7. Kết cấu của luận văn
1.1. Khái niệm
1.1.4. Báo điện tử
Báo điện tử là loại hình báo chí “sinh sau đẻ muộn”, xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên đến nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về loại hình báo chí này.
Các tác giả Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức sử dụng thuật ngữ “báo trực tuyến”: “Báo trực tuyến là loại hình phƣơng tiện truyền thơng đại chúng, sử dụng nền tàng Internet để thực hiện chức năng báo chí” [23].
Bên cạnh đó, hàng ngày chúng ta vẫn thƣờng nghe thuật ngữ “báo online”, “Tuổi trẻ online”, “Thanh niên online”,… để chỉ phiên bản điện tử của các tờ báo này. “Online” đƣợc dịch sang tiếng Việt là “trực tuyến”.
Tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” để giải thích về loại hình này: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng giữa hình thức của một trang web và được phát hành trên Internet” [9].
Trong Luận án Tiến sỹ “Báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay tác giả Nguyễn Sơn Minh viết: “Báo điện tử là một hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện, sử dụng nền tảng Internet để thực hiện các chức năng báo chí” [24; tr.31].
Cũng giống nhƣ trên, tác giả Dƣơng Xuân Sơn cũng sử dụng khái niệm “báo điện tử”: “Báo điện tử (Online newspaper) là loại báo xuất hiện trên Internet (World Wide Web). Internet là mạng thông tin diện rộng, bao trùm tồn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con ngƣời lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy đƣợc của tồn cầu nhân loại trong một mạng lƣu thông thống nhất” [28;tr.70].
Nhƣ vậy, theo thống kê chƣa đầy đủ, thì có ít nhất 4 khái niệm đƣợc dùng để thể hiện loại hình báo chí này: báo trực tuyến, báo online, báo mạng điện tử và báo điện tử. Mỗi khái niệm đều dựa trên cơ sở phân tích về đặc điểm, tƣ duy tổ chức hay tƣ duy tác nghiệp của loại hình.
Theo Luật báo chí đƣợc Quốc hội nƣớc CHXNCNVN ban hành năm 2016 quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đƣợc truyền dẫn trên môi trƣờng mạng gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”. [31; tr.5]
Theo đó, căn cứ vào quy định pháp lý, để đảm bảo tính hợp pháp của loại hình báo điện tử mà chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Xuất phát từ lý luận, thực tiễn và những phân tích nêu trên, có thể đƣa ra một khái niệm về “báo điện tử” nhƣ sau: “Báo điện tử là loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng, có khả năng tích hợp đa phương tiện, được phát hành trên mạng Internet”.