Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 50 - 63)

2.1. Tổng quan về du lịch thành phố Đà Nẵng

2.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của thành phố Đà Nẵng

Một lợi thế phải nói đến Đà Nẵng đang sở hữu hệ thống cơ sở hạng tầng khá đồng bộ, giao thông đường bộ, cảng biển và sân bay đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, tạo lực hút cần thiết để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

Ngay từ khi trở thành một thành phố trực thuộc trung ương, thành phố Đà Nẵng đã biết vạch ra chiến lược phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc “hạ tầng đi trước”19

để tạo ra bước ngoặc phát triển kinh tế, du lịch phù hợp với tiềm năng của địa phương. Chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Đà Nẵng, với sự ủng hộ tối đa từ chính người dân Thành phố đã mang lại những thành công vượt bậc cho thành phố Đà Nẵng trong công tác chỉnh trang đô thị, tạo nên diện mạo mới cho thành phố Sơng Hàn.

Bên cạnh đó, lợi thế biển đã mang lại cho TPĐN một thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Việc đầu tư tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc, cũng như triển khai tuyến đường dẫn ra bán đảo Sơn Trà…đã tạo nên điểm nhấn quan trọng, tạo một lực đẩy khá mạnh cho hạ tầng du lịch trong và ngoài nước đỗ về TPĐN.

Du lịch và bài toán hậu cần cho du lịch đã tiếp sức cho TPĐN bằng những quyết định táo bạo thông qua việc đầu tư những chiếc cầu ấn tượng bắc qua sông Hàn. Nhằm hỗ trợ cho du lịch phát triển, kích hoạt tiềm năng du lịch biển của TPĐN, thành phố đã và đang đầu tư 7 chiếc cầu bắc qua sông Hàn, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9 cây cầu được bắc qua con sông Hàn.

Với một lợi thế khác của TPĐN chính là điểm cuối cùng của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), là cửa ngõ quan trọng cho các địa phương, các nước trong khu vực thuộc tuyến EWEC hướng ra thị trường bên ngoài.20

- Về mạng lưới giao thông: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4

loại hình giao thơng thơng dụng là đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng phát triển cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, đặc biệt là các cơng trình đầu mối giao thông phục vụ tốt cho phát triển du lịch. Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382.589km. Trong đó: quốc lộ 70.685km, tỉnh lộ 99.716km, đường huyện 67km, đường nội thị 181.672km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8,0 m.

- Về đường bộ: trong những năm gần đây nhiều đường nối liền các điểm du

lịch và hệ thống giao thông nội thành đã được cải tạo và nâng cấp một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và tồn diện, nhiều tuyến đường mới được xây dựng phục vụ phát triển kinh tế và du lịch như tuyến đường lên đỉnh Bà Nà, quốc lộ 1A, đường hầm Hải Vân, đường 2/9, đường xuyên Á. Không chỉ thuận lợi cho việc phục vụ vận chuyển khách tham quan trong phạm vi thành phố mà còn tạo một cảnh quan chung cho thành phố xanh - sạch - đẹp hơn trước rất nhiều.

- Về đường sắt: thành phố Đà Nẵng có tuyến đường sắt Bắc Nam với chiều

dài khoảng 30km chạy ngang qua, với các ga: Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam, tất cả các tàu khách thống nhất đều dừng lại ở đây. Hiện nay, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường sắt chưa nhiều, nhưng với sự phát triển của ngành đường sắt về

chất lượng phục vụ trên tàu cũng như tốc độ chạy tàu thì trong tương lai khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường sắt sẽ gia tăng, đặc biệt là khách du lịch trong nước.

- Về đường thủy: nằm ở trung độ của cả nước, giao thông đường biển của

Đà Nẵng khá thuận lợi. Từ đây, các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với hai cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sơng Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển khách du lịch cũng như hàng hóa từ khắp các nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn. Khách đường biển muốn ghé thăm Huế, Hội An hay Mỹ Sơn và các điểm du lịch miền Trung đều phải cập cảng Đà Nẵng.

- Về đường hàng không: Đà Nẵng có sân bay hàng khơng quốc tế với diện

tích 150 ha (diện tích cả khu vực là 840 ha) với hai đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m, có khả năng cho hạ cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng có khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hong Kong, Thai Lan và Singapore. Hiện nay sân bay Đà Nẵng đang thực hiện dự án nâng cấp để phục vụ tốt cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

- Về hệ thống cung cấp điện, nước: Nằm trong mạng điện lưới quốc gia, hệ

thống điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có du lịch. Về cung cấp nước, cho đến nay hầu hết các điểm du lịch trọng điểm đều có hệ thống cung cấp nước đầy đủ với chất lượng nước tương đối tốt.

- Về hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được

hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước.

- Về cơ sở lưu trú của thành phố Đà Nẵng: Tính đến cuối năm 2009, số

lượng khách sạn (KS) của thành phố Đà Nẵng đạt 150 khách sạn. Trong đó có 3 khách sạn 5 sao và tương đương 5 sao là Furama và Hoàng Anh Gia Lai Plaza,

SilversShores International Resort với 604 phòng chiếm 14%% số phòng, 3 KS 4 sao là Green Plaza, Sandy Beach và Dana Riverside với 369 phòng chiếm 7,23% số phòng, 17 KS 3 sao với 1113 phòng chiếm 21,81% số phòng, 21 KS 2 sao với 1105 số phòng chiếm 21,65% số phòng, 11 KS 1 sao với 267 phòng chiếm 5,23% số phòng, 36 KS đạt tiêu chuẩn với 604 phòng chiếm 11,83% số phòng, 59 KS chưa xếp hạng với 1140 phòng chiếm 22,34% số phòng.

Bảng 2.1: Thống kê cơ sở lưu trú của thành phố tính đến tháng 12/2009

STT CHỈ TIÊU ĐVT 12/2009 1 Tổng số khách sạn KS 150 - Khách sạn 5 sao KS 03 - Khách sạn 4 sao KS 03 - Khách sạn 3 sao KS 17 - Khách sạn 2 sao KS 21 - Khách sạn 1 sao KS 11 - Khách sạn đạt tiêu chuẩn KS 36 - Khách sạn chưa xếp hạng KS 59 2 Tổng số phòng Phòng 5102

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch)

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các loại khách sạn trên địa bàn TP. Đà Nẵng

12% 7% 21% 21% 5% 12% 22% - Khách sạn 5 sao KS 03 - Khách sạn 4 sao KS 03 - Khách sạn 3 sao KS 17 - Khách sạn 2 sao KS 21 - Khách sạn 1 sao KS 11 - Khách sạn đạt tiêu chuẩn KS 36 - Khách sạn chưa xếp hạng KS 59

- Về phương diện vận chuyển du lịch: Thành phố hiện có khoảng 43 đơn vị

cá nhân tham gia hoạt động vận chuyển khách du lịch, gồm 28 đơn vị du lịch và 15 đơn vị cá nhân chuyên doanh vận chuyển, đồng thời có hơn 100 điểm dịch vụ cho thuê xe du lịch.

Đà Nẵng có khoảng 265 xe vận chuyển du lịch từ 4-45 chỗ. Ngồi ra cịn có 5 hãng taxi với 210 xe có chất lượng tốt và có sức chứa từ 4-7 chỗ ngồi.

Hiện nay số lượng các xe từ 30-45 chỗ ngồi vẫn hạn chế do giá thành quá cao, khả năng thu hồi vốn thấp, nên số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển của thị trường, nhất là vào các tháng cao điểm hoặc những dịp tàu biển đến Đà Nẵng với số lượng khách lớn.

Bảng 2.2: Thống kê phương tiện vận chuyển du lịch của TP Đà Nẵng tính đến 12/2009

STT LOẠI PHƢƠNG TIỆN SỐ LƢỢNG (XE)

1 Xe xích lơ 70 2 Xe ôtô 265 04-07 chỗ ngồi 70 09-12 chỗ ngồi 33 15-24 chỗ ngồi 105 25-30 chỗ ngồi 14 Trên 30 chỗ ngồi 43

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch)

- Đơn vị kinh doanh lữ hành: Hoạt động kinh doanh lữ hành của thành phố

trong những năm qua không ngừng phát triển cả về lượng và chất . Tính đế n 06/2006 trên địa bàn thành phố có 70 đơn vi ̣ kinh doanh lữ hành . Trong đó có 14 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế , 18 công ty kinh doanh lữ hành nô ̣i đi ̣a , 23 chi nhánh lữ hành quốc tế , 01 chi nhánh lữ hành nô ̣i đi ̣a và 14 văn phòng đại diện lữ hành. Thế ma ̣nh của các công ty lữ hành Đà Nẵng là khai thác phu ̣c vu ̣ khách du lịch đường bộ (tour caravan), du li ̣ch đến Đà Nẵng – Viê ̣t Nam (Inbound), du li ̣ch ra nước ngoài (Outbound) bằng đường hàng không và du li ̣ch đường biển.

Đội ngũ hướng dẫn viên hiện nay gồm 320 hướng dẫn viên được cấp thẻ , trong đó hướng dẫn viên tiếng Anh chiếm 1/2, hướng dẫn viên các tiếng như Đức , Nhâ ̣t, Tây Ban Nha , Trung Quốc, Thái Lan thiếu trầm trọng . Trong những năm gần đây, thành phố đã chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành lữ hành thông qua cuộc thi "Tôi là hướng dẫn viên”, chương trình tập huấn với chủ đề “Nụ cười thân thiện”. Kết hợp với tổ chức JICA, HIR đào tạo lớp Hướng dẫn viên tiếng Nhật, và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên cho hướng dẫn viên đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp và năng động.

2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

2.1.3.1. Thị trường khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

a. Lượng khách

Bảng 2.3: Tình hình phát triển lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng

Chỉ tiêu Năm

2005 2006 2007 2008 2009

Số lượng (lượt khách) 227826 258000 299593 488541 350000 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 13.24 16.12 63.07 - 28.35 Chỉ số (2005 = 100) 100 113.24 116.12 163.07 71.64

(Nguồn:Phòng Nghiệp vụ Du Lịch. Sở VHTT-DL thành phố Đà Nẵng)

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến Đà Nẵng tăng đều trong các năm từ 2005 đến 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này chỉ đạt khoảng 25,63%. Trong khoảng thời gian 2008 - 2009 có sự tăng trưởng đột biến về số lượng khách du lịch quốc tế, tốc độ tăng trưởng lên đến 63.07% cho thấy được tiềm năng phát triển du lịch rất lớn ở thành phố Đà Nẵng. Có nhiều nguyên nhân, từ việc nhà nước thực hiện chính sách thả nổi tỷ giá trong thị trường mở, tạo nên sự tiêu dùng tiết kiệm và thu hút hơn cho khách du lịch khi đến Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, tạo nên kích cầu tiêu dùng đồng đơ-la tại Việt Nam. Mặt khác trong thời gian này thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế thu

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số khách Quốc tế

dự án đầu tư lớn bắt đầu đi vào hoạt động ổn định với nhiều khu du lịch được quy hoạch bài bản và có sự đầu tư lớn như Cáp treo Bà Nà đạt hai kỷ lục thế giới… Nhưng sang đến năm 2009, số lượng khách quốc tế tuột dốc thảm hại với sự tăng tốc chậm chạm -28,35%. Không chỉ mỗi thành phố Đà Nẵng chịu áp lực đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế mà cả tồn thế giới cũng nằm trong vịng xốy đó. Vấn đề cắt giảm đi du lịch là một giải pháp tối ưu nhất trong thời kỳ khủng hoảng. Với tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao so với mức trung bình của ngành là 16,7 % (2005 - 2009).

b. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng

Bảng 2.4 Cơ cấu lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng qua các năm

ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) Tổng số khách 659456 100 774087 100 1023966 100 1326176 100 1450000 100 Quốc tế 227826 34,5 258000 33,3 299539 29,3 488541 36,9 350000 24,1

(Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Theo bảng 2.4 thì tỷ trọng khách quốc tế trong những năm 2005 đến năm 2009 có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn khách đến Đà Nẵng. Năm 2005 lượng khách quốc tế chiếm 34,5% đến năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 33,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng khách du lịch nội địa lại tăng dần. Đến năm 2009 tỷ trọng khách quốc tế lại giảm còn 24,1%. Điều này cho thấy tỷ trọng khách quốc tế trong những năm qua khơng ổn định.

Có nhiều lý do để giải thích điều này:

- Sức hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn hạn chế. Du lịch biển là thế mạnh, nhưng mới hình thành và chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong vùng và quốc tế. Việc xác định sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng cịn chậm. Các di tích lịch sử, văn hố, bảo tàng chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Các dịch vụ vui chơi, giải trí cịn thiếu và kém chất lượng. Các cơ sở hiện có chỉ phục vụ được khách nội địa là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng đến nỗ lực kéo dài thời gian lưu trú của khách.

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chính là đá mỹ nghệ Non Nước. Các mặt hàng khác chưa có thương hiệu trên thị trường và chưa được du khách quan tâm nhiều.

- Thành phố còn thiếu các khách sạn có quy mơ lớn, chất lượng cao, Các khách sạn từ 2 sao trở xuống chiếm 71% tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố nên chỉ đón khách chi trả thấp và phát triển du lịch hội nghị, hội thảo cũng gặp khó khăn. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành không cao, chủ yếu là nối tour cho các Hãng lữ hành tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Cơng tác xúc tiến du lịch cịn hạn chế.

- Môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên bị ơ nhiễm; tình hình chèo kéo khách, vệ sinh môi trường tại các bãi biển và điểm tham quan có tiến bộ nhưng chưa được đảm bảo thường xuyên.

c. Cơ cấu nguồn khách quốc tế phân theo quốc tịch.

Theo bảng thống kê tổng lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2009 ta thấy lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2007 tăng 5% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 3.423 lượt khách mặc dù xét về tỷ trọng thì khơng có gì thay đổi lớn (xem bảng 2.4). Năm 2007 là 261.587 lượt khách, năm 2008 tăng

30,26 % tương ứng với mức tăng 79.148 lượt khách. Đến năm 2009 tổng lượt khách quốc tế đến thành phố lại tăng cao 147.806 lượt khách tương ứng với mức tăng 43,38%. Nguyên nhân của sự tăng lên nhanh chóng này đã được phân tích ở trên mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế và dịch bệnh, nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng được du khách biết đến như là một điểm du lịch an toàn, thân thiện.

Bảng 2.5 Cơ cấu khách quốc tế phân theo quốc tịch ở thành phố Đà Nẵng.

TT Quốc tịch

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) A Châu Âu 73518 29.5 77194 29.5 44641 15.3 112308 32.32 1 Pháp 23967 9.6 25165 9.6 18535 6.4 50940 14.7 2 Anh 12218 4.9 12829 4.9 4770 1.6 23840 6.9

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)