An ninh, an toàn tại các điểm du lịch trong thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 72)

Thành phố đang nỗ lực cố gắng trở thành một thành phố văn minh; an toàn cho mọi du khách khi lựa chọn Đà Nẵng là điểm đến. Thành phố đã đặt mục tiêu bảo vệ an ninh, an toàn cho tất cả người dân của thành phố cũng như du khách. Với chương trình hành động “5 khơng”, góp phần nâng giá trị điểm đến cho một thành phố trẻ, năng động, đảm bảo tính an tồn an ninh cho thành phố.

Tại các khu vực bãi tắm, các điểm du lịch ln ln có đội ngũ cứu hộ, giám sát du khách và người dân tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, thăm quan, tắm biển .... giữ vững an toàn cho một điểm đến du lịch.

2.2.2. Khảo sát công tác xây dựng thương hiệu du lịch của thành phố trong thời gian qua.

2.2.2.1. Điều tra thị trường và phân tích điểm đến a. Thơng qua các hoạt động phục vụ du lịch a. Thơng qua các hoạt động phục vụ du lịch

Với các sự kiện diễn ra gần đây, du lịch thành phố ban đầu đã tạo dựng được tên tuổi của mình thơng qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Điều đặc biệt là sự nhanh nhạy trong các công tác hoạch định, quy hoạch du lịch phù hợp với sự phát triển chung để tạo dựng một hình ảnh lâu dài cho bạn bè bốn phương.

Đạt được kết quả trên là do thành phố Đà Nẵng đã có một sự khởi động hết sức mạnh mẽ về các dự án đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện đáng kể môi trường du lịch, đồng thời đấy mạnh công tác xúc tiến du lịch, đổi mới việc tổ chức các sự kiện du lịch để tạo thêm các sức hút khác.

Thành phố xây dựng hình tượng một điểm đến du lịch mới , thân thiê ̣n và hấp dẫn qua viê ̣c đa da ̣ng hóa loa ̣i hình du li ̣ch : Loại hình du lịch biển với bãi biển đẹp và hệ thống các cơ sở lưu trú cao cấp dọc bờ biển , cùng các dịch vụ giải trí như lặn biển, caneoing, dù lượn , các festival biển đầy màu sắc ; Loại hình du lịch núi bao gờm: Khu du lịch sinh thái Bà Nà , có hệ thống cáp treo hiện đại nhất Đông Nam Á phục vụ khách tham quan , khu bán đảo Sơn Trà phu ̣c vu ̣ nhu cầu leo núi thám hiểm của du khách; Loại hình du lịch văn hóa bao gồm : Khu thắng cảnh Ngũ Hành S ơn, lễ hô ̣i truyền thống như lễ hô ̣i cầu ngư , lễ hô ̣i Quán Thế Âm , tổ chức triển lãm các

làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước , nghệ thuâ ̣t truyền thống hát tuồng; Bảo tàng điêu khắc Chăm, đời sống của dân tô ̣c thiểu số (dân tô ̣c Kơtu). Với hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng khá phát triển , các trung tâm mua sắm lớn và dân cư đơng, tình hình chính trị ổn định , đờng thời các chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố như : Ưu đãi thuế thu nhâ ̣ p doanh nghiê ̣p , ưu đãi về thuế xuất nhâ ̣p khẩu, khi quyết toán thuế được phép chuyển khoản lỗ sang năm sau , số lỗ này được trừ vào thu nhâ ̣p chi ̣u thuế , thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm, đã góp phần xây dựng hình tượng mô ̣t thi ̣ trường kinh doanh tiềm năng.

Việc tạo dựng một hình ảnh riêng, độc đáo cho chính bản thân thành phố của các ngành khác nói chung và ngành du lịch của thành phố nói riêng có các định hướng cho những năm tiếp theo là năm “Xây dựng sản phẩm và môi trường du lịch, đồng thời đa dạng hóa các loại hình sản phẩm. Tạo bước đệm lâu dài cho tên tuổi, thương hiệu của thành phố”.

Đà nẵng có sứ mệnh to lớn trong việc tiếp tục duy trì con đường di sản miền Trung và nối dài đến không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Hơn thế nữa, chủ động kết nối du lịch miền Trung – Tây Nguyên với những điểm đến nổi tiếng của ba nước Đông Dương và tuyến EWEC tạo ra những vận hội mới cho du lịch trong vùng.

Hội nhập và liên kết đang là một xu thế của tính tất yếu, và du lịch Đà Nẵng đã và sẽ tiếp tục đóng góp sinh động vào tiến trình tạo dựng hình ảnh, thương hiệu lâu dài của du lịch thành phố.

b. Nghiên cứu sự quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch thành phố

* Xu hướng tiêu dùng

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu về du lịch cho biết xu hướng tiêu dùng năm 2010 tiếp tục có sự khác biệt giữa đối tượng có thu nhập cao, thu nhập trung lưu và đa số đối tượng có thu nhập thấp.

Tiêu dùng năm vừa qua (2009) vẫn cịn khó khăn do ảnh hưởng bất ổn, khủng hoảng kinh tế. Năm nay theo dự báo phân tích thống kê của Cục thống Kê thành phố Đà Nẵng và Sở VHTTDL của thành phố, các sản phẩm, dịch vụ về văn

hóa, du lịch nghỉ ngơi, giải trí vẫn là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng du lịch đến Đà Nẵng. Bất cứ người tiêu dùng nào cũng có nhu cầu, tuy nhiên mức độ tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập.

Du lịch nội địa tiếp tục có khả năng tăng cao vì phù hợp với túi tiền với phần đơng người tiêu dùng. Khả năng tiêu dùng cho các sản phẩm này phụ thuộc thu nhập đặc biệt tầng lớp có thu nhập cao, trung bình trở lên, và phụ thuộc vào chất lượng, số lượng các sản phẩm văn hóa, du lịch trên địa bàn thành phố.

Trong năm 2010 có nhiều sản phẩm lớn với hàng loạt các sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố, đặc biệt giá cả các mặt hàng phục vụ cho du lịch trên địa bàn Đà Nẵng luôn được xem là hợp túi tiền với đại đa số khách du lịch, phù hợp với nhiều tầng lớp sẽ khuyến khích tiêu dùng du lịch đến thành phố tăng lên.

* Động lực thúc đẩy lựa chọn sản phẩm du lịch của thành phố

Qua điều tra, thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả đánh giá các yếu tố quyết định mua sản phẩm của 120 khách tiêu dùng sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng như sau:

Biểu đồ: 2.5: Khách quyết định mua sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng

Quyết định mua sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng

102 50 44 34 49 36 97 63 41 0 20 40 60 80 100 120

Nhiều bãi biển đẹp Giá cả hợp lý An ninh Phục vụ chu đáo Bà Nà-Suối Mơ Ngũ Hành Sơn Báo, đài truyền hình… Trang web du lịch Đà Nẵng Cơng ty Lữ hành, Đại lý T u c h í Số lượng

(Nguồn: Theo tác giả tính tốn dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch)

Nhận xét: Như vậy khi quyết định đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng, trong suy nghĩ của du khách du lịch đến Đà Nẵng là có nhiều bãi biển đẹp. Đây cũng chính là thế mạnh của Đà Nẵng trong quá trình tạo lực đẩy thu hút khách đến với thành phố. Ngoài ra chỉ số về giá cả, an ninh cũng luôn được khách hàng quan tâm. Kết quả trên cũng cho thấy việc quyết định mua sản phẩm du lịch của thành phố còn dựa trên mức độ hấp dẫn của các điểm đến trong địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, khách lựa chọn điểm đến thông qua các phương tiện truyền thơng, trong đó sức lan tỏa của Báo, đài, truyền hình đã quyết định sự lựa chọn của khách đến du lịch tại Đà Nẵng.

Hầu như khách du lịch lựa chọn điểm đến Đà Nẵng với mục đích nghỉ ngơi. Qua bảng phân tích sẽ thấy được số lượng khách chiếm khá đơng.

Biểu đồ 2.6: Mục đích đi du lịch đến Đà Nẵng của khách Mục đích đi du lịch 61 44 99 35 37 0 20 40 60 80 100 120

Đến lần đầu tiên Đến lần thứ 2 Đi nghỉ ngơi Đi du lịch cơng vụ

Mục đích khác

Chỉ tiêu Số lượng

(Nguồn: Theo tác giả tính tốn dựa trên kết quả phiếu điều tra khách du lịch)

Với lợi thế về du lịch biển của mình, lượng khách tập trung chủ yếu cho hoạt động nghỉ ngơi tại thành phố chiếm đại đa số.

c. Nghiên cứu thị trường khách du lịch thành phố Đà Nẵng * Thị trường khách du lịch quốc tế

Việc xác định thị trường mục tiêu cho du lịch TP. Đà Nẵng là một trong những việc làm quan trọng và rất cần thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế về phương diện du lịch. Xác định được thị trường mục tiêu góp phần định vị thương hiệu một cách rõ ràng hơn, để du khách nhận biết và nắm bắt hình ảnh, nhận diện nó cũng dễ dàng hơn.

Theo như bảng phân tích 2.5 về cơ cấu khách quốc tế đến Đà Nẵng trong những năm qua, và theo sự phân tích của đồn nghiên cứu DaCRiSS21 xác định các thị trường quốc tế chủ yếu cho các sản phẩm du lịch được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

21 UBNDTP Đà Nẵng – Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận tại nước CHXHCN Việt Nam (DaCRISS)

Bảng 2.9: Thị trường khách quốc tế đến TP Đà Nẵng theo thứ tự ưu tiên

Vùng Quốc Gia

1 Đông Á – Thái Bình Dương Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Úc New Zealand

2 Tây Âu Pháp, Đức, Anh

3 Bắc Mỹ Mỹ, Canada

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng)

Trong những năm vừa qua, thị trường mục tiêu được xác định tại Đông – Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan) là thị trường khách du lịch lớn nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 30%.

Từ năm 2008 đến nay, thị trường khách du lịch Nhật Bản càng sơi động hơn với các chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Hội An đã trở thành một lễ hội thường niên, thu hút đông đảo lượng khách du lịch không những đến Hội An là vùng phụ cận mà luôn dừng chân và lưu lại để khám phá, tìm hiểu những đặc trưng tại thành phố Đà Nẵng mà Hội An khơng có.

* Thị trường khách du lịch trong nước

Với sự gia tăng đột biến về số lượng khách trong nước đến tham quan, du lịch tại thành phố trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự đột phá về con số đạt ngưỡng 1.100.000 lượt khách du lịch trong nước đến Đà Nẵng trong năm 2009, cho thấy rằng tiềm năng và lực hút mạnh mẽ vào thị trường du lịch của Đà Nẵng rất to lớn và đầy sức hấp dẫn22

.

Vẫn là thị trường khách nội địa tại hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường chủ lực chiếm phần đông lượng khách du lịch đi tham quan, nghỉ ngơi tại Đà Nẵng. Đây là hai thị trường khá năng động và hữu ích trong q trình phát triển du lịch của thành phố. Ngồi ra, các thị trường lân cận và một vài các tỉnh thành khác cũng góp phần cho sự thăng tiến du lịch của thành phố.

Với vị thế hết sức thuận lợi, được thiên nhiên ban tặng gồm có cả núi, sơng, biển quy tụ trong phạm vi của thành phố, thực sự là điểm đến lý tưởng, và tạo dựng được nhiều ấn tượng trong lòng du khách cũng như là một lực hút mạnh mẽ nhất mà chỉ có ở du lịch của thành phố Đà Nẵng.

d. Phân tích đối thủ cạnh tranh * Đối thủ cạnh tranh trong nước

Để tăng tính hấp dẫn của hình ảnh du lịch thành phố, đồng nghĩa với việc thu hút lượng khách ngày càng đông đến với TPĐN. Du lịch Đà Nẵng luôn làm mới mình về mọi mặt trên mọi phương diện, đủ sức cạnh tranh với các thị trường du lịch tại các tỉnh thành khác.

Với cách làm du lịch khá năng động và cởi mở của chính quyền thành phố, đặc biệt là sự ra đời của Festival Pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng đã bật lên trở thành điểm sáng về du lịch của khu vực miền Trung. Không chỉ lợi thế về cảnh quan, bãi biển đẹp, khí hậu ơn hịa, Đà Nẵng cịn là địa phương điển hình trong cơng tác “du lịch xanh”, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự tốt, không phổ biến nạn ăn xin, chèo kéo hay tăng giá các mặt hàng tại các khu vực du lịch trung tâm.

Nếu như trước đây, Đà nẵng chỉ đóng vai trị là trạm trung chuyển du khách đến Huế và Hội An thì hiện nay, lượng khách chọn Đà Nẵng làm điểm đến và nơi lưu trú ngày một tăng cao. Theo số liệu từ Sở VHTTDL Đà Nẵng cho biết: tổng lượng khách đến Đà Nẵng trong 5 tháng đầu năm 2010 đạt trên 800 ngàn lượt khách, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2009, tổng doanh thu ước đạt 461,8 tỷ đồng. Tần suất chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng ngày càng một tăng mới đáp ứng được nhu cầu của khách.

Theo các kết quả phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho thấy, với đà phát triển mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng như vậy nhưng vẫn cịn là một đáp án chưa có lời giải, khi “đối thủ cạnh tranh” ở miền Trung là Khánh Hòa, Phan Thiết và gần hơn là Huế và Hội An cũng với những tiềm năng phong phú và đầy sức hấp dẫn như vậy, buộc Đà Nẵng ln làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

* Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu Kasikorn (Thái Lan) thì Đà Nẵng đã và đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Thái Lan trên cả ba lĩnh vực thương mại, du lịch và đầu tư. Đà Nẵng được nhận xét là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khi cùng tham gia phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác trên tuyến EWEC tạo điều kiện cho việc giao thương hàng hóa trong khu vực, vượt qua những rào cản về thủ tục Hải quan. Đặc biệt, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, du lịch Đà Nẵng xứng tầm với các điểm đến du lịch trong khu vực mà các bên đều luôn tranh thủ tạo những gì riêng biệt nhất cho mình như Phuket (Thái Lan); Bali (Indonesia); Langkawi (Malaysia).

2.2.2.2. Nhận diện thương hiệu du lịch thành phố

a. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm du lịch của thành phố

Nếu so về quy mô và mức độ thực hiện với các địa phương khác về sản phẩm du lịch địa phương, thì Đà Nẵng được xem là thành phố luôn đi đầu trong công tác bảo tồn và phát huy những tiềm năng sẵn có của địa phương, tận dụng được những thế mạnh để phát triển và hội nhập. Mặt khác, du lịch của thành phố Đà Nẵng được biết đến bởi sự đa dạng của các loại hình du lịch, phong phú của sản phẩm du lịch địa phương, có tính đặc thù cao, lượng khách hầu như trải đều trong năm.

Sự đa dạng, phong phú:

- Điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng có một lợi thế để có thể phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch điền dã, du lịch làng quê, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch giải trí, mua sắm.

Chất lượng sản phẩm du lịch nói chung của thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua: tính khang trang về sơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cho thành phố; dịch vụ du lịch phong phú…..Để đạt được vấn đề trên, ngồi các yếu tố về điều kiện sẵn có, cịn có nhiều yếu tố khác. Qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia, tác giả thống kê mức độ mức độ phục vụ, dịch vụ thông qua các điểm du lịch thông qua các chỉ tiêu phản ánh (Xem thêm phần phụ lục về bảng điều tra)

Biểu đồ: 2.7 Mức độ đánh giá về các điểm du lịch 0 0 20 40 60 80 100 120 Rất tốt (1) 44 25 12 4 2 3 10 Tốt -2 70 95 95 104 44 86 100 Chưa tốt -3 6 13 12 74 31 10 a) Thiết b) Phong c) Môi trường d) Kiến e) Các dịch f) Chất lượng g) Kiến

(Nguồn: Theo tác giả tính tốn dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch) b. Nhận diện thương hiệu du lịch qua hình ảnh con người Đà Nẵng

Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm đảm bảo với du khách về chất lượng, hiệu quả, giá trị mang lại của nó cho mọi người. Nhưng để làm được điều này hẳn nhiên không phải là một sớm một chiều, khơng đứng về một phía các nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)