Giải pháp giới thiệu thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 106 - 107)

Hồn tất khâu thủ tục xây dựng cho một hình ảnh mới của du lịch thành phố. Để chuyển tải tất cả các thông điệp, cũng như để giới thiệu rộng rãi cho một hình ảnh mới, cần: sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp để truyền tải logo và slogan nêu trên nhằm tạo dựng hệ thống tín hiệu chung khi giới thiệu và triển khai thương hiệu “Du lịch Đà Nẵng – Tận hƣởng cuộc sống”.

3.2.4.1. Kênh truyền thông trực tiếp được thông qua: kênh giới thiệu, kênh

chuyên gia và kênh xã hội có tác dụng tạo ra hiệu quả thơng qua việc cá nhân hóa thơng tin giới thiệu và thu nhận thông tin phản ứng.

+ Kênh giới thiệu: Kênh này bao gồm những thông tin của lực lượng lao động trong ngành du lịch tiếp xúc cới khách du lịch bao gồm cả hoạt động cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc. Phải có những biện pháp đào tạo, nâng cao các kỹ năng, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn.. để nâng cao trình độ và nghiệp vụ để đưa lực lượng nào có đủ trình độ, khả năng phục vụ tốt cho du lịch của thành phố và cung cấp đầy đủ thông tin khi cần thiết.

+ Kênh chuyên gia: Đây là những phát biểu mang tính cá nhân của các

chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu du lịch, những nhà quản lý về du lịch, những nhà hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch…Tuy nhiên, để cùng chung tay góp sức

với sự phát triển du lịch của thành phố còn cần nhiều hơn nữa sự đóng góp lớn lao của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch.

Ngồi ra, cịn có kênh xã hội chính là những thơng tin đến từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của các khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính tích cực khi các dịch vụ du lịch thỏa mãn được nhu cầu của khách.

3.2.4.2. Kênh truyền thông gián tiếp bao gồm: các phương tiện truyền thông

bầu khơng khí và các sự kiện trong đó:

+ Các phương tiện truyền thông: bao gồm các phương tiện truyền thơng dưới dạng ấn phẩm (báo chí, tạp chí, tờ rơi, tập gấp, sách mỏng, catalog…), phương tiện truyền thơng dạng sóng (truyền hình, truyền thanh), phương tiện truyền thơng điện tử (băng ghi hình, đĩa CD, mạng internet, kiosk thông tin du lịch bằng màn hình cảm ứng), phương tiện trưng bày (bảng hiệu, bảng quảng cáo lớn, áp phích…)

+ Bầu khơng khí: đây chính là mơi trường hay hình ảnh về điểm đến có khả năng tạo ra củng cố thiện cảm của khách hàng mục tiêu đối với việc tiêu dùng dịch vụ du lịch. Một điểm đến cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn với lực lượng lao động có tri thức, có trình độ nghiệp vụ, và cư dân địa phương thân thiện

+ Các sự kiện: Kết hợp các sự kiện để cơng bố và giới thiệu hình ảnh mới

của du lịch thành phố thông qua những hoạt động liên hoan, lễ hội, họp báo, bảo trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…nhằm giới thiệu sâu rộng về hình ảnh mới cho du lịch của thành phố, khơng nằm dưới hình ảnh của Đà Nẵng nói chung. Đồng thời, tạo ra những hiệu quả truyền thông đặc biệt đối với du khách mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)