Báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 31 - 34)

7. Bố cục luận văn

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.4. Báo điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến

(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.

Được ra đời vào tháng 5 năm 1992, Chicago Tribune là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới. Từ đó, báo điện tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó, ước tính con số báo điện tử đã lên tới 8.474. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: AFP, Reuter… các đài truyền hình như: CNN, NBC… các tờ báo như New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm cơng chúng báo chí.

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Đặc biệt, với tính tương tác, công chúng của báo điện tử cịn chuyển từ đối tượng tiếp nhận thơng tin thụ động sang chủ động.

Ở nước ta, báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất, ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.

Điều 3, chương 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí

2016, 103/2016/QH13 quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng

chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử” [37, tr. 1].

Trong cuốn sách Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thơng tấn Hà Nội,

một loại hình báo chí “được sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học

công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng sever, các phần mềm ứng dụng...” [14, tr. 18].

Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản”, Nxb Chính trị - Hành chính, năm 2011. TS. Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình

thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet.Báo mạng điện tử bao gồm nhiều cơng cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program)” [22, tr. 22].

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin được dùng chung thuật ngữ “báo điện tử” để chỉ một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và hoạt động trên nền tảng Internet .

Có thể nói đa phương tiện là một trong những ưu điểm vượt trội của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí truyền thơng khác. Báo điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.

Báo điện tử đã vượt qua các rào cản mà các loại hình báo chí khác vướng phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính. Quy trình sản xuất thơng tin đơn giản, dễ dàng nên có thể cập nhật, bổ sung bất kì lúc nào với số lượng bao nhiêu. Thông tin trên báo điện tử có thể sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Việc cập nhật thơng tin có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày, chính vì vậy, trên báo điện tử, “giới hạn cuối cùng” của 1 bài báo chỉ là tạm thời và tương đối vì bất cứ lúc nào thơng tin cũng có thể được cập nhật, bổ sung.

Quá trình tương tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngồi ra cịn có rất nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum, share… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

Báo điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng, chương trình như các loại hình báo chí khác. Thơng tin được lưu trữ dưới dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn… nên nó thực sự là 1 kho thơng tin khổng lồ. Báo điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khố được đính kèm trên mỗi trang báo điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề… Nếu khơng có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hồn tồn đơn giản. Điều này với truyền hình hay phát thanh là vơ cùng khó.

Trong luận văn này khái niệm báo điện tử được hiểu là một loại hình

báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet, có khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí khác và tốc độ cung cấp thông tin nhanh, nhiều, rộng khắp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)