TT Các tiêu chí đánh giá Điểm trung bình
1 Thiết kế hành trình tham quan các điểm du lịch 2,07
2 Phong cảnh tại các điểm du lịch 1,79
3 Môi trường vệ sinh tại các điểm du lịch 2,01
4 Kiến trúc của các cơng trình trong khn viên điểm
du lịch 1,79
5 Các dịch vụ phục vụ tại điểm du lịch (KS, NH, vệ
sinh, hàng lưu niệm…) 2,60
6 Chất lượng của công tác trùng tu, tôn tạo các điểm du
lịch 2,23
7 Kiến thức của Hướng dẫn viên về văn hóa lịch sử 2,00
(Nguồn: Tác giả tính tốn qua phiếu điều tra khách du lịch)
Điều để lại dấu ấn nhất đối với du khách là các dịch vụ phục vụ tại các điểm du lịch và du khách được trải nghiệm vượt ngưỡng điểm 2,5, cũng đã cho thấy sự đầu tư đúng hướng cho du lịch của Đà Nẵng là rất tốt. Mặt khác, việc trùng tu, tơn
tạo các cơng trình tại các điểm du lịch cũng đã nói lên được hướng làm đúng cho du lịch thành phố (đạt 2,07 điểm).
Một điều đáng quan ngại cho việc tạo dựng hình ảnh tại điểm đến của thành phố chính là vấn nạn vệ sinh, môi trường (1,79 điểm). Thành phố đã ra sức phối hợp với các ban ngành nhằm giáo dục người dân có ý thức về gìn giữ và bảo vệ mơi trường đô thị tại các điểm du lịch, đặc biệt là mơi trường biển.
Có thể nhận thấy rằng, giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận khi tham quan tại Đà Nẵng chứng tỏ du lịch Đà Nẵng đã đáp ứng được phần nào những mong đợi của khách hàng. Tuy nhiên, chỉ ở vượt mức trung bình (thấp nhất là 1,69 điểm, cao nhất là 2,60 điểm) cũng đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng. Vì vậy, về mặt chiến lược lâu dài cho sự phát triển chung của du lịch thành phố, Đà Nẵng cần phải phát huy hơn nữa những chiến lược đánh sâu vào sản phẩm, dịch vụ, truyền thông nhằm xây dựng niềm tin, sự cảm nhận đối với khách du lịch. Đồng thời, cần xây dựng chính sách phục vụ một cách đồng nhất giữa các điểm du lịch nhà hàng, khách sạn…để mang lại sự cảm nhận cao từ phía du khách.
3.2.3. Giải pháp nhận diện thương hiệu
3.2.3.1. Nhóm giải pháp nhận diện sản phẩm du lịch để xây dựng thương hiệu du lịch
Đà Nẵng là một thành phố trẻ, nguồn gốc của Đà Nẵng là Quảng Nam. Vì vậy, xét về truyền thống văn hóa lâu đời thì Huế và Quảng Nam (Hội An) “giàu có” hơn. Bởi vậy, nếu xác định khơng đúng sản phẩm cốt lõi của du lịch Đà Nẵng sẽ dẫn đến nhầm lẫn sản phẩm của du lịch Đà Nẵng và các vùng phụ cận.
Mặt khác, dựa vào truyền thống văn hóa để kinh doanh du lịch thì khó có thể thu hút khách quay trở lại nhiều lần. Vì vậy, Đà Nẵng với vốn văn hóa cịn hạn chế của mình cần phái sáng tạo một bản sắc văn hóa mới cho riêng mình – trẻ trung hơn, hiện đại hơn. Có như vậy du khách vào Hội An mới không đi thẳng ra Huế (và ngược lại). Du khách chỉ đến và dừng lại những nơi có nhiều cái khác so với nơi họ sống và những nơi họ đã đi qua.
* Trong phạm vi chu vi bán kính trịn vành 40km, Đà Nẵng hội tụ cả sơng, núi, biển. Với bối cảnh thiên nhiên đa dạng và phong phú đó Đà Nẵng có thể xây dựng hình ảnh về một điểm du lịch nghỉ dưỡng độc đáo và hấp dẫn.
* Với nguồn thủy hải sản và các loại rau củ phong phú, Đà Nẵng cần tập trung nâng cao hơn nữa nghệ thuật ẩm thực của mình. Những bữa ăn ngon và thú vị sẽ là những dấu ấn khó qn trong lịng du khách.
* Đà Nẵng là cửa ngõ của cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng đã từng đặt vấn đề và xúc tiến nhiều hoạt động nhằm liên kết với các địa phương khác trong khu vực. Nhưng trong lĩnh vực du lịch, dường như vẫn chưa tìm ra được một “công thức” cho sự liên kết, và vẫn chưa xác định được vị trí cũng như vai trị của Đà Nẵng trong sự liên kết này. Với các tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, Đà Nẵng nên phát triển theo hướng là một trung tâm Thương mại, Dịch vụ của cả nền kinh tế du lịch miền Trung – Tây Nguyên.
Kết quả điều tra cho thấy, Đà Nẵng cịn chưa tạo dựng được một hình ảnh ấn tượng nhất qn trong tâm trí du khách. Vì vậy, các hoạt động xúc tiến cần xoay quanh một thơng điệp chung nào đó thực sự lột tả được nét đặc thù của du lịch Đà Nẵng, ấn tượng và dễ nhớ như thông điệp “Uniquely Singapore” (độc đáo Singapore); “Malaysia – Truly Asia” (Malaysia – Châu Á đích thực); “Incredible India” (Ấn Độ trỗi dậy) hay “VietNam – The hidden charm” Vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam.
3.2.3.2. Nhóm giải pháp thiết kế thương hiệu
Hiện tại, thành phố Đà Nẵng đang xây dựng và phát huy những tiềm năng sẵn có để phát triển thương hiệu cho thành phố. Tuy rằng, du lịch Đà Nẵng vẫn còn phải đứng chung cùng với sự đi lên của thành phố là điều đáng mừng. Trong quá trình điều tra khách du lịch và lấy ý kiến chuyên gia (xem mục 2.2.2.3, biểu đồ 2.8)
và có đến 90% khách du lịch cho rằng nên thiết kế và xây dựng lên một thương hiệu riêng cho thành phố Đà Nẵng.
a. Tên gọi
- “Du lịch”: được hiểu một cách đơn giản là các điểm đến đặc sắc gói gọn trong một thành phố
- “Đà Nẵng”: Việc gắn địa danh du lịch nổi tiếng của Miền Trung nhằm hướng khách du lịch nhận diện được tốt hơn sự trong lành của thiên nhiên, hiện đại của một thành phố trẻ.
b. Logo
Logo cho thương hiệu du lịch Đà Nẵng được tác giả đề xuất qua thiết kế dưới đây:
Hình 3.1: Logo du lịch Đà Nẵng
* Ý nghĩa logo:
- Logo được thiết kế mô phỏng từ các bãi tắm và các loại hình giải trí trên biển. Đồng thời, vì là một thành phố hội tụ cả sông, núi, biển nên màu sắc đều thể hiện cho thiên, địa, nhân cho sự phát triển đi lên của thành phố.
- Hình ảnh logo cũng giúp nhiều người liên tưởng đến những nét văn hóa vốn có, một thành phố trẻ năng động nhưng cũng không kém phần lãng mạn, và là một thành phố du lịch trẻ trung hiện đại.
c. Nhạc hiệu
Nhạc hiệu cho thương hiệu du lịch Đà Nẵng cần sự trẻ trung, sôi động, đầy sức sống như những gì bản thân du lịch Đà Nẵng mang lại cho du khách
Với tiêu chí đó, tác giả đã cùng vài chun gia trong ngành du lịch của thành phố góp ý dùng giai điệu bài hát: “Nhịp điệu thành phố” - Sáng tác: Trần Ái Nghĩa.
d. Khẩu hiệu (Slogan)
“Tận hƣởng cuộc sống” “Enjoy your life”
Với câu slogan này, tác giả muốn nhấn mạnh điểm đến du lịch Đà Nẵng luôn có những trải nghiệm mới, đầy xúc cảm khi đứng trước những thiên nhiên kỳ thú của thành phố, và thẩm nhận được những giá trị đặc sắc trong nét văn hóa vốn có tại vùng biển miền Trung này. Đặc biệt, với những nội dung nghiên cứu trên, tác giả rất mong muốn biến thành phố nhỏ xinh này như một Singapore thu nhỏ của Việt Nam, nơi sẽ đem đến mọi nguồn cảm xúc, nơi thỏa mãn niềm đam mê khám phá, mong muốn được dừng chân để tận hưởng được hết những giá trị của cuộc sống.
3.2.4. Giải pháp giới thiệu thương hiệu
Hoàn tất khâu thủ tục xây dựng cho một hình ảnh mới của du lịch thành phố. Để chuyển tải tất cả các thông điệp, cũng như để giới thiệu rộng rãi cho một hình ảnh mới, cần: sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp để truyền tải logo và slogan nêu trên nhằm tạo dựng hệ thống tín hiệu chung khi giới thiệu và triển khai thương hiệu “Du lịch Đà Nẵng – Tận hƣởng cuộc sống”.
3.2.4.1. Kênh truyền thông trực tiếp được thông qua: kênh giới thiệu, kênh
chuyên gia và kênh xã hội có tác dụng tạo ra hiệu quả thơng qua việc cá nhân hóa thơng tin giới thiệu và thu nhận thông tin phản ứng.
+ Kênh giới thiệu: Kênh này bao gồm những thông tin của lực lượng lao động trong ngành du lịch tiếp xúc cới khách du lịch bao gồm cả hoạt động cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc. Phải có những biện pháp đào tạo, nâng cao các kỹ năng, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn.. để nâng cao trình độ và nghiệp vụ để đưa lực lượng nào có đủ trình độ, khả năng phục vụ tốt cho du lịch của thành phố và cung cấp đầy đủ thông tin khi cần thiết.
+ Kênh chuyên gia: Đây là những phát biểu mang tính cá nhân của các
chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu du lịch, những nhà quản lý về du lịch, những nhà hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch…Tuy nhiên, để cùng chung tay góp sức
với sự phát triển du lịch của thành phố còn cần nhiều hơn nữa sự đóng góp lớn lao của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, cịn có kênh xã hội chính là những thơng tin đến từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của các khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên những thơng tin này chỉ mang tính tích cực khi các dịch vụ du lịch thỏa mãn được nhu cầu của khách.
3.2.4.2. Kênh truyền thông gián tiếp bao gồm: các phương tiện truyền thông
bầu khơng khí và các sự kiện trong đó:
+ Các phương tiện truyền thông: bao gồm các phương tiện truyền thơng dưới dạng ấn phẩm (báo chí, tạp chí, tờ rơi, tập gấp, sách mỏng, catalog…), phương tiện truyền thông dạng sóng (truyền hình, truyền thanh), phương tiện truyền thơng điện tử (băng ghi hình, đĩa CD, mạng internet, kiosk thông tin du lịch bằng màn hình cảm ứng), phương tiện trưng bày (bảng hiệu, bảng quảng cáo lớn, áp phích…)
+ Bầu khơng khí: đây chính là mơi trường hay hình ảnh về điểm đến có khả năng tạo ra củng cố thiện cảm của khách hàng mục tiêu đối với việc tiêu dùng dịch vụ du lịch. Một điểm đến cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn với lực lượng lao động có tri thức, có trình độ nghiệp vụ, và cư dân địa phương thân thiện
+ Các sự kiện: Kết hợp các sự kiện để công bố và giới thiệu hình ảnh mới
của du lịch thành phố thông qua những hoạt động liên hoan, lễ hội, họp báo, bảo trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…nhằm giới thiệu sâu rộng về hình ảnh mới cho du lịch của thành phố, khơng nằm dưới hình ảnh của Đà Nẵng nói chung. Đồng thời, tạo ra những hiệu quả truyền thông đặc biệt đối với du khách mục tiêu.
3.2.5. Giải pháp thực hiện thương hiệu
Giải pháp then chốt để mở rộng thị trường du lịch hiện nay của thành phố, chiếm lĩnh được nhiều khách hàng tiềm năng là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu du lịch cho thành phố, bảo hộ thương hiệu trước sự “dễ bắt chước” của sản phẩm đặc thù.
Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức về thương hiệu du lịch của thành phố cho các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng thƣơng hiệu Sản Phẩm Xây dựng thƣơng hiệu dịch vụ Xây dựng thƣơng hiệu các công ty du lịch, khách sạn Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến
3.2.6. Đề xuất mơ hình xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng Sơ đồ 3.1: Sơ đồ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
Giải thích: Để xây dựng được thương hiệu điểm đến, bản thân một cá nhân
không thể thực hiện được, mà cần từng bước hoạch đinh cho từng hướng đi cụ thể: - Xác định sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. - Chất lượng dịch vụ và phục vụ du lịch được ngầm nghĩ là yếu tố quyết định trong tâm thức của khách du lịch khi được hưởng thụ sản phẩm, dịch vụ đã lựa chọn. Họ sẽ nghĩ rằng với những gì họ đã được trải nghiệm đó là thương hiệu.
Một thương hiệu du lịch cho thành phố không chỉ là sản phẩm, dịch vụ mà yếu tố đủ để làm nên đó chính là sự hợp tác, thương hiệu của các nhà cung ứng dịch vụ trên địa bàn thành phố.
3.3. Giải pháp về phát triển thƣơng hiệu du lịch cho thành phố.
3.3.1. Phát triển thương hiệu thông qua các hãng lữ hành.
Một trong những đối tượng không thể thiếu của các hoạt phát triển thương hiệu cho du lịch của thành phố là các hãng lữ hành, các công ty du lịch trong và ngồi nước. Các hoạt động truyền thơng này tập trung vào kênh trung gian (công ty du lịch, đại lý lữ hành trong và ngoài nước) để thơng tin, kích thích, hấp dẫn và thuyết phục được du khách và từ kênh trung gian sẽ thơng tin đến khách hàng nhận diện được hình ảnh chung của du lịch thành phố. Vì vậy, Đà Nẵng cần có những hợp đồng với các nhân viên điều hành trực tiếp của các công ty này để cung cấp thơng tin tích cực về Đà Nẵng. Và ngay cả các du khách đã đến Đà Nẵng, thì việc
tiếp cận với họ, và bổ sung thêm thông tin để họ hiểu hơn về Đà Nẵng là rất cần thiết. Để thương hiệu hoạt động một cách có hiệu quả, đem đến những cái nhìn tích cực cho du khách về hình ảnh, nhận thức những gì đang có của du lịch thành phố.
Có hai cách thức để truyền thơng đến khách hàng tiềm năng là gửi tập gấp, bưu ảnh, tờ rơi; gửi thông tin quảng cáo trên các website của các hãng lữ hành chuyên gửi khách đến Việt Nam, và luôn ghi nhớ tất cả các ấn phẩm đó đều có dấu ấn về logo và slogan du lịch của thành phố, để thuyết phục họ đưa điểm đến Đà Nẵng vào trong các sản phẩm tour du lịch của họ, và tổ chức các Famtrips đến Đà Nẵng.
Hình thức Famtrip đang là một trong những chuyến đi được xem là gần gũi và thân thiện dành cho các công ty lữ hành để giới thiệu cho họ các sản phẩm du lịch tốt tại các điểm đến trong thành phố. Đây là một hình thức mới tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả quảng bá, phát triển cho thương hiệu du lịch của thành phố. Vì chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có dịp trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch của đơn vị mình. Những vị khách đặc biệt này sẽ được tận mắt chứng kiến những ấn tượng về Đà Nẵng, nếu phân tích theo hướng tâm lý thì hiển nhiên họ sẽ tự động đưa hình ảnh và thơng tin về Đà Nẵng vào các brochure, website của mình như một điểm đến hấp dẫn, đầy thú vị.
Hiện nay, các công ty khai thác lượng khách trên tồn thế giới trong đó có Mỹ. Website của Travel Indochina: http://www.travel-indochina.com thường xuyên được các du khách truy cập để tìm kiếm thơng tin khi đến châu Á, trong đó có Việt Nam. Destination Asia với giao diện website hấp dẫn, độc đáo, trang web của công ty này: http://www.destination-asia.com đăng tải những thông tin về Việt Nam rất
thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, hình ảnh về du lịch Đà Nẵng vẫn đang còn rất eo hẹp, đòi hỏi cơ qua xúc tiến có nhiều kế hoạch hơn nữa trong công tác quảng bá và truyền thông.
Ngồi ra cịn một vài hãng lữ hành khác như Hãng lữ hành APEX, website:
Nam lớn nhất. Hiện nay, đã có văn phịng đại diện của hãng lữ hành này tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường này dễ dàng hơn.
Hãng lữ hành MAP, website: http://www.maptravelco.com/
Thông qua công ty này, chúng ta sẽ gửi các thông tin về du lịch Đà Nẵng cùng với các ấn phẩm: brochure, bản đồ du lịch, post-card…. Điều quan trọng là cần phải thiết kế những brochures, tập gấp chuyên nghiệp hơn và phù hợp với đặc trưng tâm lý của thị trường đó. Bên cạnh đó, cần khai thác website của các cơng ty lữ hành này để đăng tải các thông tin du lịch phổ biến và cập nhật nhất về du lịch Đà Nẵng, tạo đà cho thương hiệu du lịch Đà Nẵng được vươn cao, và còn nhiều