Nhận thức của Nhân viên xã hội về bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 93 - 98)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của Nhân viên xã hội đối với nghề Công tác xã hội

2.1.3.1. Nhận thức của Nhân viên xã hội về bản thân

a. Nhận thức về vai trò của bản thân

Theo Robertsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ đƣợc gắn liền với một vị thế xã hội nhất định [53]. Một ngƣời nhận thức đƣợc vai trị của mình sẽ giúp anh ta xác định đƣợc mình là ai, mình phải làm gì trong mối quan hệ với đối tƣợng trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Để tìm hiểu nhận thức của NVXH về vai trị của bản thân, chúng tơi đã sử dụng câu hỏi "Anh/chị đang đóng các vai trị nào khi thực hiện các công việc hiện tại?". Đa số các NVXH đều nói mình ở vai trị là "người giúp đỡ", "người hỗ trợ" cho thân chủ.

"Nếu mình nghĩ đến nghề nghiệp vì đồng lương thì mình sẽ làm việc qua loa,

nhưng nếu mình đã nhận thức được vai trò giúp đỡ và học được các giá trị của người làm CTXH thì mình sẽ dùng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ và mang lại hiệu quả cao. Khi làm được việc đó bản thân mình cảm thấy thoải mái."

Với câu hỏi này, NVXH chuyên nghiệp chỉ nói đƣợc những vai trò họ thƣờng xuyên thực hiện và gần gũi nhƣ ngƣời giáo dục (12 NVXH chuyên nghiệp trả lời), ngƣời tƣ vấn (34 NVXH nhắc đến). Trong khi đó NVXH bán chun nghiệp đã mơ tả một cách chi tiết các cơng việc mình thực hiện tại cơ sở, tổ chức, nhƣng họ lại khơng hình dung đƣợc mình đang đóng vai trò nào khi làm những cơng việc đó. Hầu hết họ đều nói mình giống nhƣ anh chị, con cháu, cha mẹ, thầy cô...của thân chủ.

Qua đó cho thấy, hầu hết NVXH bán chuyên nghiệp nhận thức về vai trị của mình dựa trên sự chênh lệch về độ tuổi so với đối tƣợng (làm việc với ngƣời cao tuổi thì tự nhận mình là con cháu), hoặc dựa trên đặc thù của đối tƣợng (làm việc với trẻ mồ cơi thì xem mình là cha mẹ vì bản thân trẻ khơng cịn cha mẹ nữa), hay dựa trên những công việc mà họ thƣờng thực hiện cùng đối tƣợng (xem mình là thầy cơ vì họ kèm trẻ học). Tuy nhiên đó khơng thể xem là những vai trò nghề nghiệp mà chỉ là những vai trò thƣờng nhật. Trong khi đó, dựa trên việc thu thập thông tin về những hoạt động hàng ngày của NVXH, chúng tôi nhận thấy NVXH đang đảm nhận khá nhiều các vai trò phong phú nhƣ ngƣời chăm sóc, ngƣời giáo dục, ngƣời mơi giới/liên kết nguồn lực, ngƣời biện hộ, ngƣời hòa giải, ngƣời tƣ vấn, ngƣời lập kế hoạch, ngƣời vãng gia, ngƣời thúc đẩy, tác viên phát triển cộng đồng, ngƣời vận động xã hội, ngƣời quản lý, ngƣời điều phối nhóm.

Mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ là một mối quan hệ công việc, bị chi phối bởi pháp luật và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nói chung và các nội quy, quy định của cơ quan nói riêng. NVXH cần ý thức rõ mình đóng vai trị gì với thân chủ, với cơ quan, với xã hội để từ đó có hành vi phù hợp và hiệu quả, đảm bảo tính chuyên nghiệp. Ngƣợc lại nếu NVXH đặt mình trong một mối quan hệ khơng chun nghiệp họ cũng sẽ có những cách hành xử thiếu phù hợp nhƣ mƣợn tiền của đối tƣợng (và không trả, hoặc mua sữa, mua trái cây cho đối tƣợng và nói là trả rồi), giúp đối tƣợng giữ tiền (Theo trao đổi của Lãnh đạo cơ sở, nam, 42 tuổi) trong khi theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp những việc làm này hoàn toàn bị cấm.

b. Nhận thức của NVXH về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần có

Phẩm chất

Kết quả cho thấy nhận thức của NVXH về các phẩm chất cần có tập trung vào 2 nhóm: nhóm 1: các phẩm chất để có thể gắn bó và làm việc tốt; và nhóm 2: các phẩm chất cần thể hiện khi làm việc với đối tƣợng.

Ở nhóm 1, tâm huyết là điều đƣợc tất cả các NVXH nhắc đến, và luôn đƣợc nhắc đến đầu tiên. Theo họ, NVXH cần có cái tâm với nghề, phải yêu nghề và đam mê thì mới có thể làm việc đƣợc. Họ cho rằng CTXH là một nghề đầy khó khăn, nếu khơng có tâm huyết thì anh khơng thể vƣợt qua để gắn bó với nó.

Sau đó, dấn thân cũng là phẩm chất đƣợc nhắc đến khá nhiều với các biểu hiện nhƣ NVXH ln nhiệt tình, năng nổ với cơng việc, chấp nhận hy sinh, khơng ngại khó, ngại khổ, biết vƣợt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ.

Ngồi ra, NVXH cịn đƣợc cho là phải kiên trì, nhẫn nại, cần cù với công việc; Họ phải là ngƣời có kinh nghiệm, và ln có ý thức tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân thơng qua q trình làm việc thực tế và quan sát, học hỏi đồng nghiệp; Phải luôn trung thực với thân chủ, với đồng nghiệp và với chính bản thân mình trong mọi tình huống, không đƣợc thay đổi sự thật dù bất kỳ lý do nào; Cầu tiến, ham học hỏi: NVXH không đƣợc tự hài lòng với bản thân, phải học hỏi không ngừng để đáp ứng nhu cầu công việc, học hỏi từ lãnh đạo, đồng nghiệp và chính thân chủ; Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và nội quy, quy chế của cơ quan, sống có đạo đức; Tự ý thức về bản thân, biết làm chủ và điều tiết cảm xúc của bản thân; Có thái độ nghề nghiệp tích cực: NVXH cần ln nhận thức rằng nghề CTXH là một nghề khó khăn, NVXH phải ln cống hiến và tự thay đổi bản thân; Phải đƣợc đào tạo: NVXH phải đƣợc đào tạo để có kiến thức và biết áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.

Nhóm 2, nhóm các phẩm chất cần thể hiện khi làm việc với thân chủ bao gồm hiểu thân chủ, NVXH phải biết đặt mình vào hồn cảnh của thân chủ để cảm thông, chia sẻ và hiểu đƣợc họ; Tôn trọng thân chủ, phẩm giá của thân chủ, chấp nhận họ, không kỳ thị và phân biệt dù họ đến từ tầng lớp hay hồn cảnh nào; Đối xử cơng bằng với mọi

thân chủ; Không làm hại thân chủ, đặt lợi ích của thân chủ lên trên hết; NVXH phải là ngƣời có tình thƣơng, lịng nhân ái, thƣơng ngƣời; NVXH phải làm gƣơng, luôn là một tấm gƣơng để thân chủ nhìn vào, khơng đƣợc nói với thân chủ những giáo điều trong khi bản thân không tự rèn luyện đƣợc;

Nếu trong phần nhận thức của NVXH về chuẩn mực đạo đức, có một số NVXH nhầm lẫn chuẩn mực đạo đức với các phẩm chất cá nhân thì một lần nữa, các NVXH lại đƣa một số các chuẩn mực đạo đức vào phần các phẩm chất cần có, ví dụ nhƣ "Tơn

trọng thân chủ", "đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu"... Đồng thời, kinh nghiệm,

kiến thức và kỹ năng cũng nhƣ khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế là những yêu cầu cần có đối với một NVXH giỏi nhƣng khơng thể xem là những phẩm chất cần thiết..

Tuy nhiên, xét về tổng thể có thể thấy các NVXH đã nhận thức đầy đủ về những phẩm chất mà bản thân mình cần có (dựa trên những phẩm chất đƣợc đề cập đến trong cuốn Nghề CTXH - Nền tảng triết lý và cơ sở lý luận).

Kiến thức

Về kiến thức, trừ một số ý kiến của 04 NVXH tại TTBTXH cho rằng không cần đào tạo cũng có thể làm CTXH đƣợc, tất cả những NVXH khác đều nói kiến thức hết sức quan trọng.

Theo họ, kiến thức ngoài việc giúp cung cấp phƣơng pháp cho NVXH, nó cịn giúp họ tự tin hơn trong xử lý cơng việc, nắm bắt và thích ứng nhanh hơn với mơi trƣờng, một NVXH tốt không thể thiếu kiến thức bên cạnh kinh nghiệm và tâm huyết.

Các nhóm kiến thức NVXH cần phải nắm bao gồm kiến thức về tâm lý, đặc điểm tâm lý của các đối tƣợng xã hội cụ thể, đặc điểm tâm lý của con ngƣời trong các giai đoạn phát triển; Kiến thức về các vấn đề xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, nghèo đói,...; Kiến thức về các phƣơng pháp can thiệp cụ thể gồm CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tƣ vấn, tham vấn; Kiến thức về pháp luật: khi làm việc với thân chủ, tùy theo nhu cầu của đối tƣợng, NVXH có thể phải nắm cả những pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề của họ; Kiến thức về sƣ phạm: sử dụng khi lên lớp chuyên đề cho các đối tƣợng; Kiến

thức về sinh học ngƣời: để theo dõi và biết tình trạng sức khỏe của đối tƣợng, đặc biệt trong giáo dục trẻ nữ mình cần biết để có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt khi trẻ đi chơi qua đêm...; Ngồi ra là những kiến thức, thơng tin mà đối tƣợng cần: khi thân chủ có nhu cầu tìm hiểu thơng tin và hỏi NVXH, NVXH phải tìm hiểu và nắm đƣợc để giải đáp thắc mắc của họ;

Ý kiến của NVXH cũng dàn trải chứ không tập trung, thƣờng mỗi ngƣời chỉ nêu đƣợc một vài mảng kiến thức mà họ thực sự quan tâm và thƣờng xuyên sử dụng, trong đó kiến thức về đặc điểm tâm lý của đối tƣợng là ý kiến có số NVXH nhắc đến nhiều nhất (4

5 NVXH nhắc đến) còn những kiến thức khác thƣờng chỉ có một, vài NVXH nhắc đến. Các NVXH đều cho rằng việc hiểu đƣợc đặc điểm tâm lý đối tƣợn giúp họ dự đoán đƣợc hành vi, đánh giá đƣợc vấn đề và từ đó tiếp cận, làm việc với thân chủ hiệu quả hơn.

 Kỹ năng

Khác với kết quả về kiến thức, ý kiến của các NVXH về những kỹ năng cần thiết cho CTXH rất tập trung, bao gồm:

 Kỹ năng truyền thông giao tiếp, lắng nghe;  Kỹ năng xử lý tình huống;

 Kỹ năng hịa giải/giải quyết mâu thuẫn;  Kỹ năng tạo lập mối quan hệ;

 Kỹ năng giải quyết vấn đề;  Kỹ năng tham vấn, tƣ vấn;  Kỹ năng thuyết phục;  Kỹ năng đánh giá;  Kỹ năng thuyết trình;  Kỹ năng quan sát;  Kỹ năng đặt câu hỏi;

Đối với các kỹ năng nhƣ thuyết trình, tƣ vấn, tham vấn các NVXH cho rằng cần phải qua trƣờng lớp mới

có thể có đƣợc. Tuy nhiên với những kỹ năng khác, họ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành trong thực tế công việc và cần thời gian thì

mới đạt đƣợc. Kể cả NVXH chuyên nghiệp cũng chung quan điểm đó.

Khi đƣợc đề nghị đánh giá về sự phù hợp của bản thân đối với công việc, 20/20 NVXH đều cho rằng mình rất phù hợp, tuy nhiên giải thích về đánh giá này lại chỉ có 2 lý do: "vì thích cơng việc này" (12/20 NVXH ) và vì "học ngành này ra" (5/20 NVXH) hoặc vì "mình làm thấy phù hợp, thế thơi" (3/20). Nghĩa là NVXH chƣa áp những nhận thức về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng vào bản thân để xem mình đã có gì và cịn thiếu gì nhằm thành cơng trong cơng việc.

Tóm lại, Các NVXH đã nhận thức khá tốt về những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần có của một NVXH, tuy nhiên họ lại khơng tự đánh giá được bản thân có phù hợp với cơng việc này hay không, cần trau dồi thêm ở lĩnh vực nào để có thể thành cơng trong nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 001 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)