Vai trò của báo điện tử với việc truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 34)

7. Bố cục luận văn

1.2. Vai trò của báo điện tử với việc truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014

1.2.1. Báo điện tử là một kênh hữu hiệu cung cấp thông tin, phổ biến, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014

Ngoài việc thực hiện chức năng thơng tin một cách đơn thuần, báo in có cung cấp các thơng tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014. Trong q trình này, báo điện tử phản ánh, đưa thơng tin về các vấn đề, sự kiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội trong đó có các thơng tin về Luật doanh nghiệp 2014. Thơng qua đó cơng chúng, nhân dân có thể nhìn nhận tầm quan trọng trong việc tuân thủ pháp luật về Luật doanh nghiệp 2014 trong đời sống KT-XH.

Đảng ta ln coi trọng và đánh giá cao vai trị của báo chí nói chung trong đó có báo điện tử. Coi nó như là một cơng cụ đắc lực để tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân. Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã làm trịn xứ mệnh của mình khi tích cực đưa những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014 đến với mọi tầng lớp nhân dân, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho các chủ trương, chính sách về Luật doanh nghiệp 2014 đi vào cuộc sống, giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước thực hiện tốt vai trị, nhiệm vụ về Luật doanh nghiệp 2014. Vai trò này được quy định rõ trong Luật Báo chí sửa đổi bổ sung năm 2016: “Tuyên truyền,

phổ biến, góp phần xây dựng, thực hiện và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí” [37, tr. 9].

Điều này chứng tỏ sức mạnh của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong việc lan truyền thơng tin về Luật doanh nghiệp 2014. Khi người dân nắm được thông tin về Luật doanh nghiệp 2014 qua báo điện tử, từ đó có nhận thức và tuân thủ cao hơn về Luật doanh nghiệp 2014.

1.2.2. Báo điện tử tham gia vào việc giám sát, phản biện xã hội; đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng các quy định về Luật doanh nghiệp 2014

Nếu như chỉ dùng ở việc thực hiện chức năng tuyên truyền đơn thuần thì báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng sẽ khơng giữ được tính khách quan vốn có. Vì thế, hiệu quả khi thực hiện chức năng phản biện xã hội được xếp vào một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả, hiệu lực của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí tức là đã góp phần đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng hoàn

thiện Luật doanh nghiệp 2014, giúp cho doanh nghiệp, người dân khắc phục được những khó khăn, hạn chế tồn tại của Luật doanh nghiệp 2014. Ở đây, báo điện tử tham gia vào quá trình truyền thơng về các chính sách,văn bản pháp luật của nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014 cho người dân. Mặt khác, từ việc giám sát, phản ánh các vấn đề tồn tại, hạn chế của các quy định trong bộ luật Luật doanh nghiệp 2014, báo điện tử đề xuất các chính sách mới về Luật doanh nghiệp 2014.

Báo điện tử là một kênh tiếp nhận thông tin phản biện và mang tính phản biện mang tính chính thống, hữu ích, dân chủ giúp chính sách trở nên thiết thực hơn cho các đối tượng thụ hưởng. Sự giám sát, phản biện từ báo chí mang tính khoa học, tính thực tiễn cao bởi nó khơng chỉ phản ánh thực tế của đời sống KT-XH trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể mà còn là những ý kiến, quan điểm, lí luận từ những phân tích có căn cứ, cơ sở khoa học, các chuyên gia về Luật doanh nghiệp 2014.

Trước hết, báo điện tử giám sát việc thực thi Luật doanh nghiệp 2014 bằng dư luận xã hội một cách khách quan và có định hướng; từ đó, tạo cơ sở để thể hiện vai trò phản biện xã hội. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện của công chúng chứa khả năng tạo ra một trường tương tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng tri thức (phát hiện và lí giải), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thơng tin và hình thành dư luận). Với lợi thế của mình, báo điện tử đã tham gia một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả quản lí, giám sát và phản biện xã hội với quá trình chuẩn bị ra quyết sách về Luật doanh nghiệp 2014 của nhà nước. Càng được tham gia sớm bao nhiêu, hiệu quả báo điện tử tham gia vào Luật doanh nghiệp 2014 càng lớn bấy nhiêu.

Quá trình giám sát, phản biện gợi ý cho các nhà hoạch định về hiệu quả của Luật doanh nghiệp 2014. Trong quá trình này, báo điện tử lên án phê

phán việc lơ là của các cán bộ quản lí trong cơng tác quản lí trong việc thi hành Luật doanh nghiệp 2014 và thái độ không hợp tác của người dân trong việc thực hiện những quy định về Luật doanh nghiệp 2014.

Nhiều tác phẩm báo điện tử, đã cung cấp thông tin để các chủ thể quản lí đưa ra những quết định đúng đắn, phù hợp, khả thi hay điều chỉnh, sửa đổi kịp thời những nội dung khơng phù hợp. Báo điện tử cịn là kênh nhanh nhất đưa các quyết định (chủ trương, chính sách, quy định...) đến với khách thể quản lý và tuyên truyền, vận động thực hiện, tạo sự đồng thuận xã hội.

Tóm lại, sự tác động của báo điện tử diễn ra hai chiều thuận và ngược. Một mặt, báo điện tử cung cấp thông tin để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và ý thức của công chúng. Mặt khác, báo điện tử tập hợp các ý kiến phản hồi của nhân dân nhằm đo lường tác động tích cực hay tiêu cực về truyền thông Luật doanh nghiệp 2014; đồng thời, tham vấn ý kiến của người dân, các chuyên gia.... giúp các cơ quan quản lí nhìn nhận rõ hơn về Luật doanh nghiệp 2014 trong thực tiễn giai đoạn hiện nay.

1.3. Một số yêu cầu đối với việc truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử

Lí thuyết báo chí học được đề xuất dựa trên cơ sở của q trình truyền thơng. Báo chí được tạo nên bằng sự phát triển của các phương tiện mà mở đầu là phương tiện in ấn và hiện nay là các phương tiện điện tử. Như vậy, về kênh truyền đã có sự thay đổi căn bản. Song những yếu tố cơ bản của lí thuyết báo chí học vẫn dựa trên hệ thống tri thức đã được xác định từ lí thuyết truyền thơng.

Truyền thơng là một q trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó gồm các yếu tố: nguồn tin, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, hiệu quả, phản hồi, nhiễu. Trong đó, chủ thể xây dựng thông điệp truyền thông hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông

chuyển tải đến công chúng xã hội rộng rãi. Thông tin qua các phương tiện tác động vào ý thức quần chúng, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức quần chúng sẽ dẫn đến các hành vi xã hội, sau đó tạo hiệu quả xã hội. Khuynh hướng của thông tin quy định khuynh hướng của hành vi xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội do sự tác động của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cũng phụ thuộc vào sự tiếp nhận thông tin của công chúng.

Trong xã hội loài người, truyền thông là một điều kiện tiên quyết để hình thành nên một cộng đồng hay một xã hội. Đời sống xã hội thực chất đó là q trình trao đổi thơng tin. Con người có thể sống được với nhau, giao tiếp được với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền và nhận thông tin giữa người này với người khác để giữ liên lạc với nhau. Nói chuyện, tranh luận, tâm sự, đọc sách, xem phim... đều là những hành vi nằm trong q trình truyền thơng. Truyền thơng do đó là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội.

Q trình truyền thơng là sự truyền đi của thông điệp (ý nghĩa, thông tin, tư tưởng, ý tưởng, ý kiến, kiến thức....) từ một người hy một nhóm người đến người khác hay một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu khác. Chính vì vậy, truyền thơng liên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thơng nhằm đảm bảo cho tính chính xác và hiệu quả của q trình truyền thơng.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững, trong một chu trình truyền thơng, mỗi thông điệp truyền thông được phát trên kênh truyền tải đến người tiếp nhận là một quá trình chuyển từ thơng tin tiềm năng sang thơng tin hiện thực. Công chúng không chỉ là người tiếp nhận thông tin báo chí mà những đánh giá, nhận xét của họ về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng

đã tạo nên mối liên hệ ngược, nghĩa là ý kiến của công chúng về những thông tin mà họ tiếp nhận được từ hệ thống này cũng tác động trở lại các phương tiện truyền thơng đại chúng.

Trong một chu trình hiệu quả, người gửi phải truyền thông tin đến công chúng mục tiêu và xác định rõ xem mình muốn đạt được những phản hồi nào từ phía cơng chúng. Họ phải mã hóa thơng điệp của mình theo cách tính đến q trình giải mã thơng điệp thơng thường của tầng lớp công chúng mục tiêu. Nhà truyền thơng phải lựa chọn những phương tiện truyền thơng thích hợp và phải thiết kế những kênh thơng tin phản hồi để có thể biết phản ứng của người nhận đối với thơng điệp đó. Điều này địi hỏi nhà truyền thông phải am hiểu về hành vi tiếp nhận như đặc điểm, thói quen, cách thức tiếp nhận của công chúng để bảo đảm hiệu quả của truyền thông.

Truyền thông là một khái niệm rộng, phản ánh quá trình trao đổi, tương tác thơng tin của con người trong xã hội, là sợi dây liên kết xã hội, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội, là công cụ để can thiệp hữu hiệu nhất vào đời sống chính trị của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đây là cơ sở lí thuyết quan trọng để phân tích các nội dung và hình thức tin, bài, ảnh truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

Có thể thấy truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử tùy thuộc vào từng đề tài, từng vấn đề trong Luật doanh nghiệp 2014 mà truyền thông những vấn đề khác nhau làm sao có hiệu quả cao nhất. Cụ thể:

Báo điện tử truyền thông tới đông đảo công chúng xã hội – những quần thể dân cư mà ở đó khơng phân biệt trình độ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, tuổi tác, giới tính và nghề nghiệp.... Đặc biệt, đối với đối tượng là doanh nghiệp thì báo điện tử cần phải lựa chọn phương thức sao cho phù hợp, có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản, hướng các đối tượng là doanh nghiệp vào

một nội dung nhất định. Ví dụ khi truyền thơng về việc “Đăng kí kinh doanh” thì nội dung tin, bài, ảnh truyền thơng phải dễ nhớ, dễ hiểu để làm sao các các cơ quan, tổ chức hay cá nhân các doanh nghiệp có thể hiểu được mục đích của nhà truyền thơng.

Các sự kiện và vấn đề đăng tải trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng phải ln hướng tới việc ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhu cầu, mong đợi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp. Nhưng sự kiện thông tin mật thiết đến việc giải thích, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp 2014 của các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp làm trọng. Giúp họ mở rộng kiến thức hiểu biết, các quy định của luật pháp trong hoạt động các ngành nghề, công việc của họ...

Báo điện tử đang trở thành diễn đàn chia sẻ thông tin, tư tưởng và kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nói chung hết sức đa dạng, phong phú; mỗi sự kiện và vấn đề xảy ra trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp nói chung và Luật doanh nghiệp 2014 nói riêng các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp đều muốn được tiếp nhận thông tin đa chiều. Và thông tin đa chiều về Luật doanh nghiệp 2014 giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nhận thức được rõ bản chất sự kiện và vấn đề đặt ra. Cho nên, cũng khơng ngạc nhiên vì cùng một vấn đề mà các báo lại thơng tin khác nhau. Chính vì vậy, để tạo độ tin cậy của cơng chúng thì các cơ quan báo điện tử cần phải tìm hiểu, xác minh thơng tin chính xác trước khi đăng tải.

Khi truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 các báo điện tử cần phải có mục đích rõ rệt. Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích, tuy nhiên do các kênh truyền thông luôn tiếp xúc đến đông đảo công chúng, nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đông đảo người theo một chiều hướng nào đó, liên quan đến việc tranh thủ, tập hợp lực lượng vì mục đích nào đó.

Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần tránh những việc đó mà nên đưa các thơng tin khách quan, nhiều chiều.

Báo điện tử khi truyền thông về Luật doanh nghiệp cần dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo. Tính chất giao tiếp đại chúng yêu cầu thỏa mãn trình độ chung của công chúng để mọi người đều hiểu như nhau, có thể chia sẻ, nhận thức hoặc xử lí kịp thời, hiệu quả; tránh việc diễn đạt rườm rà gây khó hiểu và nhàm chán.

Tần xuất truyền thơng tương tác giữa chủ thể và khách thể càng nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả, hiệu lực truyền thông càng cao bấy nhiêu đưa đến sự phản hồi tích cực với đơn vị truyền thơng.

- Về nội dung thơng tin

Tính chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao, gắn với sự kiện có thật. Trong hoạt động báo chí khơng có sự kiện sẽ khơng có tin tức. Và sự kiện có thật trở thành tin tức khi sự kiện ấy có ý nghĩa xã hội và được con người nhận thức, tái hiện, loan báo trên báo chí và các phương tiện truyền thơng khác. Tính chân thực của sự kiện có thật là tính chất có bản chất và cũng là tính chất căn bản của tin tức báo chí. Thơng tin trên báo chí truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 phải là thơng tin chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

Tính mới mẻ : Là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của tin tức. Báo chí thơng báo sự kiện mới xảy ra, mới biết được hoặc xảy ra đã lâu nhưng nay có ý nghĩa mới, có liên quan đến việc bảo vệ trẻ em. Như vậy, thông tin gắn với yếu tố “mới”. Cái “mới” này được đặt trong mục đích, nhu cầu và lợi ích do thơng tin có thể đem lại. Thơng tin mới trong lĩnh vực này phải được cập nhập thường xuyên, liên tục.

Tính kịp thời: Địi hỏi tác phẩm báo chí phải xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững “các tin tức dù rất chân thực và mới mẻ

nhưng nếu không kịp thời chuyển tải đế người đọc, người nghe thì cũng trở thành tin tức cũ, sẽ mất đi giá trị của mình. Cho nên, việc đăng tải các tin tức phải dùng tốc độ nhanh nhất có thể, trong thời gian ngắn nhất có thể, để đưa tin những sự vật, hiện tượng mới phát sinh hoặc đang trong quá trình xảy ra đến cho cơng chúng, đây là một tính chất căn bản của tin tức” [28, tr. 166].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)