Cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử việt nam (khảo sát vnexpress, vietnamnet và tuổi trẻ online từ tháng 1 2016 – 12 2017) (Trang 112 - 141)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp cụ thể

3.2.7. Cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp

Cơ chế chính sách có thể hiểu là những biện pháp của một tổ chức để vận hành, khuyến khích những hoạt động trong tổ chức đó sao cho hiệu quả. Cơ chế, chính sách đƣợc xây dựng trên cơ sở pháp luật, thông qua các công cụ tiền tệ, các cơng cụ quản lý hành chính khác, các cơng cụ kinh tế…

Với báo điện tử, để tòa soạn tồn tại, phát triển cũng cần phải có cơ chế, chính sách. Cơ chế chính sách phù hợp là giải pháp khuyến khích kịp thời đối với phóng viên viết tin, bài,… giúp động viên, khuyến khích kịp thời tinh thần làm việc cũng nhƣ ý thức trách nhiệm và khả năng sáng tạo của phóng viên.

Hiện nay, lƣợng thông tin ngày càng nhiều, ngày càng dày đặc, đồng nghĩa với việc phóng viên phải làm số lƣợng công việc cần giải quyết cũng gấp nhiều lần. Bên

cạnh đó, việc cạnh tranh với các báo đài khác cũng cần phải có những tin bài hay, giàu sức hấp dẫn. Do vậy cần phải có những hình thức động viên khuyến khích thái độ, tinh thần trách nhiệm của phóng viên, biên tập viên, giúp học có động lực và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đƣợc giao.

Mỗi tịa soạn cần có cơ chế khuyến khích, khen thƣởng phù hợp cho các phóng viên có nhiều sáng tạo trong việc thay đổi làm mới bài viết.

Chẳng hạn với mỗi tin hay, chất lƣợng, có thể tính thêm nhuận bút; với những bài xuất sắc, có thể “thƣởng nóng” để các phóng viên khác thêm tinh thần trách nhiệm và tập trung hơn với cơng việc của mình.

Ngƣợc lại, đối với những tin, bài khơng hay, hời hợt, chung chung, có thể có mức từ nhận xét, nhắc nhở đến việc trừ vào thƣởng của phóng viên đó.

Mặt khác có thể xây dựng yêu cầu về việc viết tin, bài. Cụ thể là việc bình bầu cuối năm dựa trên tinh thần các bài đã viết để có thể đƣa ra tổng kết về việc đánh giá công việc của từng phóng viên. Dựa vào đó, tịa soạn có chế độ thƣởng – phạt phân minh.

Ngoài ra, trong mục đánh giá cơng tác của phóng viên nên có thêm những tiêu chí chẳng hạn: có ý thức đổi mới, ham tìm tịi, sáng tạo; khơng hài lịng với những gì mình có mà ln muốn vƣơn lên làm tốt hơn. Hoặc phóng viên phải có khả năng bao quát để tìm ra những vấn đề mới, những góc cạnh mới để những tác phẩm luôn là những đề tài mới khơng bị trùng lặp về nội dung… để bình xét, đánh giá tin bài, đánh giá năng lực phóng viên .

Mỗi tịa soạn cần có những cách thăm dị ý kiến cơng chúng một cách phù hợp và thƣờng xuyên về chất lƣợng tin, bài và nhu cầu của cơng chúng về tin, bài. Từ cơ sở đó, tịa soạn nói chung, mỗi phóng viên nói riêng sẽ tìm cách đổi mới, sáng tạo trong tác nghiệp phù hợp.

trách nhiệm phải cao hơn với thơng tin mình viết, lớn hơn nữa là trách nhiệm đối với xã hội; đồng thời phải có những chế tài phạt nếu trong trƣờng hợp viết không kĩ càng gây thiệt hại đến đời sống tín ngƣỡng của cộng đồng.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 tác giả trình bày một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam thông qua hai luận điểm: “Sự cần thiết trong đổi mới, nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam” và “Một số giải pháp cụ thể”.

Trong luận điểm 1: “Sự cần thiết trong đổi mới, nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam”, tác giả tập trung trình bày một số vấn đề của báo chí, đó là sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút hơn nữa sự quan tâm của khán giả đến với các thơng tin nói chung, với báo điện tử nói riêng.

Ngày nay, trƣớc sự cạnh tranh gay gắt về thơng tin giữa các loại hình truyền thông, nếu không đƣợc nhận thức để đổi mới nội dung, cách thức thể hiện sao cho có phong cách riêng, độc đáo riêng có thì sẽ khó có thể cạnh tranh đƣợc với thơng tin với các loại hình báo chí truyền thơng khác trong xã hội hiện đại nhƣ hiện nay.

Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra rằng chất lƣợng của việc thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội hiện nay trên báo điện tử chất lƣợng chƣa đƣợc nhƣ mong mỏi của khán giả, đó cũng là lý do khiến báo điện tử chƣa hấp dẫn thu hút đƣợc sự quan tâm của khán giả.

Trong xã hội hiện đại, thông tin nhanh là rất cần thiết. Chính vì vậy khơng nhanh chóng thu hút khán giả ngay vào nội dung chính một cách hấp dẫn thì khó níu giữ đƣợc độc giả theo dõi tiếp phần sau của bài báo đó. Nhƣ vậy, yêu cầu của mỗi tác giả đối với mỗi phóng viên, biên tập viên tin tức phải hiểu rõ vai trò của vấn đề để từ đó sáng tạo, đổi mới cách viết cho phù hợp với xu thế hiện nay.

Luận điểm 2, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử hiện nay. Đó là đó là kĩ năng tƣ duy, kĩ năng để viết đúng; kĩ năng để viết hay, kĩ năng viết nhanh, kĩ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng báo chí trên máy tính và điện thoại thơng minh.

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các tòa soạn đó là cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm động viên – phê bình kịp thời phóng viên, biên tập viên để tạo dựng cho họ một phong cách làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo.

KẾT LUẬN

Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam ra đời, Vietnamnet liên tục sản xuất và đổi mới đã thu hút đƣợc đông đảo sự quan tâm của độc giả. Với những thông tin và hình ảnh nhanh nhạy, sắc bén, báo điện tử Vietnamnet đã đem đến cho cơng chúng một cái nhìn tồn cảnh về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có đƣợc những thành quả đó là nhờ sự nỗ lực khơng ngừng của những phóng viên, biên tập viên, họa sỹ thiết kế và kỹ thuật viên,… cùng tồn thể ekip thực hiện sản xuất. Thơng qua kênh thông tin của Vietnamnet, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đã kịp thời đƣợc tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân. Có thể nói, với những thế mạnh và yêu cầu khắt khe của mình, báo điện tử Vietnamnet đã trở thành địa chỉ tin cậy của đông đảo độc giả trong việc tìm kiếm thơng tin. Là một tờ báo uy tín, đƣợc nhiều đối tƣợng độc giả đón đọc, Vietnamnet đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển tải đến độc giả theo tơn chỉ, mục đích mà cơ quan báo chí đề ra.

Tuy có ra đời từ năm 1975, nhƣng đến năm 2003, phiên bản điện tử của Tuổi Trẻ mới chính thức ra mắt. Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và phát hành báo in, đến khi ra đời giao diện báo điện tử, Tuổi trẻ online bắt kịp rất nhanh, mang đến các thơng tin “nóng”, mang tính cấp bách liên quan đến đời sống dân sinh trên khắp mọi miền đất nƣớc. Với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên trẻ, đơng đảo, nhiệt huyết, sáng tạo, báo điện tử Tuổi trẻ online đã làm nên một diện mạo mới cho làng báo điện tử Việt Nam.

Với lực lƣợng đông đảo nhà báo và kỹ sƣ công nghệ thông tin cùng với hệ thống xuất bản hiện đại, thông suốt, bảo mật cao, báo điện tử VnExpress nổi bật là địa chỉ tin cậy phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả. Đi đầu trong công nghệ và xu hƣớng phát triển hiện đại, tòa soạn hội tụ của VnExpress đƣợc thiết kế theo khơng gian mở, với vị trí của tồn bộ phóng viên, biên tập khơng có ngăn cách, đã thúc đẩy rất nhiều

Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung phân tích để đƣa ra khung lý thuyết cơ bản về văn hóa lễ hội và báo điện tử, vai trị của báo điện tử trong việc thơng tin về vấn đề văn hóa lễ hội hiện nay.

Qua khảo sát 3 báo điện tử VnExpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017, luận văn đã chỉ ra cụ thể những góc độ tiếp cận vấn đề văn hóa lễ hội của báo chí; ƣu, nhƣợc điểm của từng góc độ văn hóa lễ hội mà báo điện tử đã tiếp cận.

Luận văn đã chỉ ra những thành công trong việc linh hoạt về nội dung và tƣ duy báo chí; hình thức đổi mới, tiện lợi trong việc theo dõi và có hiệu quả của việc tuyên truyền đến ý thức và văn hóa tham gia lễ hội của ngƣời dân

Tuy nhiên, bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra hạn chế của việc khai thác thông tin nhƣ: sử dụng thể loại tin ngắn, tin nhanh, tin ảnh với tần suất cao; lặp nội dung thông tin; lạm dụng động từ, tính từ mạnh và sử dụng lại nội dung từ báo này sang báo khác khiến thông tin bị nhàm chán, thiếu hấp dẫn,…

Để nâng cao chất lƣợng hiệu quả việc thông tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử, tác giả cũng đã đƣa ra một số giải pháp về các góc độ nhƣ về nhận thức, kĩ năng, về đào tạo cũng nhƣ cơ chế chính sách đối với phóng viên cũng nhƣ những nhà quản lý đối với việc thơng tin trên báo điện tử nói chung và thơng tin về vấn đề văn hóa lễ hội nói riêng.

Trong khuôn khổ của luận văn này, do hạn chế về thời gian, kiến thức, tác giả mới chỉ thực hiện nghiên cứu bƣớc đầu về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam, thông qua khảo sát 3 báo điện tử: VnExpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017 và đƣa ra một số kiến nghị nhỏ đối với những phóng viên phụ trách mảng văn hóa – xã hội nói riêng và phóng viên báo điện tử nói chung. Ngồi ra đây cịn là cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam, vì vậy luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác

giả luận văn rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ phía các thầy, cô và các nhà báo đi trƣớc và tồn thể bạn bè để luận văn này có điều kiện hồn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

L Ệ Ả

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh

2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2005), Chỉ thị số 52 CT/TW về phát triển văn hóa

và xây dựng con người trong thời kỳ CNH-HĐH

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư quy định về Tổ chức lễ hội,

số 15/2015/TT-BVHTTDL

4. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

5. Tơn Thất Bình (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện

đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

6. Nguyễn Thị Minh Châu (2013), Luận văn Thạc sỹ “Tương tác giữa tịa sọan và

cơng chúng báo mạng điện tử”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7. Nguyễn Thị Huyền Chinh (2016), Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay”, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân Văn

8. Nguyễn Đức Dũng (2014) , Luận văn Thạc sỹ “Báo chí Bắc Ninh với vấn đề bảo

tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống địa phương”, Học viện Báo

chí và Tuyên truyền

9. Nguyễn Văn Dững (1998), Nhà báo - bí quyết, kĩ năng nghề nghiệp, Nxb Lao động

10. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn,

Tập I, Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà Nội 11. Đề cƣơng văn hóa Việt Nam (1943)

12. Hà Minh Đức (2001), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

13. TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính

14. Cao Đức Hải, Nguyễn Khánh Ngọc (2014), Giáo trình Quản lý Lễ hội và sự kiện, Nxb Lao động

15. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Lý luận

Chính trị

16. Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thơng tấn

17. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb

Thơng Tấn

18. Nguyễn Hồng Quỳnh Hƣơng (2012), Luận văn Thạc sỹ “Tương tác giữa tòa soạn và cơng chúng báo mạng điện tử”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

19. Đinh Gia Khánh (1989), “Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian”, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội

20. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Hà Nội

21. Nguyễn Quang Lê (2014), Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt,

Nxb Khoa học xã hội

22. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của

người Việt đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

23. Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức (2003), “Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến, Nxb

24. Nguyễn Sơn Minh (2016), Luận án Tiến sỹ “Báo điện tử với vấn đề xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn

25. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng, chƣơng VI

26. Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII (số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

27. Nghị quyết Trung ƣơng 9, khóa XI (số 33-NQ/TW ngày 9/6/014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc

28. Nguyễn Bích Ngọc (2017), Luận văn Thạc sỹ “Báo điện tử với vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền thống”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

29. Hữu Ngọc (2007), Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh niên

30. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3, Hà Nội 31. Nhà xuất bản Thông tấn (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Hà Nội

32. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

33. Quốc hội nƣớc CHXNCNVN (2016), Luật Báo chí, Nxb Thơng tin và Truyền thơng

34. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

35. Dƣơng Văn Sáu (2004), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, Nxb Đại học Văn hóa Hà Nội

36. Dƣơng Xuân Sơn (2015), Giáo trình lý luận báo chí truyền thơng, Nxb Giáo dục Việt Nam

37. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia 38. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

39. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Phụ lục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

40. Nguyễn Thị Thoa (2011), Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương, Nxb Giáo

dục Việt Nam

41. Nguyễn Thanh Trà (2006), Luận văn Thạc sỹ “Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và

Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

43. Ngơ Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng, lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,

44. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục 45. Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005

46. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 47. Lê Trung Vũ (2010), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin,

48. Trần Quốc Vƣợng (2006), Giáo trình Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt từ các trang web:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử việt nam (khảo sát vnexpress, vietnamnet và tuổi trẻ online từ tháng 1 2016 – 12 2017) (Trang 112 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)