Gắn kết trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 58)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên

3.1.3 Gắn kết trách nhiệm

Bảng 3.3 Gắn kết trách nhiệm với tổ chức của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp liên doanh

T T Nội dung Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Rất đồng ý Đồng ý Đồng ý nhiều hơn khơng đồng ý Khơng đồng ý nhiều hơn Hồn tồn khơng đồng ý 1 Tôi cảm thấy các vấn đề của doanh nghiệp như là

vấn đề của mình

19,7 22,7 28,6 11,8 17,2 3,16 1,34

2 Tôi cảm thấy không đúng đắn khi rời bỏ doanh nghiệp này để tìm

việc khác có lợi hơn.

5,5 21,4 33,6 26,1 13,4 2,79 1,09

3 Tôi sẽ cảm thấy tội lỗi nếu rời bỏ doanh nghiệp.

2,1 11,3 35,7 26,1 24,8 2,4 1,04

4 Tôi sẽ không rời bỏ doanh nghiệp lúc này vì

tơi thấy phải có trách nhiệm với nó.

6,3 27,7 34,5 20,2 11,3 2,97 1,09

5 Tơi cảm thấy mình nợ doanh nghiệp rất nhiều vì doanh nghiệp đã cho

tôi nhiều điều.

Sự gắn kết trách nhiệm của người lao động được thể hiện mạnh mẽ nhất qua việc coi những vấn đề của doanh nghiệp như là vấn đề của mình (ĐTB = 3,16). Khi đó, người lao động sẽ cảm thấy sự tác động trực tiếp từ các vấn đề của doanh nghiệp, họ sẽ thực sự ý thức cao độ về vai trị và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện với doanh nghiệp đó. Chia sẻ của chị P.T.T.P, cơng ty Ngọc Tề cho biết : “nhiều khi

hàng bị lỗi, công ty khơng xuất được mình cũng thấy lo lắng. di làm tất nhiên muốn công ty làm ăn tốt rồi, muốn nó phát triển lắm”. Việc coi các vấn đề của doanh

nghiệp như là vấn đề của mình, cũng đồng nghĩa với người lao động sẽ luôn cố gắng để đạt được những điều tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp như con người ln cố gắng tìm điều có ích nhất cho mình. Điều này có thể được thể hiện qua việc : đi làm sớm hơn, đúng giờ hơn để năng suất làm việc được cao hơn, làm việc cẩn thận hơn...

Các nội dung “Tôi sẽ không rời bỏ doanh nghiệp lúc này vì họ thấy phải có trách nhiệm với nó”; “Tơi cảm thấy khơng đúng đắn khi rời bỏ doanh nghiệp này để tìm việc khác có lợi hơn” và “Tơi cảm thấy mình nợ doanh nghiệp rất nhiều vì doanh nghiệp đã cho tôi nhiều điều” cũng không nhận được sự đồng tình cao của người lao động, ĐTB đạt từ 2,58 đến 2,97, với tỷ lệ người lao động “rất đồng ý” và “đồng ý nhiều hơn khơng đồng ý” ở mức khơng cao. Có thể thấy rằng, nhiều người lao động đã thể hiện rõ rằng: việc họ ở lại doanh nghiệp không phải do họ thấy mình có trách nhiệm với nó, cũng khơng phải vì chuyển đi mà thấy khơng đúng đắn hoặc nợ nần doanh nghiệp . Như anh N.V.T, công ty Uginox rất thẳng thắn cho rằng : “mình đi làm vì kiếm tiền thơi nên chỗ nào trả cao hơn thì mình làm, chứ sao lại vì

trách nhiệm mà khơng thể bỏ được, trách nhiệm chỉ thể hiện khi đang làm thì làm hết sức thơi”.

Đa số người lao động khơng có cảm nhận rằng “Tơi sẽ cảm thấy tội lỗi nếu rời bỏ doanh nghiệp” (ĐTB = 2,4), tỷ lệ người lao động “Hồn tồn khơng đồng ý” và “Không đồng ý nhiều hơn đồng ý” với nội dung này lên đến 50.9%. Họ thẳng thắn bày tỏ rằng : “tơi nghĩ chẳng có gì để mà phải cảm thấy có lỗi hay phải áy náy

cho tơi mức lương quá thấp không đủ lo cho cuộc sống nên tơichuyển cơng việc chứ cũng khơng có gì sai trái cả”- chị N.T.T, công ty Beeahn chia sẻ. Thay vào đó, họ

chỉ cho rằng nếu chuyển đi thì thường có cảm giác nhớ mọi người, bởi vì cũng gắn bó với mọi người chứ khơng có gì là sai trái hay tội lỗi.

Một đặc trưng dễ nhận thấy sau khi quan sát bảng số liệu trên đó là, thang điểm và sự đánh giá về gắn kết trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp liên doanh ở mức thấp (ĐTB = 2,78). Thấp hơn nhiều so với mức gắn kết cảm xúc (3,67) và cũng chênh lệch tương đối với gắn kết lợi ích (3,1). Có thể thấy rằng, sự gắn kết trách nhiệm chưa được đề cao đối với người lao động cũng như sự quan tâm định hướng từ phía các doanh nghiệp liên doanh, trong khi việc ý thức về trách nhiệm trong cơng việc có vai trị quan trọng đối với sự gắn kết giữa người lao động với các doanh nghiệp của mình.

Sự gắn kết trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp có ỹ nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp họ đang làm và với chính người lao động. Trách nhiệm và cảm nhận về trách nhiệm giúp người lao động luôn cố gắng và phát huy tối đa năng lực đóng góp cho doanh nghiệp, và giúp cho tự bản thân họ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với cơng việc của mình hơn.

Biểu đồ 3.3 Mức độ gắn kết trách nhiệm của ngƣời lao động với các doanh nghiệp liên doanh

Qua biểu đồ trên có thể thấy: tỷ lệ số lao động có gắn kết trách nhiệm thấp với doanh nghiệp khá đông (gần 1/4, tương ứng với 24,8% số lao động được hỏi). Đây là một con số không nhỏ, đủ để chứng minh rằng, những người lao động tại các doanh nghiệp liên doanh hiện tại có sự gắn kết trách nhiệm và ý thức trách nhiệm với doanh nghiệp không cao. Tất nhiên, không thể khẳng định rằng những người lao động này sẽ vô trách nhiệm với cơng việc hoặc làm việc kém chất lượng, nhưng có thể nói rằng, những lao động này khó có khả năng là những người cống hiến tốt nhất cho doanh nghiệp.

Số người lao động gắn kết trách nhiệm với doanh nghiệp ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 65.5%, thể hiện một sự tương đối và chưa thực sự đề cao gắn kết trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bản thân người lao động, nếu yêu thích, đam mê và có tinh thần trách nhiệm với cơng việc và doanh nghiệp của mình, họ sẽ tự giác thực hiện đầy đủ các yêu cầu cũng như nguyên tắc pháp lý và đạo đức với công ty đó, coi đó là việc cần làm và nên làm chứ khơng cịn chỉ là việc phải làm. Trong công việc, trách nhiệm của người lao động sẽ được thể hiện rõ nét qua việc họ lao động hăng say, nhiệt tình với cơng việc và tuân thủ lệnh cấp trên. Ngồi ra, người lao động có trách nhiệm với doanh nghiệp và cơng việc của mình sẽ khơng nhất thiết cần đến những quy chế cưỡng bức, những hình phạt hay sự khiển trách của cấp trên mới thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, mà xuất phát từ ý thức và tinh thần tự nguyện, họ làm việc và yêu công việc thực tâm. Một tỷ lệ nhỏ số người lao động còn lại thể hiện sự gắn kết trách nhiệm ở mức độ cao (9.7%). Những người lao động này được coi là nguồn lao động vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp, vì họ chắc chắn sẽ cống hiến và làm việc cho doanh nghiệp một cách tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tính trách nhiệm của họ sẽ được thể hiện qua việc sẵn sàng đối diện với vấn đề, khắc phục khó khăn và tự giác chấp hành nội quy công việc để kết quả đạt được có hiệu quả nhất. Những người lao động có gắn kết trách nhiệm cao với doanh nghiệp sẽ thể hiện trách nhiệm ấy trong cả mối quan hệ với doanh nghiệp, cấp trên, đồng nghiệp,và chính bản thân người lao động bằng các hành động cụ thể và một cách tự giác. Anh N.X.T , công ty

Beeahn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với doanh nghiệp của mình qua việc : “tôn trọng cấp trên, giúp đỡ đồng nghiệp và cố gắng làm việc tốt nhất, tiết kiệm cho

cơng ty mà lại hiệu quả, bản thân thì tn thủ giờ giấc, quy định và khơng làm gì đi ngược lại lợi ích của cơng ty”.

Tóm lại, trách nhiệm của người lao động trong công việc là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, với người sử dụng lao động và chính bản thân người lao động. Tính trách nhiệm của người lao động là một trong những yếu tố nền tảng nhất của sự gắn kết trách nhiệm giữa người lao động với doanh nghiệp của mình. Những lao động có tính trách nhiệm cao hơn thường có xu hướng gắn kết trách nhiệm cao hơn và ngược lại, người lao động thiếu tính trách nhiệm với bản thân, với những vấn đề khác trong cuộc sống cũng có khả năng gắn kết trách nhiệm thấp hơn với cơng việc của mình.

3.1.4. Mức độ gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh

Gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh là tổng hịa và là trung bình chung của các mức độ gắn kết cảm xúc, gắn kết lợi ích và gắn kết trách nhiệm.

Gắn kết của người lao động, là tồn bộ sự liên kết, gắn bó và cam kết ở lại lâu dài, đóng góp sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp nơi họ làm việc. Một người lao động được đánh giá là gắn kết cao với doanh nghiệp khơng chỉ là người có tình cảm yêu mến với doanh nghiệp, với những người đồng nghiệp, cấp trên, họ cịn là người có những lợi ích thiết thực từ doanh nghiệp và họ thực sự cần cơng việc tại đó. Bên cạnh đó, người lao động gắn kết mạnh mẽ với doanh nghiệp của mình sẽ thể hiện tinh thần ý thức cao trong công việc, thể hiện trách nhiệm với kết quả của cơng việc đó cũng như hiệu suất làm việc của mình.

Điều đó có nghĩa là, sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp có liên hệ trực tiếp và chịu sự tác động của các yếu tố gắn kết về cảm xúc, về lợi ích và trách nhiệm của người lao động.

Theo kết quả điều tra, chúng tôi tìm thấy rằng, sự tương quan chặt chẽ của các mối liên hệ trên. Theo đó, sự gắn kết cảm xúc, lợi ích và trách nhiệm càng lớn

thì càng góp phần thúc đẩy sự gắn kết với doanh nghiệp càng cao của người lao động. Đồng thời, giữa các mức độ gắn kết cũng có sự tương quan qua lại, sự gắn kết này góp phần hoặc là tiền đề giúp thắt chặt và bền vững hơn nữa mối gắn kết kia.

Biểu đồ 3.4 Mối tƣơng quan giữa các thành phần gắn kết và gắn kết với tổ chức của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (với p <0,01)

Rõ ràng, khơng chỉ có các thành phần gắn kết cảm xúc, lợi ích và trách nhiệm có mối tương quan rất chặt chẽ, thể hiện tầm ảnh hưởng của nó đối với gắn kết chung của người lao động với các doanh nghiệp liên doanh, mà các thành phần gắn kết cũng có sự tác động qua lại với nhau một cách tương đối mạnh mẽ. Trong đó: sự tương quan giữa gắn kết trách nhiệm và gắn kết cảm xúc tương đối cao, tức là, những người lao động có tình cảm yêu mến với doanh nghiệp nhiều hơn thường sẽ có trách nhiệm hơn với cơng việc và ngược lại, những người làm việc có trách nhiệm hơn với doanh nghiệp và cơng việc thường có xu hướng yêu mến và gắn kết cảm xúc với doanh nghiệp cao hơn. Không chỉ thế, mối tương quan giữa gắn kết cảm xúc và gắn kết lợi ích của người lao động với doanh nghiệp cũng được tìm thấy với r = 0.637 cho thấy, khi sự gắn kết lợi ích ở mức cao sẽ thúc đẩy những cảm xúc tích cực và sự gắn kết trở nên mật thiết hơn, đồng thời, những người lao động có

r=0,6 3 r=0,6 r=0,7 r=0,8 r=0,8 3 r=0,9

nhiều tình cảm vui vẻ thoải mái khi làm việc cũng sẽ cảm nhận mình có được nhiều lợi ích từ doanh nghiệp, ví dụ như chính mơi trường và những người bạn, tình bạn thân thiết. Cuối cùng là mối liên hệ của gắn kết trách nhiệm và lợi ích, với r = 0.6, gắn kết lợi ích cao thì sự thể hiện của gắn kết trách nhiệm rất nhiều khả năng cũng mạnh mẽ hơn, và khi trách nhiệm được nâng cao thì khả năng gắn kết lợi ích cũng được củng cố rất nhiều.

Tóm lại, gắn kết của người lao động với doanh nghiệp là sự tổng hợp từ các yếu tố cả về gắn kết cảm xúc, gắn kết lợi ích và gắn kết trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp của mình, thể hiện mức độ cao nhất của mối liên kết giữa con người với mơi trường làm việc của mình..

Sau q trình phân tích và tìm hiểu chi tiết các nội dung, chúng ta có thể thấy : trong gắn kết với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp liên doanh, gắn kết cảm xúc là mạnh mẽ nhất và gắn kết trách nhiệm ở mức thấp nhất. Và tổng hợp, với ĐTB 2,98, có thể nhận định rằng, nhìn chung gắn kết của người lao động với các doanh nghiệp liên doanh ở mức trung bình.

Biểu đồ 3.5 Mức độ gắn kết với tổ chức của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp liên doanh

Có đến 24.5% tức là gần ¼ số người lao động được hỏi có sự gắn kết chung với doanh nghiệp liên doanh họ đang làm việc ở mức thấp. Đây là những người lao

động được đánh giá chung là có sự gắn kết cảm xúc, lợi ích và trách nhiệm đều không cao, đồng thời, họ cũng là bộ phận những người lao động có khả năng rời khỏi doanh nghiệp nhiều nhất khi có cơ hội và điều kiện thuận lợi. Một số người lao động đã không ngần ngại thể hiện rất rõ điều này trong quá trình chia sẻ với chúng tơi : “có chỗ khác tốt hơn thì tất nhiên là chuyển đi ngay rồi” (Anh N.H.P, Công ty liên doanh chế tạo phụ tùng xe gắn máy Lifan), hoặc như chị L.T.T.T, Công ty giày da Ngọc Tề cho biết “làm ngày nào biết ngày đấy chứ sao mà nói được là sẽ làm

trong bao lâu, giờ đi làm được thì đi, nhưng con cái bận quá cũng thôi, mà chỗ khác tốt hơn thì mình cũng nghỉ chứ tội gì mà làm ở đây” … Nhìn chung, những

người lao động gắn kết thấp với doanh nghiệp khơng những thường ít thiện cảm yêu mến với doanh nghiệp, mà cảm nhận về mọi sự liên kết với công ty của họ cũng đều chỉ là tạm bợ và rất dễ bị phá vỡ, bởi thế nên sự cam kết sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài của họ là rất thấp.

11.2% số người lao động được hỏi thể hiện sự gắn kết cao với doanh nghiệp liên doanh mình làm. Đây là những người lao động vơ cùng có ý nghĩa mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn. Họ không những sẽ là những người tận tâm trong công việc, kết quả công việc tốt mà cịn ln thể hiện là những người vui vẻ, hòa nhã và trách nhiệm, hết mình với sự phát triển chung của doanh nghiệp. Những người lao động này cũng sẽ là người có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nhất bởi sự liên kết mạnh mẽ cả về cảm xúc, lợi ích và trách nhiệm của họ với cơng ty. Tuy nhiên, tỷ lệ số lao động có sự gắn kết cao là khá nhỏ, thậm chí chưa bằng một nửa số người lao động có mức gắn kết thấp, và chỉ bằng 1/6 số lao động có sự gắn kết trung bình với doanh nghiệp. Đẩy mạnh sự gắn kết chung này cần sự hợp tác và kích thích mạnh mẽ của đầy đủ các yếu tố gắn kết về mặt cảm xúc, lợi ích và trách nhiệm giữa người lao động với doanh nghiệp liên doanh hiện tại.

Biểu đồ trên cũng cho thấy, hơn một nửa số lao động được hỏi, chiếm 64.4% người lao động có sự gắn kết ở mức trung bình với doanh nghiệp liên doanh. Đây cũng là con số tương đối đủ để đánh giá rằng, mức gắn kết của người lao động với các doanh nghiệp liên doanh hiện nay là ở mức trung bình.Cụ thể là trong đó, sự

gắn kết trách nhiệm cảm xúc mạnh mẽ hơn cả và gắn kết trách nhiệm được nhận thấy là thiếu chặt chẽ nhất.

Đánh giá chung, các doanh nghiệp liên doanh, mặc dù cũng đã tạo được sự

gắn kết của một bộ phận người lao động dành cho công ty, tuy nhiên, cũng cần nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự gắn kết với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)