. 20/20 Làm việc với thân chủ là một q trình học hỏi tự

hồn thiện bản thân

16/20

Nhận thức về nguyên tắc cá biệt hóa

Mỗi thân chủ là một cá thể riêng biệt 20/20 Khơng có một phƣơng pháp làm việc nào phù hợp

với tất cả mọi thân chủ

20/20

Rất khó khăn để hiểu đƣợc thân chủ vì:

NVXH phải quản lý, chăm sóc nhiều đối tƣợng Hồ sơ thân chủ thiếu thông tin, chƣa đƣợc chú trọng

20/20 10/20

NVXH thiếu kiến thức về tâm lý đối tƣợng, thiếu kỹ năng đánh giá con ngƣời

6/20 Thân chủ không hợp tác 5/20 Nhận thức của NVXH tại TTBTXH Trẻ trong TTBTXH khó giáo dục . 4/4 Cần sử dụng địn roi trong giáo dục trẻ, nó khơng

tạo ra các hậu quả.

4/4

Ngƣời già trong TTBTXH khó tính, thất thƣờng, khó chiều.

5/5

Nhận thức của NVXH tại TT0506

Học viên trong TT0506 khó thay đổi 8/8 Phân tích tốt các ngun nhân của tình trạng tái

nghiện của HV tại TT0506.

Cảm xúc Thƣơng cảm, lo lắng, mong muốn giúp đỡ. 20/20 Có lỗi khi thân chủ khơng tiến bộ. 12/20 Khơng kiểm sốt đƣợc cảm xúc khi thân chủ khóc,

cãi lời, nóng nảy.

18/20

NVXH tại TT0506 khơng tin tƣởng vào khả năng thay đổi của thân chủ.

8/8

NVXH tại TT0506 cảm thấy sốc, buồn, thất vọng khi thân chủ tái nghiện.

8/8

Hành vi

Thực hành nguyên tắc cá biệt hóa

Dành nhiều thời gian giao tiếp để có thể xây dựng mối quan hệ, hiểu đối tƣợng.

20/20

Tìm kiếm thơng tin với đồng nghiệp và thân chủ khác 15/20 Xem hồ sơ 9/20 Vãng gia 8/20 Quan sát 5/20 Khẳng định mình hiểu thân chủ 16/20 Suy nghĩ tìm cách làm việc phù hợp với từng thân

chủ

9/20

Đối xử công bằng với mọi thân chủ. 7/20

Không thành kiến. 5/20

Hành vi của NVXH tại TTBTXH

Giáo dục trẻ bằng cách làm gƣơng 4/4 Trị chuyện, phân tích để trẻ hiểu 4/4

Đánh trẻ 6/9

Giải thích cho các cụ 5/5

Cáu gắt, la mắng 5/5

tại TT0506 của thân chủ

Không cố gắng để cải thiện vấn đề 8/8 Vẫn ln cố gắng để hồn thành tốt trách nhiệm

của mình

8/8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)