Về hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 78 - 86)

7. Bố cục luận văn

2.2. Khảo sát thực trạng truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên

2.2.3. Về hình thức thể hiện

Nội dung và hình thức là hai mặt của vấn đề, có mối quan hệ mật thiết với nhau như: thể loại biểu hiện, ngôn ngữ văn tự, ngôn ngữ phi văn tự (hình ảnh)... trong đó, thể loại được xem là cơng cụ quan trọng nhất trong việc lựa chọn cách thể hiện nội dung, cũng là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt với cơng tác nghiên cứu báo chí. Đồng thời là sự tựu trung cao nhất của nhiều đặc trưng trong hình thức thể hiện như: ngơn ngữ, kết cấu...

Để đạt được hiệu quả cao nhất mà báo chí hướng tới, việc lựa chọn thể loại nào cho phù hợp với chủ đề, phong cách tờ báo và nhu cầu của cơng chúng có ý nghĩa hàng đầu. Thực tế hoạt động báo chí cũng cho thấy, đa số tác phẩm báo chí hay, có sức tác động lớn, để lại ấn tượng sâu sắc ngồi nội dung đều có hình thức thể hiện tốt. Theo thống kê của tác giả luận văn, việc truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thể hiện chủ yếu thơng qua các thể loại chính đó là: tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm, tư vấn....

2.2.3.1. Thể loại

Được biết “Thể loại là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại

của các yếu tố trong một loạt các tác phẩm báo chí” [28, tr. 27]. Thể loại có

thể tạo ra một kênh giao tiếp giữa tác giả và công chúng, cho nên sử dụng các thể loại như thế nào để có thể tạo ra được sự hấp dẫn, thu hút công chúng và đạt được hiệu quả thông tin là điều hết sức quan trọng đối với mỗi bài báo.

Qua khảo sát ba báo: Pháp luật Việt Nam; Pháp luật Tp. HCM; Vnexpreess thời gian từ 01/2015 đến 12/2018 tác giả luận văn đã thu được kết quả về các thể loại như sau (xem biểu đồ 2.1):

Biều đồ 2.1 Các thể loại được sử dụng để truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên các báo được chọn khảo sát từ 01/2015 đến 12/2018

Nhìn vào biều đồ 2.1 có thể thấy các thể loại được sử dụng để truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên các báo được chọn khảo sát từ 01/2015 đến 12/2018 bao gồm có: Tin, bài phản ánh, phóng sự và một số thể loại khác như: chùm ảnh, videoclip và infograpic... Trong kết quả thu được trên, thể loại tin và bài phản ánh chiếm tỉ lệ cao nhất với 871 tác phẩm (chiếm 53,2%); phóng sự có 186 tác phẩm (chiếm 11,3%); phỏng vấn có 105 tác phẩm (chiếm 6,4%); các thể loại khác như: bài tư vấn, chùm ảnh, videoclip và infograpic... cũng có đến 478 tác phẩm (chiếm 29,1%).

Tin là thể loại báo chí ngắn gọn mà dung lượng thơng tin lại nhiều. Do

vậy, thông tin chỉ dẫn đầu tư sử dụng thể loại này sẽ cung cấp cho công chúng những vấn đề, sự kiện nóng hổi nhất. Các tin thường có độ dài từ 100-1500 chữ. Qua khảo sát trên báo điện tử: Pháp luật Việt Nam; Pháp luật Tp. HCM; Vnexpreess thời gian từ 01/2015 đến 12/2018 tỉ lệ này chiếm 34,8% trong đó báo Pháp luật Việt Nam thể loại này có đến 163 bài (chiếm 9,9%), báo Pháp luật Tp. HCM có 239 bài (chiếm 14,7%) và báo điện tử Vnexpreess có 169 bài (chiếm 10,3%).

Ở thể loại tin, truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 hầu như rất hiếm mà chủ yếu nghiêng về cung cấp thông tin về những văn bản pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật doanh nghiệp 2014; hoạt động thi hành và các vi phạm trong quy định của Luật doanh nghiệp 2014... Có thể kể ra một vài ví dụ điển hình như: “Phong

Điền - Thừa Thiên Huế: Chính quyền gây khó doanh nghiệp” [Báo Pháp luật

Việt Nam, ngày 13/5/2015]; “Thực thi Luật Doanh nghiệp 2014: Đăng ký

kinh doanh dần ổn định” [Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 27/10/2015];“Sở Tư pháp Nghệ An tập huấn Luật mới cho hơn 170 học viên” [Báo Pháp luật Tp.

HCM, ngày 28/10/2015]; “Phạt 15 doanh nghiệp sai phạm an toàn thực

phẩm” [Báo Pháp luật Tp. HCM, ngày 13/2/2015]; “Doanh nghiệp mới tăng vọt khi áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014” [Báo điện tử VnExpress, ngày

17/7/2015], “Thu hồi gần hết biển xanh cấp cho doanh nghiệp” [Báo điện tử VnExpress, ngày 13/8/2018].....

Bài phản ánh là thể loại được các báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát

sử dụng đứng thứ hai sau thể loại tin với 300 tác phẩm (chiếm 18,3%) trong đó: báo điện tử Pháp luật Việt Nam thể loại này có đến 71 bài (chiếm 4,3%), báo Pháp luật Tp. HCM có 149 bài (chiếm 9,1%) và báo điện tử Vnexpreess có 80 bài (chiếm 4,9%).

Thông thường mỗi bài phản ánh truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử chỉ từ 500-1000 chữ. Truyền thông về Luật doanh nghiệp gắn bó thiết thực trong việc chỉ dẫn cho người dân/doanh nghiệp những quy định về pháp luật trong hoạt động mơi trường kinh doanh, chính vì vậy dung lượng của mỗi bài truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử nếu quá ngắn sẽ không đủ để chuyển tải thông tin chi tiết, cụ thể, nhưng nếu dài q, vịng vo khơng tập trung thì người tiếp nhận khó nhớ, khó thực hiện theo. Cho nên, trong các thể loại báo chí, bài phản ánh được dùng nhiều khi là hợp lí.

Phóng sự là thể loại phản ánh năng động, nó đào sâu vào việc thơng tin

chỉ dẫn, tư vấn có định hướng, phân tích cụ thể. Bản chất của phóng sự là để lột tả bản chất sự kiện, con người. Phóng sự khơng chỉ dừng lại ở việc thơng báo hình thù sự kiện thơng qua các con số, dữ liệu để cơng chúng báo chí biết mà cịn làm rõ những tình tiết bản chất bên trong sự kiện, giúp cơng chúng khơng những biết nó xảy ra như thế nào mà cịn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy. Hiệu quả tác động xã hội của thể loại này cao hơn so với các thể loại báo chí khác. Với thơng tin truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử các phóng sự cịn có vai trị tích cực trong việc chỉ ra những mặt trái, hạn chế của Luật doanh nghiệp 2014 từ đó giúp cho người dân/doanh nghiệp tham khảo, cân nhắc trong quá trình hoạt động nghề nghiệp kinh doanh của mình.

Qua khảo sát trên báo mạng điện tử trung ương và địa phương với các báo thuộc diện khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy thể loại này có 186 bài (chiếm 11,3%) trong đó: báo điện tử Pháp luật Việt Nam thể loại này có đến 53 bài (chiếm 3,2%), báo Pháp luật Tp. HCM có 74 bài (chiếm 4,5%) và báo điện tử Vnexpreess có 59 bài (chiếm 3,6%).

Phỏng vấn là một trong những thể loại rất dễ nhận biết trong các loại báo chí nhờ hình thức hỏi và trả lời. Qua khảo sát trên báo điện tử thuộc diện khảo sát, tác giả luận văn thu được kết quả có 105 bài phỏng vấn (chiếm

6,4%) trong đó: báo điện tử Pháp luật Việt Nam thể loại này có đến 25 bài (chiếm 1,5%), báo Pháp luật Tp. HCM có 51 bài (chiếm 3,1%) và báo điện tử Vnexpreess có 29 bài (chiếm 1,8%). Với kết quả trên có thể thấy thể loại này có tỉ lệ bài viết thấp hơn so với các thể loại khác. Theo tác giả luận văn, nguyên nhân các báo ít khai thác về thể loại này vì trong truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử đối tượng được phỏng vấn thường là những nhà quản lí, những chuyên gia, những người am tường vấn đề nhằm cung cấp cho công chúng, các doanh nghiệp những kiến thức chuyên ngành, các tài liệu, chi tiết rất xác thực, cụ thể vế sự kiện, hiện tượng cũng như các vấn đề về chính sách, pháp luật, quản lí nhà nước về Luật doanh nghiệp hoặc khi xảy ra những vụ việc sai phạm của các doanh nghiệp mang tính chất nghiệm trọng.

Ngoài các thể loại như: Tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn trên qua truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát, tác giả luận văn cịn thấy có một số thể loại khác được các báo khai thác như: tư vấn, giải đáp, videoclip, chùm ảnh thường được sử dụng khi truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử; các hình ảnh, video được đăng tải nhằm giới thiệu các doanh nghiệp, công ty, văn bản pháp luật... và có chú thích ở ảnh rõ ràng nhờ đó mà độc giả, cơng chúng và doanh nghiệp nhờ đó mà tiếp cận thơng tin một cách nhanh hơn.

2.2.3.2. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương tiện, do đó truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát đều sử dụng các yếu tố đặc trưng của báo mạng điện tử, cụ thể:

Tít báo - đầu đề/tiêu đề: Khi truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014

trên báo điện tử thuộc diện khảo sát nhấn mạnh ngay từ tít. Là những từ ngữ biểu cảm cao: “Doanh nghiệp tự tin trước “khúc cua” tăng trưởng 2015” [Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 01/01/2015]; “Thảm cảnh không ai muốn mua

cổ phần của EVN” [Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 06/05/2015]; “Cơng bố Chương trình vinh danh “Gương sáng Tư pháp” [Báo pháp luật Tp. HCM,

ngày 02/06/2015]; “Thực thi Luật Doanh nghiệp 2014: Đăng ký kinh doanh

dần ổn định” [Báo pháp luật Tp. HCM, ngày 27/10/2015]; “Bãi bỏ điều kiện kinh doanh sau giờ “G”: Luật sư sẽ tha hồ việc?” [Báo VnExpress, ngày

14/5/2015]; “Quy định “vênh” nhau, người mua nhà “ôm hận” mất trắng” [Báo VnExpress, ngày 07/11/2016]....

Mào đầu – Sapo/Lead/Teaser: Trong truyền thông về Luật doanh

nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát chủ yếu đưa ra các số liệu nội dung chính vào phần mào đầu. Nhu cầu đọc báo của cơng chúng báo chí là “lướt” do đó mào đầu khơng thể thiếu. Tuy nhiên trên các báo thuộc diện còn khá nhiều tin, bài chưa có phần mào đầu. Riêng đối với báo Pháp luật Việt Nam phần mào đầu khơng có sự đồng nhất, khi thì mào đầu dùng chữ in nghiêng, khi in đậm, khi thì vừa in đậm vừa nghiêng; mô tả một phần nội dung, tóm tắt bài viết, giải thích tít hoặc dẫn dắt vào nội dung.

Ảnh tĩnh (Still image): Ảnh sử dụng trong truyền thông về Luật doanh

nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát các tin, bài thường đưa ảnh tồn cảnh, trung cảnh là chính. Đó là các hình ảnh về hội thảo, hội nghị, hoạt động của doanh nghiệp, cơng trình. Ngồi ra, các báo cịn sử dụng ảnh cận để đặc tả chân dung nhân vật tham gia đưa ý kiến bàn luận về một vấn đề. Nhìn chung, các báo khi sử dụng ảnh đều có chất lượng tốt và có các chú thích kèm theo.

Audio và video: Audio và video sử dụng trong truyền thông về Luật

doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát đều có chất lượng hình ảnh khá tốt, thời gian tải nhanh. Tuy nhiên, khi xem thì videoclip lời bình lại y như ngun phần chính văn chứ khơng phải là bình luận cho hình ảnh; một số bài tin videoclip trên báo VnExpress như: “Doanh nghiệp trúng

có cảnh quay mà khơng có lời bình, cách bố cục cảnh quay chưa tạo thành chỉnh thể khoa học.

Đồ họa, biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ minh họa (Grapic): Qua khảo sát nội

dung truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát tác giả luận văn nhận thấy trên báo VnEpress chỉ xuất hiện các tin, bài được lấy từ các nguồn khác nhau, còn báo Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Tp. HCM lại chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc sử dụng yếu tố này trong tính đa phương tiện của báo mạng điện tử.

2.2.3.3. Nguồn đăng

Qua khảo sát nội dung nội dung truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử thuộc diện khảo tác giả luận văn nhận thấy việc các báo khai thác thông tin từ các tờ báo khác chiếm tỉ lệ khá cao (xem biểu đồ 2.2):

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ nguồn đăng các tin, bài về truyền thông về Luật DN 2014 trên các báo được khảo sát thời gian từ 01/2015 đến 12/2018

Kết quả biểu đồ 2.2 cho thấy: nhìn chung ở cả 3 báo thuộc diện khảo sát đều có số lượng bài viết truyền thơng về Luật DN 2014 do chính phóng viên của tòa soạn báo thực hiện là chính trên 80,9%. Việc khai thông tin từ

các trang báo khác chiếm tỉ lệ cao nhất ở ở báo Pháp luật Tp. HCM và VnExpress (3,3%-3,1%), còn báo Pháp luật Việt Nam chiếm tỉ lệ 2,6%. Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy các bài được đăng lại trên báo như: vnanet.vn (Thông tấn xã Việt Nam), Quochoi.vn; vnnplus.vn; Báo Đầu tư, báo Nhân dân, báo Tin tức... Nội dung đăng lại là các văn bản pháp luật, các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thi hành Luật doanh nghiệp 2014 dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo, nhà quản lí và các chuyên gia kinh tế cùng với những bài phân tích chun sâu. Nhìn chung, ở cả 3 báo thuộc diện khảo sát trên khi đăng các bài của cộng tác viên và đăng lại từ các nguồn khác các báo đều tôn trọng việc ghi rõ ràng, đảm bảo sự chính xác của nội dung thơng tin và có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tin, bài có thơng tin hữu ích và thiết thực cho việc chỉ dẫn đầu tư để từ đó cơng chúng báo chí và doanh nghiệp có một cách nhìn đầy đủ, chính xác, trọn vẹn về Luật doanh nghiệp 2014; các thông tin tổng hợp, chọn lọc đều phù hợp với tơn chỉ, mục đích của tịa soạn.

2.2.3.4. Phản hồi và tương tác

Sự phản hồi và tương tác của công chúng trong báo chí có vai trị vơ cùng quan trọng, hữu ích cho người làm báo. Khơng khó khăn như trên truyền hình, phát thanh hay báo in, sự phản hồi của công chúng trên báo mạng điện tử được thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng nhất. Như đã nói ở chương 1, vấn đề nội dung của các bình luận trên mặt báo là vấn đề cịn nhiều tranh cãi do đó cả 3 báo thuộc diện khảo sát trên theo tác giả trực tiếp quan sát thì thấy ở báo điện tử Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Tp. HCM đều khơng hiển thị bình luận của bạn đọc như báo điện tử vnexpress.net mà chỉ cho phép bạn đọc phản hồi gửi đến tòa soạn bằng cách gõ văn bản và để lại email của độc giả. Như vậy, báo điện tử Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Tp. HCM đã chưa phát huy hết được tính năng thế mạnh này của báo mạng điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)