Cảm xúc của Nhân viên xã hội đối với công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 62 - 69)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của Nhân viên xã hội đối với nghề Công tác xã hội

2.1.1.2. Cảm xúc của Nhân viên xã hội đối với công việc

Trong quá trình tiếp xúc, phỏng vấn với các NVXH, tác giả nhận thấy họ đều rất nhiệt huyết và u thích cơng việc của mình. Bản thân họ ln cho thấy dù cơng việc có nhiều điểm họ chƣa hài lịng nhƣng họ vẫn nhìn vào những khía cạnh tích cực để hồn thành tốt trách nhiệm. Nhƣ đã phân tích trong phần nhận thức của NVXH về tác động của nghề CTXH với thân chủ và xã hội, giá trị giúp đỡ của nghề nghiệp luôn là điều khiến các NVXH cảm thấy tự hào, u thích và muốn gắn bó với nó. Khơng ít NVXH chia sẻ rằng nếu không tiếp tục làm việc tại cơ quan hiện tại họ vẫn muốn tìm một công việc trong lĩnh vực này.

Dù vậy, các NVXH đã dành nhiều thời gian hơn cho việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực nhƣ nhàm chán, áp lực, khơng hài lịng....

a. NVXH cảm thấy áp lực

Nhƣ đã phân tích trong phần nhận thức, hầu hết các NVXH đều nói cơng việc họ đang làm có nhiều khó khăn liên quan đến đặc điểm của đối tƣợng, nhận thức của xã hội về nghề CTXH, sự kỳ thị, quy định cơ quan...Những khó khăn trong cơng việc đã tạo ra cho NVXH những áp lực nhất định. Với cán bộ TTBTXH, áp lực đến với họ khi có các tình huống nhƣ trẻ cãi lộn, không nghe lời, bỏ học đi chơi, đi chơi game qua đêm khơng về,...trong khi đó cấp trên và đồng nghiệp lại nhìn vào một vài trƣờng hợp trẻ vi phạm nội quy để đánh giá họ khơng hồn thành nhiệm vụ.

Các NVXH phải làm quá nhiều việc, quản lý nhiều đối tƣợng, khi công việc dồn đến tạo cho họ rất nhiều áp lực, thậm chí họ bị "quay cuồng", "mất ngủ" vì khơng biết phải sắp xếp nhƣ thế nào. Với đặc thù làm việc với đối tƣợng là những ngƣời nghiện ma túy, hầu hết học viên đều có tiền án tiền sự, các NVXH ngồi việc giáo dục, quản lý, hỗ trợ tâm lý cho học viên cịn phải ln đảm bảo kỷ luật và sẵn sàng ứng phó với các tình huống học viên trốn trại. Các NVXH tại TT0506 đã chia sẻ có những lúc học viên họ cùng hùa nhau đánh lại cán bộ để bỏ trốn, cũng có khi học viên trốn đƣợc thì cán bộ phải bất kể đêm ngày, đi vào rừng tìm kiếm...vì thế cơng việc khơng chỉ nhiều mà cịn nguy hiểm.

"Nhiều khi nản. Trên thì lãnh đạo, dưới thì

học viên, "trên đe dưới búa" mình là người ở giữa phải dung hòa cả hai. Nhiều khi mỏi hết miệng, về nhà nằm buông xuôi, không muốn làm gì. Nhưng rồi nghĩ cơng việc nào cũng có áp lực, mình cũng khơng muốn từ bỏ dễ dàng, tiếc tâm huyết mình bỏ ra suốt thời gian qua."

(NVXH chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) "Có nhiều người vào áp lực quá, phải nghỉ.

Nhưng sợ kì nên đi trước rồi mới gọi điện về nói sau. Coi như dọn đồ đi cả đêm, chuồn hẳn luôn rồi mới xin nghỉ."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nam, 38 tuổi) Mơ hình đối phó với áp lực chung của tất cả các NVXH là tự động viên bản thân "cơng việc nào cũng khó khăn", "có việc là may mắn rồi"; chia sẻ với gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp để có thêm động lực; khóc; bỏ việc.

Trong phần Tổng quan lý luận, chúng tôi đã giới thiệu bài viết "Quá tải cảm xúc" trong đó chỉ ra rằng CTXH là một

nghề khó khăn và nó gây nên những căng thẳng cho NVXH cao hơn so với những ngƣời làm việc trong các ngành nghề khác. Theo tác giả bài viết này tổng hợp, để giúp NVXH đƣơng đầu với những cảm xúc tiêu cực do áp lực công việc, chúng ta cần thiết phải có hệ thống kiểm huấn viên để hƣớng dẫn, hỗ trợ họ. Tuy nhiên, thực tế tại 3 địa bàn mà tôi tiến hành nghiên cứu, hoạt động này chƣa đƣợc triển khai một cách chính

thức, thậm chí có một lãnh đạo khi đƣợc hỏi về vấn đề này đã hỏi ngƣợc lại "Kiểm

huấn là cái gì?". Tại các TT này, chỉ có các hoạt động đánh giá thƣờng niên về hiệu

quả, phẩm chất, mức độ hồn thành cơng việc của NVXH; Khi một NVXH mới đến thì sẽ đƣợc giới thiệu qua về cơ sở, giới thiệu với cán bộ và đối tƣợng trong TT sau đó họ phải tự tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm bản thân để thích ứng với mơi trƣờng mới; Q trình làm việc nếu có gì khó khăn khơng thể tự giải quyết, họ có thể hỏi han ngƣời này ngƣời kia để xem có thể tìm đƣợc phƣơng pháp nào hợp lý...Với những hỗ trợ phi chính thức và không thƣờng xuyên trong một mơi trƣờng ln có những tình huống phức tạp thì áp lực, mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi.

b. Mức độ hài lịng của NVXH đối với cơng việc

Trong các mơ hình phân tích mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và hành vi làm việc của cá nhân (Harrison, Newman and Roth, 2006) [33], cảm xúc hài lịng với cơng việc và muốn gắn bó với tổ chức đƣợc xem là hai yếu tố cơ bản thể hiện thái độ nghề nghiệp của ngƣời lao động. Theo Locker (1976) thì sự hài lịng nghề nghiệp là "tình

trạng cảm xúc vui hoặc tích cực là kết quả của sự đánh giá của một người về nghề nghiệp hoặc những trải nghiệm nghề nghiệp" [49].

Không phải dễ dàng để một ngƣời lao động có thể cảm thấy hài lịng trong cơng việc. Bản thân họ khi đi làm không chỉ mong muốn có thu nhập xứng đáng, có vị trí phù hợp mà hơn nữa họ còn chờ đợi đƣợc thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm, xã hội hay sáng tạo, tự khẳng định bản thân. Tuy nhiên đây là một cảm xúc rất quan trọng, nó đƣợc coi là kết quả của thái độ nghề nghiệp tích cực. Allport GW, Vernon PE (1991) cho rằng hiệu suất lao động phụ thuộc vào sự hài lòng nghề nghiệp. Khi một ngƣời thấy tổ chức lao động đang xem xét đến các phần thƣởng tài chính và vật chất cho hiệu suất cơng việc của họ, họ thấy mình hài lịng với cơng việc và sẵn sàng đáp lại bằng cách thể hiện thái độ và hành vi tích cực, khuyến khích họ tự phát và sẵn sàng để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức ngay cả khi họ vƣợt quá nhiệm vụ chính thức và trách nhiệm của mình [45].

Chỉ có 1

5 NVXH (tất cả đều là NVXH chuyên nghiệp đang

làm việc tại TT0506) nói rằng họ hài lịng với cơng việc hiện tại, họ cảm thấy vui vì đƣợc đóng góp, đƣợc giúp đỡ cho ngƣời khác; hài lịng và tự hào vì tìm đƣợc cơng việc đúng chuyên ngành đào tạo; họ cũng thấy nó phù hợp với khả năng và sở thích của mình; hãnh diện vì đƣợc mọi ngƣời tin tƣởng và nhìn nhận.

4

5 NVXH cịn lại khơng hài lịng vì các lý do nhƣ lƣơng và phụ cấp chƣa thỏa đáng (11/16 ngƣời); nghề nghiệp chƣa đƣợc coi trọng (10/16 ngƣời); quy định làm việc của cơ quan chƣa hợp lý (8/16 ngƣời) đồng nghiệp thiếu đồn kết (4/16 ngƣời); vị trí cơng

...Với đồng lương đó mình làm vậy là đủ rồi, làm thêm cũng khơng được hơn gì.

tác chƣa phù hợp (3/16 ngƣời). Dù vậy, họ đều nói rằng họ vẫn chấp nhận cơng việc vì "xã hội phân cơng mỗi người mỗi việc", vì họ u thích nó, vì họ biết nghề này là một nghề thầm lặng và vì họ cũng khơng cịn lựa chọn nào khác.

Ngoài Allport GW, Vernon PE (1991), nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã chứng minh mối quan hệ mạnh mẽ giữa sự hài lịng cơng việc với hiệu suất lao động nhƣ Organ và Ryan (1995)Thoresen, Bono và Patton (2001). Khơng chỉ dừng lại ở đó, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự hài lịng trong cơng việc sẽ tạo ra sự hài lịng trong cuộc sống. Và tỉ lệ những ngƣời lao động khơng tìm đƣợc cảm xúc này có các sa sút về hành vi (withdrawal behaviors) nhƣ đi làm trễ, bất bình, lạm dụng ma túy, nghỉ việc...cao hơn so với nhóm những ngƣời hài lịng với cơng việc.

Ở đây, tác giả khám phá thấy sự khơng hài lịng đã tạo ra những tác động tiêu cực đến hành vi, cảm xúc của NVXH. Cụ thể, một số NVXH tại TTBTXH có hành vi bớt xén thực phẩm, đồ dùng của đối tƣợng hoặc làm việc khơng hết mình vì thu nhập thấp; Một số NVXH tại TTBTXH thể hiện sự bất bình vì khơng hài lịng với đồng nghiệp.

"Khơng biết sau 5 năm, 10 năm nữa làm việc ở đây thì mình có trở thành những

người như họ hay khơng, thực sự mình khơng muốn trở thành những người như họ bây giờ. Quá tính tốn, q bon chen và ích kỷ."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi)

c. NVXH trẻ cảm thấy bất ngờ và thất vọng về công việc

Trong số 20 NVXH đƣợc khảo sát, có 13 NVXH trẻ (sinh năm 1980 trở về sau) và tất cả họ đều cho biết họ đã "thất vọng", "ngỡ ngàng" và "sốc" trong thời gian đầu đi làm vì cơng việc hồn tồn khơng nhƣ họ tƣởng tƣợng. Họ chƣa từng nghĩ đến việc sẽ không nhận đƣợc sự chào đón của đồng nghiệp và đối tƣợng, thậm chí cịn bị đối tƣợng chửi mắng, đánh đập, họ thấy bị cơ lập, khơng có ai hƣớng dẫn, thêm vào đó, họ lại phải làm những việc "tầm thƣờng". Đây là hệ quả tất yếu của việc các NVXH đã quyết định đến với cơng việc mà khơng tìm hiểu về nó nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc. Chính vì khơng tìm hiểu nên họ hồn tồn khơng có q trình chuẩn bị về tâm lý, kỹ năng để thích ứng với mơi trƣờng.

Một NVXH chuyên nghiệp nói: "Kể cả chuyện thay tã, vệ sinh cho đối tượng mình

cũng quen rồi vì mình từ nơng thơn ra, khơng ái ngại nam nữ gì cả. Có nhiều người lở lt, hơi hám, y tế nghỉ sinh khơng có ai thì mình bắt buộc phải làm. Thường thì đối tượng nữ do cán bộ nữ làm, nhưng vào ca trực của mình thì mình cũng phải làm, khơng thay thì để bẩn thỉu rồi bệnh nặng thêm...Mình cũng nghĩ mình học ra mà sao làm những cơng việc tầm thường như thế này, trong hợp đồng ghi là quản lý và chăm sóc đối tượng, nhưng làm những việc như thế này thì hơi quá đáng vì thực ra những việc này phải do nhân viên y tế, nhân viên điều dưỡng làm. Nếu chỉ làm những việc này thì sau khơng cần tuyển NVXH, chỉ cần tuyển điều dưỡng là được rồi....Tuyển mình vào làm, mình có cơng việc là mừng rồi, ai dám nói để mà nghỉ việc rồi biết đi đâu".

(NVXH chuyên nghiệp, nam, 31 tuổi).

Cùng thất vọng và bất ngờ nhƣ NVXH tại TTBTXH, tuy nhiên, NVXH tại TT0506 bị bất ngờ do phải tiếp xúc với đối tƣợng quá đặc biệt, đến từ nhiều tầng lớp, độ tuổi khác nhau và có đời sống rất phức tạp; cịn NVXH tại Hội Chữ thập đỏ thì thất vọng vì mơi trƣờng làm việc quá khắc nghiệt, họ phải đi vào các vùng sâu vùng xa nơi cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn và phải tìm cách tự khắc phục để có thể hồn thành cơng việc.

Một nguyên nhân của tình trạng này là sự thiếu cơng tác kiểm huấn nhƣ tác giả luận văn đã phân tích ở trên. Nếu khi một NVXH trẻ nhận cơng tác đã có một ngƣời có kinh nghiệm hơn đƣợc phân cơng theo dõi, đánh giá, hỗ trợ và hƣớng dẫn họ sẽ giúp họ thích ứng với mơi trƣờng dễ dàng hơn, giải tỏa đƣợc các cảm xúc tiêu cực và tự tin hơn trong việc xử lý công việc.

Để không bất ngờ với thực tế công việc, một NVXH hiện là trƣởng phịng chun mơn tại đây cho rằng các bạn trẻ cần thiết phải có q trình tìm hiểu và xâm nhập thực tế trƣớc khi quyết định lựa chọn cơng việc này

Ngồi cảm giác thất vọng, các NVXH còn chia sẻ khá nhiều các cảm xúc tiêu cực khác mà họ đã trải nghiệm trong q trình cơng tác nhƣ cảm thấy lạc lõng, buồn tủi, lo lắng, sợ, mệt mỏi, ngại, căng thẳng, ức chế, không tự tin, bức xúc...Đáng chú ý, sau

một thời gian gắn bó với cơng việc, một số NVXH vẫn chia sẻ họ khơng có cảm xúc, tình cảm với nó chỉ làm việc vì đó là trách nhiệm mà thơi. Các cảm xúc tích cực hầu hết liên quan đến những thành tựu mà họ đạt đƣợc. Khi nhìn học viên thay đổi, nhìn trẻ trƣởng thành, ngoan ngỗn, những bệnh nhân tâm thần có tiến triển...họ thấy hạnh phúc, tự hào và vui sƣớng vì mình đã giúp đỡ đƣợc cho đối tƣợng. Chính những cảm xúc tích cực này trở thành động lực để họ gạt bỏ những khó khăn trong cơng việc và gắn bó với nó.

Ngồi ra, theo họ dù cơng việc có khó khăn đến mấy nhƣng nếu mình biết chấp nhận và kiên trì với nó, lâu dần, khi mình quen rồi thì cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn. Điều này cho thấy rằng trong nhận thức của các NVXH, kinh nghiệm vẫn là yếu tố đóng vai trị quan trọng chứ khơng phải là kiến thức hay kỹ năng.

d. NVXH trẻ tại TTBTXH cảm thấy nhàm chán

Nhàm chán là cảm xúc thƣờng xuất hiện khi cuộc sống, công việc của chúng ta diễn ra một cách tuần tự từ ngày này sang ngày khác, khơng có sự đổi mới, khơng có những đột phá khiến cho mọi thứ gần nhƣ trở thành thói quen. Những NVXH nói về sự nhàm chán với các biểu hiện cụ thể là ngày nào cũng những con ngƣời đó, những công

"Cơng việc khá khác so với hồi tơi cịn đi học đại

học, lý thuyết xa vời thực tế, những khó khăn mà tơi chưa tưởng tượng khi ngồi trên ghế nhà trường. Khi tôi đi học thì nghĩ đi làm sẽ dễ dàng lắm, nhưng khi đi làm thì ý nghĩ đó đã tan biến khi tôi bước chân vào vùng xâu xa nhất tỉnh.Vấn đề phòng trọ là khổ nhất, phòng gỗ khi mưa thì tạt nước vào phịng, chuột thì nhiều, muốn ăn những thứ mà mình thích cũng khơng có, tơi phải đi ra huyện sắm một loạt dùng cho cả tháng; khi mới đi làm thì vào chịu sự ghẻ lạnh của mọi người, vào thơn thì trời mưa đất ở đường ngập tới mắt cá chân, xe không đi được, cơng việc của tơi khơng có ngày thứ 7, chủ nhật vì người đồng bào hai ngày đó mới gặp được họ. Tơi đã khóc rất nhiều, ra trường thì xa gia đình, người u. Khơng phải lúc nào cũng vận dụng lý thuyết vào công việc, phải tự lực bằng hành động thực tế".

"Sau khi những ý tưởng của mình đưa ra khơng được chấp nhận thì mình bng xi. Có đưa ra cũng khơng có cơ hội làm nên thơi kệ, mình cũng như mọi người, đi làm ngày 8 tiếng, bữa nào trực thì trực rồi đến tháng nhận lương... (NVXH bán

chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi).

việc đó. Sự sáng tạo không đƣợc khuyến khích, khơng có cơ hội để thể nghiệm cái mới. Dần dà, họ ngầm hiểu rằng trách nhiệm của mình chỉ đến thế thơi và khơng việc gì phải cố gắng hơn thế. Bởi vậy rõ ràng đây là một cảm xúc rất tiêu cực, làm giảm hứng thú và động lực làm việc của ngƣời NVXH.

Nhƣng điều đặc biệt là chỉ có những NVXH trẻ nói rằng họ thấy cơng việc nhàm chán, còn những ngƣời lớn tuổi hơn thì khơng thấy chia sẻ điều này. Liệu vì họ chấp nhận cơng việc tốt hơn, họ đã thích ứng đƣợc với mơi trƣờng, hay vì họ u nghề hơn?

Đồng thời, cũng chỉ có NVXH trẻ tại TTBTXH cảm thấy cơng việc của họ đơn giản và nhàm chán, còn tại 2 địa bàn nghiên cứu khác, các NVXH không chia sẻ điều này. Có thể thấy nhận thức và những cảm xúc này của NVXH trẻ tại TTBTXH hoàn toàn phản ánh thực tế công việc họ đang làm. So sánh giữa 3 địa

bàn, những hoạt động của NVXH tại TT0506 và Hội CTĐ đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng phức tạp hơn nhƣ tham vấn, tƣ vấn, tổ chức các hoạt động...Đồng thời, NVXH tại Hội CTĐ thƣờng xuyên đi công tác các tỉnh, huyện khác, có cơ hội gặp gỡ và giao lƣu nhiều ngƣời. Từ đó tạo ra sự thách thức, mới mẻ trong cơng việc.

Tóm lại, bên cạnh một số cảm xúc tích cực như tự hào, vui, yêu thích, các NVXH

tại 3 địa bàn nghiên cứu đã chia sẻ rất nhiều các cảm xúc tiêu cực. Hầu hết họ đều cảm thấy khó khăn và áp lực vì phải quản lý quá nhiều đối tượng, làm nhiều việc, chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)