Về sản phẩm hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 115)

3.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.4.1.2. Về sản phẩm hỗ trợ

Các sản phẩm du lịch văn hoá: là các sản phẩm truyền thống được khai thác từ rất lâu của Đà Nẵng nhưng hiện tại vẫn hấp dẫn đối với du khách. Nhiều du khách vẫn mong đợi Đà Nẵng như là điểm có nét văn hố riêng biệt. Việc phát triển nhóm sản phẩm này cần có sự liên kết chặt chẽ với Quảng Nam (với hai di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn) và Huế (với di sản văn hoá thế giới là kinh thành Huế và nhã nhạc cung đình). Tuy nhiên, ngay cả trong loại hình sản phẩm này, Đà Nẵng cũng cố gắng phát huy vai trò chủ động của mình chứ khơng chỉ dừng lại ở vai trò cầu nối đơn thuần.

Các sản phẩm du lịch sự kiện: với lợi thế là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung, sự kiện Hội thi bắn pháo hoa có thể tổ chức hàng năm cùng với nhiều sự kiện văn hoá-thể thao-xã hội khác mang tầm cỡ quốc tế đã và sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa ở Đà Nẵng. Du lịch sự kiện đang là xu hướng khai thác du lịch cần được coi trọng. Đặc trưng của sản phẩm này là chỉ có thể khai thác ở một số thời điểm và vào những thời điểm đó thì cầu có thể cao đột biến khiến việc đáp ứng có nhiều khó khăn nhưng lợi thế là góp phần rất lớn trong việc thu hút khách, mang lại doanh thu cao và khuyếch trương hình ảnh của du lịch Đà Nẵng lên rất lớn. Nếu sự kiện được tổ chức mang tính định kỳ thì điều này càng thuận lợi hơn cho việc tổ chức đón khách. Loại hình này có thể được tổ chức dựa trên các sự kiện đương đại lẫn các sự kiện mang tính truyền thống như Tết cổ truyền...

Các sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để kích thích chi tiêu và tạo ấn tượng tốt cho du khách. Việc phát triển nhóm sản phẩm này so với khả năng hiện tại của Đà Nẵng là tương đối khó. Tuy nhiên, về lâu dài, việc thu hút khách từ các thị trường trọng điểm gần hơn là thị trường Thái Lan có thể sẽ mạnh mẽ hơn, bền vững hơn nếu chúng ta có thể phát triển loại hình du lịch ít chịu sự tác động của tự nhiên, mà ít nhàm chán với du khách này. Rõ ràng, khả năng thay đổi sản phẩm hàng hoá lớn hơn nhiều so với khả năng thay đổi một di sản, một cơng trình kiến trúc hay một danh lam thắng cảnh.

Du lịch tâm linh tín ngưỡng hiện đang là một loại hình du lịch ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Đây là loại hình du lịch đặc thù, đặc biệt thỏa mãn các nhu cầu thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng của du khách, với Đà Nẵng có đủ khả năng và điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

Để phát triển thành cơng các gói sản phẩm trên, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số giải pháp như:

+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển và xem đó là lõi sản phẩm du lịch của Đà Nẵng.

+ Trước mắt, Đà Nẵng vẫn cần phát huy lợi thế vốn có của mình là cầu nối giữa các di sản văn hoá thế giới. Đây là lý do mà nhiều du khách ghé qua Đà Nẵng. Trong hành trình đó, điểm du lịch Bà Nà Núi Chúa và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; thời gian gần đây là Bán Đảo Sơn Trà là các điểm tham quan rất đặc trưng của Đà Nẵng phải là điểm nhấn riêng biệt của Đà Nẵng. Tuy nhiên, để nâng cao vị trí cầu nối đó và cũng để du khách ấn tượng hơn về vai trị cầu nối, cần có sự khai thác sâu hơn hai điểm tham quan này. Chẳng hạn ở Bảo tàng Chàm, vào những dịp đặc biệt, nên có những chương trình nghệ thuật làm sống lại các nghi thức tôn giáo mà đã được tiến hành ở các đền tháp để du khách thẩm thấu nhiều hơn giá trị sống của các cổ vật được trưng bày; hoặc có thể cho thấy một hình ảnh khác của bảo tàng vào ban đêm: linh thiêng hơn, huyền ảo hơn bằng các công nghệ tạo ánh sáng. Kết hợp vốn văn hóa của người dân vùng biển trong lễ hội Cầu Ngư, vào các dịp lễ hội có thể làm sống dậy bằng nghi thức của người dân vùng biển, biến cái đơn điệu thành điểm dừng chân của du khách.

+ Về lâu dài, việc bổ sung các điểm du lịch mới để làm phong phú thêm các điểm dừng chân cho du khách, kéo họ ở lại lâu hơn với Đà Nẵng và có nhiều động cơ quay lại Đà Nẵng hơn. Việc bổ sung này có thể ở nhiều gốc độ: phát hiện thêm các điểm danh thắng tự nhiên, các di sản văn hoá của dân tộc đã bị mai một (Lễ Mục Đồng); hoặc tự tạo ra các điểm thu hút nhân tạo như các điểm vui chơi giải trí phức hợp; các khu du lịch liên hồn khép kín, tham quan bằng trực thăng....

+ Xác định các sự kiện truyền thống lẫn đương đại có thể khai thác một cách chuyên nghiệp cho việc phát triển thương hiệu du lịch thành phố.

+ Phát triển hệ thống thương mại và các điểm vui chơi giải trí quy mơ nhỏ để trước mắt thoả mãn nhu cầu giải trí cá nhân của du khách.

+ Phát triển thêm các sản phẩm hỗ trợ cho khách có khả năng chi trả cao, như khai thác loại hình thể thao Golf...

3.4.2. Hồn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp.

Bên cạnh việc phát triển các gói sản phẩm chủ đạo, du lịch Đà Nẵng cũng cần hoàn thiện thêm các yếu tố thuộc điều kiện sẵn sàng đón tiếp của mình.

3.4.2.1. Rà sốt lại hệ thống cơ sở lưu trú

Hầu hết các du khách vẫn ưa thích loại hình khách sạn hơn cả và phần lớn là chọn các khách sạn có cấp hạng trung bình đến cao, vị trí thường ở trung tâm thành phố và ven biển. Họ vừa ưa thích sự tiện nghi, vừa địi hỏi sự vệ sinh. Như vậy, việc rà sốt lại tồn bộ hệ thống cơ sở lưu trú để xác định cân đối cung cầu, đồng thời định hướng cho các cơ sở lưu trú sắp xây dựng là điều cần thiết.

3.4.2.2. Nâng cao chất lượng của các nhà hàng

Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thường trực của mọi người. Các du khách khi đến nơi khác thường khá nhạy cảm với vấn đề ăn uống: hoặc là thích thú với việc thưởng thức món lạ nhưng lại e dè ngại ngần với điều đó. Vì vậy, việc phát triển hệ thống nhà hàng khơng đơn thuần là hồn thiện điều kiện đón tiếp khách, làm cho sự hài lòng của họ về sản phẩm du lịch trọn vẹn hơn mà có cịn có thể phát triển thành một nét văn hoá: văn hoá ẩm thực để trải nghiệm du lịch của du khách ở Đà Nẵng được hoàn chỉnh hơn.

Hệ thống nhà hàng cần chú ý hơn đến cơ sở vật chất của mình: khơng phải ở sự cầu kỳ phơ trương bên ngồi mà lại ở khía cạnh tưởng chừng nhỏ nhưng lại vơ cùng tế nhị và nhạy cảm: đó là vấn đề vệ sinh.

Vấn đề vệ sinh nhà hàng của hệ thống nhà hàng Đà Nẵng cần được chính các nhà hàng và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhìn nhận bao quát

hơn: vệ sinh nhà cửa, vệ sinh các thiết bị, dụng cụ phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.4.2.3. Nâng cao chất lượng phục của nhân lực trong ngành du lịch

Hoàn chỉnh phong cách phục vụ nhân viên, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, cho đội ngũ nhân lực du lịch bằng cách tạo ra môi trường làm việc giao tiếp bằng tiếng Anh, thường xuyên đào tạo về ngoại ngữ … Đặc biệt, trong thời gian tới, nếu mục tiêu của du lịch Đà Nẵng hướng đến khai thác hơn nữa du khách Thái Lan thì việc bổ sung thêm nguồn nhân lực biết tiếng Thái, tiếng Nhật.

Thường xuyên mở các khóa HDV du lịch tiếng Nhật dưới sự tài trợ của UBNDTPĐN và Sở Ngoại Vụ kết hợp với đơn vị HRI của Nhật Bản như trong thời gian vừa qua.

Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên ngành du lịch trên địa bàn thành phố.

3.4.2.4. Nâng cấp và mở lại các đường bay đến Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng cần cải tạo, nâng cấp sân bay trở thành cửa ngõ cho khách du lịch đến với khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài các đường bay quốc tế hiện có, thành phố nến nghiên cứu mở thêm nhiều tuyến bay quốc tế khác. Việc mở đường bay quốc tế không những tăng lưu lượng du khách đến Đà Nẵng mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Mở lại các chuyến bay Đà Nẵng – BangKok (Thái Lan); Đà Nẵng – Siem Reap (Campuchia).

3.4.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh các giải pháp được đề xuất ở trên, để đảm bảo sự phát triển thương hiệu cho du lịch thành phố Đà Nẵng, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần định hướng, lãnh đạo và liên kết nhau thực hiện hàng loạt các giải pháp có tính hỗ trợ khác như:

3.4.3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng

Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch cần rà sốt lại quy hoạch cũ cũng như cơng tác thực hiện quy hoạch cũ, trên cơ sở đó, kết hợp với phân tích sự thay đổi của

luồng du khách trong tương lai để đưa ra các định hướng pháp triển du lịch cho thành phố. Trong quy hoạch, cần định hướng rõ các sản phẩm ưu tiên phát triển, các loại hình cơ sở lưu trú ưu tiên đầu tư, các vị trí có thế mạnh…..

3.4.3.2. Các giải pháp về hạ tầng chung

Hiện tại, hạ tầng cơ sở thành phố Đà Nẵng đã được cải thiện rất nhiều sơ với năm trước đây, tuy nhiên, những tuyến đường trong nội đô thành phố vẫn thường xuyên bị ngập lụt khi trời mưa to, nên việc cải thiện hệ thống giao thông công cộng cho thành phố là cần thiết, thậm chí cải tạo hệ thống hiện đại hơn để xứng tầm với đô thị loại 1 (đô thị trực thuộc Trung ương).

Hệ thống vệ sinh công cộng trên phạm vi thành phố còn là một mối quan ngại cho khơng ít khách đến du lịch tại thành phố, hệ thống hiện tại thường được tập trung rất ít, và rải rác tại các khu du lịch. Nên để thuận tiện du lịch thành phố cần bổ sung thêm các tiện nghi vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch khác, các khu du lịch mới đưa vào sử dụng để du khách tiện sử dụng.

Phát huy kết quả của cơng tác vệ sinh mơi trường: duy trì hình ảnh Đà Nẵng xanh-sạch-đẹp trong con mắt của du khách.

Trong năm 2009, dưới sự đồng ý của UBNDTP, Sở VHTT-DL thành phố Đà Nẵng đã mở các khóa học ngắn hạn về giao tiếp đối với người nước ngồi. Khóa học tập trung cho các nhân viên các khách sạn, đội ngũ lái xe taxi tại các doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố, đội ngũ đạp xe xích lơ... nhằm giáo dục hơn nữa ý thức của người dân về việc giữ gìn mỹ quan chung của thành phố và thái độ giao tiếp với du khách, cần được nhân rộng trên địa bàn thành phố.

3.5 Kiến nghị

3.5.1. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng

Với hoạt động mua sắm tại các khu phố trung tâm luôn nhộn nhịp cần phát huy hơn nữa loại hình văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố. Kiến nghị với UBND thành phố cho phép mở lại khu phố mua sắm, khu phố ẩm thực vào ban đêm.

Mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng. Với số lượng Việt Kiều từ Hoa Kỳ (như đã phân tích phần 3.2.1.2), nên đề xuất mở đường bay thẳng đến Hoa Kỳ và ngược lại, nhằm khai thác mức độ thuận tiện để khách là Việt Kiều trở về quê hương du lịch, thăm thân, làm ăn...được thuận tiện

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch cho thị trường khách Thái Lan, Lào trên truyến hành lang Kinh tế Đông Tây điểm cuối cùng là cảng Đà Nẵng, nên tạo những sản phẩm khác biệt hơn không để khách so sánh với du lịch Thái Lan.

3.5.2. Đối với Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch thành phố Đà Nẵng

Tham mưu cho thành phố trong việc hoạch định rõ từng bước đi cụ thể trong tiến trình xây dựng thương hiệu cho thành phố. Cần chung tay với Nhà nước – Nhà doanh nghiệp du lịch – Cư dân địa phương tạo nỗ lực phấn đấu đưa hình ảnh du lịch của thành phố Đà Nẵng ngày càng vươn ra thế giới bên ngoài.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tạo thêm nhiều sự kiện lễ hội mới như thể thao, văn hóa. Ln làm mới các sản phẩm du lịch của địa phương thơng qua các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng du lịch.

Tiếp tục mở các lớp đào tạo HDV du lịch tiếng Nhật, tương lai gần là tiếng Thái dưới sự bảo trợ của UBND thành phố và Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng.

Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc kiểm tra thẩm định cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an tịan thực phẩm, vệ sinh mơi trường tại nơi kinh doanh du lịch và các nơi công cộng (sân bay, bến cảng, nhà ga…).

Mở các lớp dạy miễn phí các kỹ năng mềm trong du lịch cho các trường có ngành học về du lịch và cho người dân là cơng dân của thành phố Đà Nẵng có nhu cầu học tập, tìm hiểu và muốn trực tiếp tham gia vào công tác ngành du lịch.

3.5.3. Đối với Trung Tâm Xúc Tiến du lịch Đà Nẵng

Lập kế hoạch, hoạch định chi phí cho công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố. Triển khai những hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn 3 năm và 5 năm, nhằm tích hợp và ứng dụng những liệu pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố.

Đầu tư mạnh cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch thành phố Đà Nẵng đến thị trường trong và ngoài nước.

Phối hợp với các ban ngành để có những chương trình du lịch đặc biệt, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức đều đặn.

3.5.4. Đối với các công ty lữ hành, khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm mới tạo lực hút cho khách du lịch đến với thành phố ngày một nhiều hơn thơng qua các gói sản phẩm độc đáo như thăm bán đảo Sơn Trà bằng máy bay trực thăng đã được đưa vào khai thác trong thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác xây dựng và phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng ở chương 2, tác giả đã phân tích những điểm mà Đà Nẵng đã làm được và chưa phát huy hết ưu thế. Đồng thời đề xuất các giải pháp trong nội dung chương 3.

Để xây dựng và phát triển được thương hiệu du lịch, tác giả phân tích theo tiến trình xây dựng thương hiệu du lịch và đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch tại Đà Nẵng thông qua sự kết nối với các hãng lữ hành, thông qua các kênh truyền thông trực tiếp. Tác giả xây dựng giải pháp về thiết kế các sản phẩm hỗ trợ, hồn thiện các điều kiện đón tiếp, về nhân lực cho du lịch thành phố, và một vài giải pháp khác.

Qua đó, ngồi nhiệm vụ thu hút khách du lịch lựa chọn điểm đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng, thành phố cần tập trung xúc tiến nhanh các đường bay quốc tế, nâng cấp các khách sạn 1, 2 sao lên 3 sao, thiết lập chính sách giá phù hợp... cũng đã được đề cập trong các giải pháp hỗ trợ tích cực trong q trình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch.

KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch là một hoạt động vô cùng cần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)