Đối với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 110 - 118)

7. Bố cục luận văn

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng truyền thơng

3.2.2. Đối với cơ quan báo chí

3.2.2.1. Xác định rõ nhiệm vụ truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trong từng giai đoạn cụ thể

Căn cứ vào tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành, bám sát các sự kiện pháp lý nảy sinh trong thực tiễn đời sống xã hội, và các thông tin tiếp nhận từ các cá nhân, tổ chức cơ quan báo chí cần xây dựng kế hoạch phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể theo từng năm trong từng nhiệm vụ cụ thể, qua đó xác định được nguồn lực thực hiện, cách thức tổ chức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 cao nhất.

Các cơ quan báo chí cần xác định mục đích việc tuyên truyền, những nội dung Luật doanh nghiệp 2014 sẽ tuyên truyền và thời gian tuyên truyền:

việc tuyên truyền sẽ diễn ra lâu dài, định kỳ hay theo thời điểm, mục đích tuyên truyền sẽ quyết định các nội dung về Luật doanh nghiệp 2014 cần tuyên truyền...

3.2.2.2. Tạo cơ chế tiếp nhận thông tin của độc giả về nhu cầu truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014

Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi là một bước quan trọng trong quy trình sáng tạo tac phẩm báo chí. Theo dõi, nắm bắt thơng tin phản hồi là để nhà báo biết được tác phẩm của mình đem lại hiệu quả hay hâu quả xã hội. Xử lý thông tin phản hồi là để nhà báo kịp thời giải quyết các tình huống đặt ra liên quan đến dư luận xã hội mà tác phẩm của mình đem lại.

Các cơ quan báo chí cần chú trong hoạt động theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả và hậu quả của tác phẩm báo chí, tạo dựng niềm tin của báo chí đối với cơng chúng.

Phản hồi về hiệu quả, hậu quả do tác phẩm báo chí đem lại thường từ các đối tượng như: Cơ quan quản lý tư tưởng, văn hóa; Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và truyền thơng; Cơ quan chủ quản báo chí; Các tập thể; Các đồng nghiệp báo chí; Cá nhân cơng chúng xã hội.

Thực tế thì sự phản hồi của các cơ quan quản lý và chủ quản báo chí, của cơng chúng xã hội về hiệu quả, hậu quả từ các tác phẩm báo chí ln diễn ra là điều tất yếu khách quan. Điều này thể hiện cho một nền báo chí tự do, dân chủ, nhân văn. Các tòa soạn, nhà báo thực sự chuyên nghiệp thường dũng cảm nhận trách nhiệm xã hội về hiệu quả và hậu quả từ các tác phẩm của mình cơng bố và họ càng làm tăng niềm tin của cơ quan quản lý, chủ quản và cơng chúng đối với báo chí.

Các báo cần làm tốt công tác bạn đọc, phát hành trên trang báo điện tử. Đây là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Nó quyết định đến sự thành cơng của mỗi trang báo bởi vì hiệu

quả của báo chí chỉ có thể có được khi nó tới được với cơng chúng. Xã hội ngày càng phát triển, báo chí càng cần có sự tương tác với độc giả. Tính tương tác với độc giả. Tinh tương tác thể hiện ở chỗ độc giả có thể phản hồi, tham gia đóng góp ý kiến về những thơng tin trên báo chí và ngược lại, nhà báo nghe được những phản hồi về những bài báo mình đã viết, nắm bắt được phản ứng của công chúng.

Ngày nay, báo chí khơng chỉ dừng lại ở việc thơng tin một chiều, nhà báo không thông tin cho bạn đọc những gì mình có mà phải cung cấp cho độc giả những thơng tin chính đáng họ cần biết, muốn biết. Độc giả cũng không tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà có quyền được nói lên ý kiến, cảm nhận của mình. Điều này sẽ giúp tờ báo có được những thơng tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời và chính xác nhất.

Đặc biệt, các báo cần quan tâm tới việc hồi đáp bạn đọc, tạo tính liên kết, tương tác giữa cơ quan báo và người dân.

Lập diễn đàn trao đổi lấy ý kiến phản hồi từ độc giả cũng là một hình thức tương tác hiệu quả. Trong quy trình làm báo hiện đại đây được đánh giá là khâu rất quan trọng nhằm tăng tính tương tác giữa những người làm báo và công chúng. Làm tốt khâu này sẽ giúp cơ quan báo chí vạch ra đường lối phát triển một cách khả thi nhất. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với nhiều cơ quan báo chí của Đảng bộ các địa phương, tránh tình trạng ép độc giả ăn mãi món ăn mà họ khơng thích, tạo điều kiện cho họ nói lên nhu cầu, nguyện vọng của mình, cũng có nghĩa là sản phẩm của nhà báo sẽ hấp dẫn hơn.

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tin, bài, bám sát vấn đề hơn, đáp ứng nhu cầu của độc giả

Một trong những chức năng cơ bản của báo chí là tham gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Báo chí quản lý, giám sát và phản biện xã hội bằng dư luận xã hội. Chỉ có thơng qua dư luận xã hội, báo chí mới làm trịn

trách nhiệm của ình là cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với Nhân dân; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước với quần chúng Nhân dân.

Các cơ quan báo chí cần chú trọng cơng tác đổi mới nội dung và hình thức truyền thông phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức về pháp luật, mà còn thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho đối tượng độc giả, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở nội dung thực tiễn áp dụng Luật doanh nghiệp 2014, các phóng viên diễn đạt, trình bày cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất cơng việc của từng đối tượng.

Theo nhận định của ông Lê Ngọc Khánh – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: “Đối với báo điện tử hiện nay, chất lượng về nội dung và hình thức cịn

rất hạn chế. Để tăng tính hấp dẫn, nâng cao hiệu quả của mỗi tin thì mỗi phóng viên phải khơng ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn về pháp luật, qua đó có thể nắm bắt tình hình nổi cộm, bức xúc trong dư luận để tuyên truyền, phổ biến định hướng thông tin. Báo điện tử cần chú trọng đến các bài điều tra, phóng sự chun sâu, có tính phản biện, đấu tranh cao, khơng ngại đụng chạm. Bên cạnh đó, về hình thức các báo cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, sử dụng nhiều ảnh, videoclip, biểu đồ, bảng biểu... để thu hút sự quan tâm của công chúng bạn đọc” (PVS, PL3).

Qua công tác truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014, báo chí phản ánh việc thi hành và áp dụng Luật doanh nghiệp 2014, báo chí cần phát hiện ra những bất cập, bất hợp lý trong các văn bản Luật doanh nghiệp 2014, những quy định không phù hợp, lỗi thời, chồng chéo của hệ thống pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung và hồn thiện. Bên cạnh đó, báo chí cũng cần đăng tải những ý kiến tiếp thu phê bình của các đơn vị doanh nghiệp có vụ việc làm không đúng theo

quy định của Luật doanh nghiệp 2014 được nêu ra trước công luận, một mặt giúp cơ quan nhà nước làm tốt trách nhiệm của mình, mặt khác tạo lịng tin vào pháp luật, vào công lý.

3.2.2.4. Tổ chức triển khai đa dạng hóa các hình thức truyền thơng phổ biến Luật doanh nghiệp 2014

Các nội dung phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 được thể hiện thông qua các thể loại như tin, bài, phỏng vấn, hỏi đáp pháp luật, tiểu phẩm, truyện ngắn, kết hợp với cách trình bày, cách đặt “tít”, hình ảnh minh họa...

Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phổ biến Luật doanh nghiệp 2014, ngoài cách thể hiện thông thường các tin, bài phản ánh, cơ quan báo điện tử cần thực hiện các hình thức sau:

Giao lưu, tọa đàn là hình thức đối thoại giữa độc giả và các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật trong đó có Luật doanh nghiệp 2014 về những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp 2014 được đông đả bạn đọc quan tâm. Đây là dịp để những người tham gia bày tỏ, trao đổi những quan điểm của mình về những vấn đề cụ thể. Nội dung giao lưu, tọa đàm về Luật doanh nghiệp 2014 thường là hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội nói chung và nhận thức về Luật doanh nghiệp 2014 nói riêng.

Để tổ chức việc truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 bằng hình thức giao lưu, tọa đàm, đối thoại thơng qua báo chí, chủ đề của buổi giao lưu, tọa đàm về Luật doanh nghiệp 2014 cần cụ thể, rõ ràng. Người tổ chức và người giải đáp các vướng mắc cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung vấn đề đặt ra, chú ý đến những vấn đề thời sự trong Luật doanh nghiệp 2014 đang được nhiều người quan tâm. Bố trí hệ thống máy móc đảm bảo chất lượng và phân công đội ngũ nhân sự giúp việc, phục vụ tốt cho buổi giao lưu.

Xây dựng các chuyên mục truyền thông Pháp luật, Doanh nghiệp, Kinh tế có nội dung liên quan đến Luật doanh nghiệp 2014, cung cấp những kiến thức chuyên sâu về từng vấn đề trong Luật doanh nghiệp 2014. Các chuyên mục thuộc loại này được xây dựng theo tiêu chí như đối tượng cần tuyên truyền, nội dung pháp luật... Song song với việc đảm bảo về nội dung kiến thức, các chuyên mục nà cần chú ý đến những vấn đề trình bày, biên soạn nội dung cần tuyên truyền dưới dạng sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh sinh động để người đọc dễ theo dõi. Việc truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 thông qua những chun mục chun sâu phân tích các tình huống cụ thể dưới góc độ pháp luật mang lại hiệu quả cao, người đọc dễ hiểu và dễ nhớ. Truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 bằng những câu chuyện pháp luật, những tình huống mâu thuẫn có thật trong cuộc sống được phân tích dưới góc độ pháp luật sẽ giúp chuyển tải kiến thức Luật doanh nghiệp 2014 một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ tới người đọc.

Khi xây dựng chuyên mục Pháp luật, Kinh tế, Doanh nghiệp, tùy theo đối tượng phục vụ, các cơ quan báo chí có thể xây dựng các chun mục: giới thiệu chủ những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014; phản ánh việc thực thi và áp dụng Luật doanh nghiệp 2014 thông qua các vụ việc cụ thể liên quan đến pháp luật thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước; thực hiện tư vấn Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí; nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc thực thi và chấp hành Luật doanh nghiệp 2014.

3.2.2.5. Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên thực hiện công tác truyền thông Luật doanh nghiệp 2014

Các cơ quan báo chí cần chú trọng xây dựng đội ngũ biên tập viên, phóng viên làm cơng tác truyền thông về Kinh tế, Pháp luật, Doanh nghiệp. Đối với các phóng viên thực hiện các nội dung truyền thông về Kinh tế, Pháp

luật, Doanh nghiệp cần tuyển chọn những người có phẩm chất, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ báo chí và kiến thức về kinh tế, pháp luật, có lịng nhiệt tình, say mê với cơng việc. Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng và định hướng nội dung giáo dục pháp luật, kinh tế thường xuyên cho đội ngũ phóng viên làm cơng tác truyền thơng về Kinh tế, Pháp luật, Doanh nghiệp nói chung và Luật doanh nghiệp 2014 nói riêng (chú ý cung cấp kiến thức, cần bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng truyền thông về Kinh tế, Pháp luật, Doanh nghiệp vững vàng; có khả năng diễn đạt, trình bày hiệu quả nội dung truyền thông về Kinh tế, Pháp luật, Doanh nghiệp).

Làm báo là một nghề có tính đặc thù. Lao động báo chí địi hỏi tính sáng tạo cao, sáng tạo thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ. Để sáng tạo được một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn mỗi nhà báo phải được chuẩn bị kỹ càng về tri thức, phương pháp hoạt động nghề nghiệp và cả những kinh nghiệm sống thực tế. Bản thân cơng việc địi hỏi nhà báo lượng tri thức tổng hợp, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự hạn chế về tri thức, kinh nghiệm sống luôn là trở ngại cho mỗi nhà báo.

Với chính sách mở cửa và hội nhập, khoa học và thông tin không ngừng đổi mới. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng tốt các kỹ năng nghiệp vụ làm báo hiện đại đang là một đòi hỏi cấp bách.

Để phát triển, đào tạo nguồn phóng viên, biên tập viên viết về mảng truyền thông về Kinh tế, Pháp luật, Doanh nghiệp nói chung và Luật doanh nghiệp 2014 nói riêng báo chí cần tuyển những người có trình độ chun mơn, am hiểu về pháp luật, kinh tế về làm phóng viên cho chuyên mục, tạo điều kiện để phóng viên này vừa làm, vừa được đào tạo thêm về nghiệp vụ

báo chí. Đồng thời, đào tạo nâng cao trình độ pháp luật, kinh tế cho đội ngũ phóng viên để bổ sung phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí.

3.2.2.6. Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đặc thù cho các phóng viên viết về đề tài pháp luật

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng có vai trị hết sức quan trọng. Nó vừa là phương tiện, vừa là điều kiện quyết định nội dung và hình thức của trang báo. Cơ sở vật chất, kỹ thuật càng hiện đại, tờ báo càng có khả năng phong phú và hấp dẫn hơn. Ngược lại, nếu phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chuyên môn kém, lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của trang báo điện tử. Nhất là hiện nay, mạng xã hội như “kẻ cạnh tranh” lớn nhất với báo điện tử trong việc thông cho con người. Đứng trước nguy cơ tồn cầu hóa về báo điện tử cần có những giải pháp và bước đi đúng đắn hơn. Như vậy, có thể thấy rằng nhu cầu về vật chất, trang thiết bị cho nghề nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng bài viết, điều đó đang là thách thức đối với người làm báo trong đó có các cơ quan báo điện tử. Phóng viên với chế độ lương hành chính khó có thể tự trang bị được máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, phương tiện đi lại trong quá trình tác nghiệp. Một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí là thơng tin, nhưng sự thiếu hụt về trang bị hành nghề đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thông tin của tờ báo.

Đặc biệt, đối với phóng viên chuyên viết về Pháp luật, Kinh tế, Doanh nghiệp khi thực hiện đề tài cần có những thiết bị kỹ thuật đặc thù như máy ghi âm nhỏ gọn để thuận tiện khi tác nghiệp. Do đó, các tịa soạn cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với những người làm báo điện tử theo dõi lĩnh vực để họ có thể yên tâm bám sát cơ sở. Cụ thể là đối với những nhà báo theo dõi lĩnh vực Pháp luật, Kinh tế, Doanh nghiệp để có được những tác phẩm mang hơi thở của ngành, của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)