Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 105 - 110)

7. Bố cục luận văn

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng truyền thơng

3.2.1. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị,

chính trị, xã hội trong cơng tác truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014

Công tác truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đề ra từng bước nâng cao dân trí pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xác lập kỷ cương, phát huy dân chủ,xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Với sự cố gắng của các cấp, các ban, các ngành, đồn thể, cơng tác truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật và Hiến pháp của cán bộ, nhân dân.

Để thực hiện tốt điều này, các tổ chức chính trị - xã hội cần tích cực phối hợp với các cấp, các ban, ngành chức năng, các tổ chức chính trị xã hội khác tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên các phương tiện

TTĐC trong đó có báo điện tử. Truyền thông phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm góp phần nâng cao nhận thức Luật doanh nghiệp 2014, dần dần hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước trong đó có Luật doanh nghiệp 2014. Để thực hiện được q trình đó, cần thiết phải có cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể giữa cơ quan nhà nước, các ban, ngành chức năng với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội.

Các cơ quan đơn vị cần quán triệt Chỉ thị số 32/CT-TW và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP trong công tác phổ biến Luật doanh nghiệp 2014, qua đó tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng vieen về công tác tuyên truyền, thực hiện Luật doanh nghiệp 2014. Các cấp ủy phải thường xuyên tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục Luật doanh nghiệp 2014 trên địa bàn của mình và phải ln xác định vai trò gương mẫu của các đảng viên và vai trò tiên phong của họ trong việc việc tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp 2014. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp 2014, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắc này sinh trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp 2014.

Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì tổ chức chỉ chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, tuyên truyền Luật doanh nghiệp 2014 của các cấp.

Đối với Hội đồng nhân dân các cấp thì cần phải từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của hội đồng nhân dân nói chung và trong việc tìm ra nghị quyết về cơng tác giáo dục Luật doanh nghiệp 2014 nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân không chỉ chú ý tới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn là phải chỉ đạo,

giám sát hoạt động tuyên truyền Luật doanh nghiệp 2014, đây được xem là biện pháp hàng đầu trong việc đảm bảo thi hành Luật doanh nghiệp 2014 trên địa bàn các tỉnh.

Đối với UBND các cấp hàng năm sẽ phải chủ động xây dựng kế hoạch tuyên tuyên Luật doanh nghiệp 2014 cho địa phương. Kế hoạch được xây dựng và triển khai phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiển tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong cơng tác tun truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp 2014.

Trong quá trình triển khai cơng tác phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 các Bộ, ngành, UBND các cấp phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức phát huy vai trị, tham gia tích cực vào cơng tác phổ biến, tun truyền Luật doanh nghiệp 2014, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành Luật doanh nghiệp 2014 của Nhà nước.

Để tiếp tục đẩy mạng hiệu quả phổ biến truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử, cần quy định rõ cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thể giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí.

Hội đồng phối hợp phổ biến tuyên truyền Luật doanh nghiệp 2014 cần phải làm tốt cơng tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật thông qua việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến Luật doanh nghiệp 2014, các chương trình phổ biến pháp luật dài hạn, ngắn hạn, hàng năm; tham gia các chương trình hành động quốc gia; chương trình phổ biến tuyên truyền Luật doanh nghiệp 2014 của Chính phủ và các chương trình tun truyền Luật doanh nghiệp 2014 hàng năm. Tùy điều kiện cụ thể, từng tổ

chức chính trị - xã hội ký chương trình phối hợp với các Bộ, ngành tuyên truyền, phổ biến những chính sách trọng tâm về Luật doanh nghiệp 2014; các tổ chức chính trị xã hội thực hiện cơng tác phối hợp tuyên truyền, vận động chấp hành Luật doanh nghiệp 2014 thơng qua báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Tăng cường với các ngành nghề trong việc xây dựng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên; phối hợp với ngành Tư pháp hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến pháp luật và cung cấp tài liệu Luật doanh nghiệp 2014 cho đội ngũ phóng viên.

Phát huy vai trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tuyên truyền phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 nói chung và phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử nói riêng. Đây là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng, đặt ra vấn đề này, các cấp ủy đảng, chính quyền, mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở từng địa phương coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, phải có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, lâu dài, phải có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên từ việc xây dựng chương trình, kế hoạch cho đến những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả, trách nhiệm hiện tượng nêu to khẩu hiệu rồi phó mặc cho cán bộ chuyên môn hoặc các ngành đoàn thể tự triển khai, có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, thì cơng tác phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí sẽ được thực hiện có hiệu quả nền nếp, đồng thời luôn nhận được sự tham gia ủng hộ tích cực của các ban, ngành đồn thể, các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động này. Đây cũng là hoạt động đóng vai trò quan trọng để Luật doanh nghiệp 2014 phát huy được những ưu điểm tích cực so với bộ luật Doanh nghiệp trước đó.

Việc tuyên truyền phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí phải được thực hiện có trọng điểm và gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, cần

tun truyền gắn với thời điểm, có thể gắn với nhiệm vụ kinh tế của mỗi địa phương hoặc của Đảng bộ.

Việc thực hiện các chương trình, chuyên mục về Pháp luật, Doanh nghiệp trên báo chí vừa địi hỏi nghiệp vụ báo chí, vừa cần có kiến thức pháp luật và những điều kiện khác, chính vì vậy, sự phối hợp giữa cơ quan tư pháp và báo chí trong việc xây dựng và duy trì các chương trình, chuyên mục về Pháp luật, Doanh nghiệp trên báo chí trong việc xây dựng và duy trì các chương trình, chuyên mục về Pháp luật, Doanh nghiệp là rất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác phổ biến Pháp luật, Doanh nghiệp trên báo chí.

Trong hoạt động phối hợp phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí, cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về nội dung của chương trình, chuyên mục, cung cấp sách báo, tài liệu pháp luật; tạo điều kiện cho phóng viên đi cơ sở viết tin, bài, thực hiện chương trình, ghi âm, ghi hình, trong phịng thu, trường quay hoặc hiện trường; cử cán bộ cùng thực hiện chương trình, chuyên mục; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện; giúp cơ quan báo chí tổ chức mạng lưới cộng tác viên về pháp luật; làm đầu mối tổ chức các cuộc họp cộng tác viên, sơ kết, tổng kết phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí, tổ chức khen thưởng cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác phổ biến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí. Cơ quan báo chí chịu trách nhiệm sản xuất và thực hiện chương trình, chuyên mục theo kế hoạch; thực hiện theo đúng quy định của Luật báo chí về đính chính, cải chính trên báo chí, chịu trách nhiệm về nội dung thông tin. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên.

Các cơ quan pháp luật của Nhà nước cần giúp đỡ cơ quan báo chí xây dựng đội ngũ cộng tác viên viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh bao gồm: các luật gia đã và đang công tác tại các cơ quan; các trường và viện nghiên

cứu về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh; đồng thời cũng tìm nguồn cộng tác viên từ các bộ, ngành, địa phương ở các lĩnh vực Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh... các cơ quan quản lý nhà nước và báo chí cần phải phối hợp để thực hiện các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh tế cho đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật cho biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh. Hình thức này quy tụ được những người viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh tham gia sinh hoạt nghiệp vụ, trao đổi học tập kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh... Đây là hình thức có tác dụng mở rộng mạng lưới cộng tác viên, nâng cao nghiệp vụ của phóng viên viết về Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh; cung cấp cho các cộng tác viên, phóng viên các tài liệu nghiệp vụ, tài liệu Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)