Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 36)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm 238 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn các tỉnh phía Bắc gồm: Hưng Yên (121 NLĐ), Bắc Ninh(53 NLĐ), Thái Nguyên( 27 NLĐ) và Vĩnh Phúc (37 NLĐ).

Trong đó, có người 172 lao động nữ và 66 lao động nam.

95 người lao động có trình độ trên phổ thơng và 143 người lao động trình độ trung học phổ thông.

45 người lao động ở vị trí quản lý và 193 người lao động ở vị trí cơng nhân bình thường.

16 người lao động trên 30 tuổi và 222 người lao động dưới 30 tuổi.

135 người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp thời gian dưới 3 năm và 103 người lao động làm việc trên 3 năm

Các doanh nghiệp liên doanh được tìm hiểu phần lớn hoạt động sản xuất trong lĩnh vực chế tạo điện tử và sản xuất may mặc . Đây đều là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nên chăm chút vào công nghệ tiên tiến, đồng thời cách thức quản lý và hoạt động sản xuất cũng có nhiều đặc thù riêng sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt cho kết quả nghiên cứu.

2.1.2 Các giai đoạn thực hiện nghiên cứu

2.1.2.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết những vấn đề của luận văn, nhưng tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.

- Mục đích nghiên cứu lý luận

+ Tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến gắn kết với tổ chức của người lao động.

+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

+ Từ khung lý luận, xác định quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu thực tiễn về gắn kết vởi tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

- Nội dung nghiên cứu lý luận

+ Viết tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả về các vấn đề có liên quan đến gắn kết với tổ chức của lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

+ Chỉ ra một số khác biệt trong các kết quả nghiên cứu đã đưa ra và tiếp tục tiến hành nghiên cứu nội dung mới.

+ Xác định các khái niệm cơng cụ và các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu: gắn kết, gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

+ Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn.

+ Xác định các thành phần gắn kết với tổ chức của người lao động

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

2.1.2.2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát thực mức độ gắn kết vởi tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh ở khu vực miền Bắc nước ta (4 tỉnh : Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Thái Nguyên). Giai đoạn này được tiến hành vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.

Mục đích của nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh với 3 thành phần : gắn kết cảm xúc, gắn kết lợi ích và gắn kết trách nhiệm. Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

Nội dung nghiên cứu thực tiễn

+ Xây dựng công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, mẫu quan sát, dàn ý phỏng vấn sâu. + Điều tra thử và phân tích độ tin cậy của thang đo

+ Điều tra thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, và các yếu tố tác động đến kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh đó.

+ Phân tích kết quả điều tra thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

+ Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

Quy trình nghiên cứu thực tiễn gồm 4 bước :

+ Bước 1 : Thiết kế bảng hỏi và mẫu biên bản phỏng vấn sâu. + Bước 2 : Điều tra thử.

+ Bước 3: Điều tra chính thức. + Bước 4 : Xử lý kết quả.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với sự vận dụng đa dạng của đầy đủ các phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp thang đo, thống kê toán học. Thực hiện đa dạng các phương pháp không chỉ giúp cho kết quả thu được phong phú, cơ sở thực tiễn sâu sắc, mà cịn khiến cho các khía cạnh của vấn đề khách quan và rõ ràng hơn.

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thực hiện phương pháp theo các bước : phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến sự gắn kết với tổ chức của người lao động .

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích : Khẳng định kết quả của phương pháp điều tra viết; khai thác sâu

hơn các mặt biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết vởi tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

Nguyên tắc : Tạo khơng khí thoải mái, vui vẻ và cởi mở trong quá trình

phỏng vấn, khuyến khích người lao động bày tỏ suy nghĩ, ý kiến riêng của mình. Chuẩn bị các câu hỏi theo dàn ý và nội dung cần thu thập trước nhưng có sự linh hoạt mềm dẻo và khéo léo trong cách thức phỏng vấn và đưa ra câu hỏi.

Nội dung phỏng vấn : phỏng vấn các vấn đề nhằm tìm hiểu sâu thêm những

thơng tin mà phiếu điều tra bằng bảng hỏi chưa khai thác được: Dẫn chứng của người lao động để lý giải cho mức độ gắn kết.

Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

Một số vấn đề người lao động gặp phải hoặc mong muốn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Nội dung chính những câu hỏi trong phỏng vấn sâu tập trung vào các ý: Những cảm xúc thường xuyên xuất hiện nhất khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp hiện tại? mô tả chi tiết về cảm xúc đó.

Những lợi ích người lao động nhận được khi làm việc tại doanh nghiệp.

Người lao động đã thể hiện trách nhiệm với doanh nghiệp, đồng nghiệp và bản thân như thế nào ?

Đánh giá, chia sẻ của người lao động về các mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của họ.

Cảm nhận và đánh giá chung về công việc.

Xử lý kết quả phỏng vấn sâu : Kết quả phỏng vấn sâu được chia thành từng

nhóm có mức độ gắn kết tích cực và chưa tích cực, thơng tin này được dùng làm dẫn chứng minh hoạt cho kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi.

2.2..3 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được chúng tôi sử dụng như một phương pháp bổ trợ cho những phương pháp khác. Thông qua việc quan sát thái độ, hành vi của người lao động có thể thu thập thêm những thơng tin về sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh.

2.2.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến

Đây là phương pháp chính trong thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng gắt kết với tổ chức của người lao động trong các doanh ngiệp liên doanh và yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết đó.

Cơ sở xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến : Phương pháp trưng cầu ý kiến cho phép thực hiện trên diện rộng với số lượng khách thể lớn, độ tin cậy cao hơn. Thực hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về sự phù hợp của câu hỏi (nội dung, độ dài ngắn, ý nghĩa câu chữ) đối với khách thể.

Mục đích cụ thể :

Khảo sát thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh: câu 1 (18 items), trong đó. :

+ Gắn kết cảm xúc gồm 7 items, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.85 + Gắn kết lợi ích gồm 6 items, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.77 + Gắn kết trách nhiệm gồm 5 items, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.85 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh : câu 9 (33 items), câu 13 (4 items)

+ Các yếu tố chủ quan (thuộc về người lao động) : độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, vị trí cơng tác, xu hướng tính cách và thời gian làm việc tại doanh nghiệp, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.91

+ Các yếu tố khách quan (thuộc về doanh nghiệp) : bầu khơng khí tâm lý, người quản lý, mơi trường nhân viên, tính chất cơng việc, thu nhập và phúc lợi xã hội, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.95

Tìm hiểu tác động của gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh đối với công việc họ : câu 2, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8 và câu 10.

+ Chất lượng công việc của người lao động tại các doanh nghiệp liên doanh, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.79

+ Mong muốn tham gia và thái độ đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.86

+ Mối quan hệ của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh với đồng nghiệp và cấp trên, có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.9

+Mức độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.85

2.2.5 Phương pháp trắc nghiệm

- Trắc nghiệm xu hƣớng hành vi của cá nhân trong nhóm của Stefason : Trắc nghiệm gồm 60 item về định hướng hành vi của người lao động trong các tình huống cụ thể, qua đó nêu bật nên xu hướng tính cách của họ là những người độc lập hay phụ thuộc, cởi mở hay khép kín, hiếu hịa hay hiếu chiến. Các đáp án trả lời bao gồm : đồng ý, phân vân và không đồng ý, trong đó, chúng tơi khuyến nghị người lao động hạn chế tối đa nhất việc lựa chọn đáp án “Phân vân”. Kết quả thu được sẽ được sử dụng trong việc tìm hiểu mối liên hệ cũng như ảnh hưởng của nó đến sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, qua các phép toán thống kê mô tả và thống kê suy luận.

- Trắc nghiệm dự báo bầu khơng khí tâm lý trong nhóm sản xuất nhỏ của V.V.Spalinsky và E.G.Selest

Bảng câu hỏi trắc nghiệm gồm hai cột với 13 mệnh đề trái ngược. Bên trái là các mệnh đề tương ứng với bầu khơng khí tâm lý lành mạnh (thuận lợi), bên phải là bầu khơng khí tâm lý khơng lành mạnh (không thuận lợi). Giữa hai cột là thang đo 5 mức độ. Phương án lựa chọn càng gần cột phía bên nào thì càng thể hiện rõ dấu hiệu trong tập thể của người lao động.

Trên cơ sở kết quả của trắc nghiệm, nghiên cứu sẽ tìm hiểu mối tương quan ảnh hưởng của mức độ thuận lợi bầu khơng khí tâm lý trong doanh nghiệp đối với gắn kết của người lao động với tổ chức trong các doanh nghiệp liên doanh nhờ các phương pháp phân tích số liệu đặc trưng.

2.2.6 Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu

2.2.6.1 Giai đoạn điều tra thử

Nghiên cứu tiền hành điều tra thử trên 50 người lao động, nhằm mục đích kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi, xem xét các nội dung item có phù hợp với khách thể nghiên cứu và có sát với mục đích nghiên cứu của đề tài hay khơng, từ đó đưa ra bảng hỏi cuối cùng có độ tin cậy cao cho nhóm khách thể nghiên cứu.

Điều tra thử trên 50 người lao động : số phiếu thu về 50, số phiếu không hợp lệ là 4. Kết quả: Chúng tôi đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Thang đo gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh bao gồm 18 items:

+ Điểm Cronbach’s Alpha của toàn thang đo là 0.918 + Điểm Cronbach’s Alpha của gắn kết cảm xúc là 0.77 + Điểm Cronbach’s Alpha của gắn kết lợi ích là 0.84 + Điểm Cronbach’s Alpha của gắn kết trách nhiệm là 0.76

2.2.6.2 Giai đoạn điều tra chính thức

Nghiên cứu tiến hành chính thức trên 300 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh ở khu vừa phía Bắc nước ta, gồm 4 tỉnh : Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Sau khi thu phiếu và tiền hành làm sạch số liệu thì số lượng khách thể nghiên cứu phù hợp là 238 người. Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.

Phân tích độ tin cậy của thang đo gắn kết có điểm Cronbach’s Alpha là 0.92 Sử dụng phép phân tích nhân tố, thang đo gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh thu được KMO = 0.9 , Kiểm định Barlett có sig = 0.00 < 0.05, phép phân tích nhân tố cho phép chia thang đo gắn kết thành 3 phần với các item cụ thể như sau:

+ Gắn kết cảm xúc gồm 7 items :

(1) : Tôi sẽ rất hạnh phúc khi được tiếp tục làm việc trong DN này (3) : Tôi sẽ rất hạnh phúc khi được tiếp tục làm việc trong DN này (4) : Tơi cảm thấy mình “gắn bó cảm xúc” với DN này.

(5) : DN này có rất nhiều người có ý nghĩa đối với tơi. (6) : Tơi có cảm nhận mạnh mẽ rằng mình thuộc về DN này

(13) : Tơi cảm nhận mình phải có nghĩa vụ làm việc hết mình vì DN (16) : DN này xứng đáng với lịng trung thành của tơi

+ Gắn kết lợi ích gồm 6 items :

(7) : Tơi sẽ rất khó khăn để rời bỏ DN này ngay cả khi tôi muốn

(8) : Cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh hưởn rất nhiều nếu tôi rời khỏi DN này (9) : Tại thời điểm này, làm việc tại DN này là cần thiết với tôi

(10) : Tơi có q ít lựa chọn để tính đến việc rời khỏi DN này

(11) : Tơi sẽ khó tìm được cơng việc tương tự như hiện nay ở DN khác (12): Tôi sẽ mất mát nhiều thứ nếu rời bỏ DN này

+ Gắn kết trách nhiệm gồm 5 iteam :

(2): Tôi thực sự cảm thấy các vấn đề của DN này như là vấn đề của mình (14) : Tơi cảm thấy không đúng đắn khi rời bỏ DN này để làm cơng việc khác có lợi hơn cho mình

(15) : Tơi sẽ cảm thấy tội lỗi nếu tôi rời DN này

(17) : Tôi sẽ không rời khỏi DN lúc này vì tơi thấy mình phải có trách nhiệm với mọi người

(18) : Tôi nợ DN này rất nhiều vì DN đã mang lại cho tơi nhiều thứ.

- Mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh được xác định trên cơ sở tổng hợp điểm trung bình của Gắn kết cảm xúc, gắn kết lợi ích và gắn kết trách nhiệm.

Nghiên cứu sử dụng các phép toán thống kê bao gồm:

+ Phân tích thống kê mơ tả : gồm có tần suất, điểm trung bình, độ lệch

chuẩn, xem xét mối tương quan chéo bằng kiểm định hệ số Chi bình phương.

Trong thang đo, mỗi mệnh đề có 5 phương án trả lời và được gán điểm như sau : 1 điểm = Hồn tồn khơng đồng ý ; 2 điểm = Không đồng ý nhiều hơn đồng ý ; 3 điểm = Đồng ý nhiều hơn không đồng ý ; 4 điểm = Đồng ý; 5 điểm = Rất đồng ý. Như vậy, tối đa là 5 điểm, tối thiểu là 1 điểm, X càng cao thể hiện mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động càng cao. Chúng tôi chỉ ra 3 mức, bao gồm mức độ gắn kết thấp, mức độ gắn kết trung bình và mức độ gắn kết cao.

Mức thấp : có ĐTB < hoặc bằng X(tồn thang đo) – ĐLC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)