Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 113 - 114)

3.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.4.1. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du

Lần quảng cáo trên CNN châu Á năm 2007 do Tổng cục Du lịch (TCDL) thực hiện có hiệu quả song rất khó đánh giá nhờ đó khách vào Việt Nam tăng lên bao nhiêu.

Vì vậy, sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến sẽ hữu hiệu hơn nhiều. Bên cạnh đăng các trích đoạn quảng cáo ngắn lên các website của cơng ty lữ hành và của mình, du lịch Đà Nẵng cần hướng đến các website chia sẻ cộng đồng lớn như:

youtube.com, facebook.com,....Đồng thời, cần có một chương trình truyền thơng cổ

động đa dạng đối với đoạn thị trường quốc tế & nội địa: phim quảng cáo trên website, trên truyền hình, hội chợ, brochure…

3.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.4.1. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng Nẵng

Về mặt nguyên tắc, việc thiết kế sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên đối với sản phẩm du lịch, ngồi việc tn thủ ngun lý này, tính độc đáo và riêng có của sản phẩm có thể là điều kiện tiên quyết gợi mở và thu hút du khách.

Thực tế hoạt động kinh doanh và kết quả điều tra cho thấy phần lớn du khách đến Đà Nẵng như là một điểm đến trong tuyến hành trình chung của sản phẩm du lịch Việt Nam hoặc nhỏ hơn là các vùng phụ cận. Nhận thức này cho thấy khả năng kéo dài thời gian lưu lại của du khách trên phân đoạn thị trường là điều không hề đơn giản. Nên chăng là đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung để kích thích mức chi tiêu của du khách và đặc biệt hơn là tạo ấn tượng tốt để khai thác kênh truyền thơng giới thiệu bạn bè, gia đình đến với Đà Nẵng cũng như khích thích khả năng quay lại của chính bản thân du khách.

Để đảm bảo sự phát triển du lịch của Thành phố một cách bền vững, vấn đề thiết kế lõi sản phẩm mang tính đặc trưng của Đà Nẵng cần thiết phải tính tốn cẩn

trọng nhằm thu hút và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách của các phân đoạn thị trường tiềm năng khác nhau.

Do tính đa dạng của nguồn khách với nhiều động cơ du lịch khác nhau do đó việc thiết kế sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng tối đa mong đợi của từng đối tượng khách và điều này chỉ có thể thực hiện khi đánh giá chính xác và sâu sắc nhu cầu trong mối tương quan với nguồn cung du lịch của địa phương. Từ cách nhìn nhận như vậy, dựa trên kết quả điều tra, tiềm năng về tài nguyên du lịch và điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách, các sản phẩm và sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng được đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)