Khái niệm gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 25 - 29)

1.1 .1Một số nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của người lao động ở nước ngoài

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp

hơn, thì việc chỉ ra thực trạng mức độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp liên doanh, làm rõ sự tác động của thực trạng này đến người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của mức độ gắn kết đó là cần thiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề gắn kết của người người lao động chỉ mới được đề cập trong một vài bài viết, cơng trình nghiên cứu về gắn kết với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam mà chưa đề cập tới nhóm doanh nghiệp liên doanh. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài này với mục đích làm rõ thực trạng, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh liên doanh

1.2.1.1. Khái niệm tổ chức, người lao động, doanh nghiệp liên doanh - Tổ chức

Theo quan điểm xã hội học, tổ chức là những thực thể xã hội phối hợp với nhau có mục đích, là những hệ thống xã hội được cơ cấu theo mục tiêu.

Dưới góc độ tâm lý xã hội, tổ chức được hiểu là một nhóm có tổ chức của các cá nhân hoặc là những hệ thống tương tác xử lý các thông tin và đưa ra quyết định.

Theo Chester Irving Barnard, nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra thuyết quản lý tổ chức thì : tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức.

Theo Nguyễn Hữu Thụ: Tổ chức là dạng đặc thù của nhóm xã hội bao gồm từ hai cá nhân trở lên, liên kết với nhau bởi mục tiêu chung nào đó, có sự phân cơng lao động, có quản lý và điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra. [7; tr216]

Theo Bùi Anh Tuấn: Tổ chức được coi là một hệ thống các hoạt động do hai hay nhiều người phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Theo

định nghĩa này, tổ chức bao gồm các yếu tố cấu thành sau: i) Những người trong tổ chức đều phải làm việc hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức, ii) Phối hợp các nỗ lực của những con người trong tổ chức là nền tảng tạo nên tổ chức, iii) Các nguồn lực khác như tài chính, cơng nghệ, nhà xưởng,…iv) Có hệ thống quyền lực và quản lý [1].

Như vậy, tổ chức có thể được hiểu là một đơn vị có cấu trúc, chức năng cụ thể, phạm vi hoạt động được quy định rõ ràng và có đội ngũ nhân lực để điều hành và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chung để duy trì tổ chức đó.

- Người lao động

Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Người lao động là người sử dụng tư liệu sản xuất của chính mình hoặc của người khác một cách hợp pháp để sản xuất ra sản phẩm có giá trị sử dụng.

Người lao động là người làm cơng ăn lương, thường gồm 2 hình thức : + Lao động phổ thơng: Công nhân, thợ, nông dân làm thuê, người giúp việc ... + Lao động trí thức: Nhân viên (cơng chức, tư chức), cán bộ…

- Doanh nghiệp liên doanh

Trước hết, ta hiểu về khái niệm Doanh nghiệp : là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.

Doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức cơng ty

trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

1.2.1.2 Khái niệm gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên

doanh

- Khái niệm gắn kết

Theo từ điển Vocabulary , gắn kết mang một số nghĩa như:

+ Là hành vi ràng buộc chính mình (về mặt trí tuệ hoặc tình cảm) với một quá trình hành động (đồng nghĩa với lòng trung thành, sự tận tụy)

+ Một cam kết bằng hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ tài chính

+ Là các đặc điểm của tính cố định chân thành và kiên định của mục đích + Như một thông điệp giống như một lời hứa hoặc đảm bảo làm tin

+ Gắn kết về một cái gì đó khác hơn là tiền bạc (thời gian, năng lượng, hoặc nỗ lực) với sự mong đợi về các kết quả có giá trị.

Oliven (2009) định nghĩa: gắn kết như là một giao ước thiêng liêng, mà nếu khơng có nó thì cuộc sống là khơng thể tưởng tượng nổi

Rebecca C. Tolentino (2013): Gắn kết đề cập đến sự cống hiến của một người với người khác, với công việc hay với một tổ chức. Gắn kết là động lực đằng sau thành công của một người. Một người đã gắn kết bản thân với một nhiệm vụ sẽ theo đuổi nó cho đến khi hồn thành ngay cả khi gặp trở ngại, gắn kết sẽ thúc đẩy con người vượt lên trên những thách thức [36].

Khái niệm gắn kết được nhìn nhận phổ biến là sự kết hợp giữa gắn kết hành vi và gắn kết thái độ. Theo đo, gắn kết được hiểu như là một trạng thái tâm lý ràng buộc một cá nhân và trạng thái này định hướng cho hành vi của họ, thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động với sự nỗ lực và kiên trì để đạt được mục tiêu hoặc nhiệm vụ.

- Khái niệm gắn kết với tổ chức

Trong nghiên cứu của Mowday và các cộng sự (1979): gắn kết với tổ chức là sức mạnh của mối liên hệ giữa đặc tính cá nhân với sự tham gia của cá nhân trong các tổ chức đặc biệt là tổ chức kinh doanh [31].

Reichers (1985), Syed và đồng nghiệp (2015) coi gắn kết với tổ chức là một trong những cấu trúc tâm lý phổ biến nhất đóng một vai trị quan trọng trong việc dự đoán hành vi làm việc, hành vi có thể nhìn thấy khi các thành viên của tổ chức gắn bó với các nhóm hiện có trong tổ chức và gắn kết với tổ chức là một loại thái độ với công việc và đặc điểm nhân cách có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ gắn kết của nhân viên tăng lên hay giảm xuống [34].

Theo O'Reilly và Chatman (1986), gắn kết với tổ chức là sự gắn bó về mặt tâm lý được cảm nhận bởi những người ủng hộ tổ chức, phản ánh mức độ mà các cá nhân tiếp thu hoặc thực hiện các đặc tính hay quan điểm của tổ chức [19].

Theo Allen và Meyer (1990) và Meyer và Allen (1997) thì gắn kết là một trạng thái tâm lý buộc cá nhân với tổ chức, nó có liên hệ mật thiết đến quyết định tiếp tục là thành viên của tổ chức hay khơng [28].

+ Sự gắn bó về mặt cảm xúc (affective commitment): liên quan đến gắn kết cảm xúc của cá nhân đối với tổ chức của họ.

+ Sự gắn bó về mặt tài chính (continuance commitment): nhận thức của cá nhân về những mất mát và rủi ro nếu rời bỏ tổ chức. Đó có thể là những “chi phí” liên quan đến việc phải thay đổi nơi ở, đánh mất vị trí đang nắm giữ, mất mát các mối quan hệ xã hội.

+ Sự gắn kết theo tiêu chuẩn đạo đức (normative commitment): cá nhân cảm thấy có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tổ chức nơi họ làm việc, chẳng hạn, gắn bó là do tổ chức đã đào tạo nghề nghiệp cho mình.

Northcraff và Neale (1996) cho rằng : gắn kết là biểu hiện lòng trung thành và niềm tin của nhân viên vào các giá trị của tổ chức. Còn Berg,P. , Kallebert, A. L. , & Appelbaum, E. (2003) thì sự gắn kết là sự quyết tâm của một cá nhân tham gia tích cực trong một tổ chức. Và theo nghiên cứu của Ilies, R., và Judge, T. A (2003) , sự gắn kết là sự sẵn sàng nỗ lực hết mình vì sự phát triển của tổ chức, phù hợp giữa mục tiêu của tổ chưc và cá nhân [6].

Có thể thấy, các khái niệm từ các nghiên cứu trên đều đề cập đến sự liên kết về mặt tâm lý của cá nhân với tổ chức, và được biểu hiện ra thơng qua các hành vi

bên ngồi. Nhưng ta dễ nhận thấy rằng, giá trị cốt lõi của gắn kết mà các nhà nghiên cứu đều đề cập đến đó là việc một cá nhân tiếp nhận những giá trị, mục tiêu của tổ chức, và biến nó thành giá trị bản thân, ln tận tâm vì tổ chức đó.

Như vậy, Gắn kết với tổ chức là trạng thái ràng buộc của con người đối với

tổ chức đó, có liên quan đến quyết định có tiếp tục là thành viên của tổ chức hay khơng bởi các lí do như tình cảm, lợi ích hay trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)