Sự cần thiết phải đối mới, nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa trên báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử việt nam (khảo sát vnexpress, vietnamnet và tuổi trẻ online từ tháng 1 2016 – 12 2017) (Trang 97 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Sự cần thiết phải đối mới, nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề văn hóa trên báo

hóa trên báo điện tử Việt Nam

- Sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của độc giả đến với các thơng tin nói chung, thơng tin trên báo điện tử nói riêng.

Sự cạnh tranh không chỉ còn giới hạn giữa các loại hình báo chí, giữa các cơ quan báo chí nói chung, giữa các tòa soạn báo điện tử nói riêng mà “cuộc chiến” thông tin đang thực sự trở nên gay gắt hơn bao giờ khi có sự xuất hiện của mạng xã hội.

Mạng xã hội đóng vai trị cực kỳ lớn trong việc phát tán các tin tức. Với hơn 255 triệu tài khoản Twitter, hơn 1 tỷ ngƣời dùng Facebook, hai mạng xã hội khổng lồ này trở thành một nguồn tài nguyên tin tức lớn, chỉ một click chuột, một nút share trong vài giây, thơng tin đã có thể đến với cộng đồng mạng rộng lớn. Trong khi các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình cịn phải trải qua nhiều khâu trong quy trình sản xuất và kiểm duyệt trƣớc khi đến với độc giả thì mạng xã hội đã bỏ qua những điều đó, đƣa thơng điệp thẳng từ nguồn đến độc giả trong chớp mắt.

Cùng với đó là sự xuất hiện của báo chí cơng dân, mọi cơng dân đều có thể làm báo hoặc tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm báo chí. Họ là đối thủ cho các nhà báo, địi hỏi các nhà báo phải cạnh tranh thơng tin, phải sáng tạo và tâm huyết, trách nhiệm hơn với nghề. Báo chí khơng tự điều chỉnh thì báo chí cơng dân, nhà báo cơng dân có thể sẽ chiếm ƣu thế. Bởi họ có thể thơng tin nhanh hơn, sinh động hơn, thậm chí ngƣời ta có thể đẩy lên mạng xã hội ngay lập tức mà không cần phải biên tập.

Chính sự cạnh tranh gay gắt này đã tạo áp lực với báo điện tử, bên cạnh việc liên tục đổi mới nội dung, hình thức, phản ánh vấn đề nhiều chiều, sâu sắc ở nhiều góc

cần phải tranh thủ bắt tay trở thành đối tác với mạng xã hội và báo chí cơng dân. Đây sẽ là môi trƣờng truyền tải thông tin cho các cơ quan báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng, mạng xã hội sẽ tạo ra một không gian để giao tiếp đối thoại giữa các tờ báo và công chúng nhanh và tiện lợi nhất. Đối với xu thế báo chí cơng dân, nhà báo có thể có thêm thơng tin nhờ lực lƣợng cộng tác viên, họ sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung và sản phẩm báo chí.

- Việc thơng tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử hiện nay, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu

Nhìn chung báo điện tử đang thực hiện phản ánh nhanh các vấn đề có tính thời sự về vấn đề văn hóa lễ hội. Tuy nhiên, chính vì gấp rút cạnh tranh thông tin nên việc phản ánh nhanh nên các vấn đề đƣợc báo điện tử đƣa ra chƣa đƣợc thấu đáo, kín kẽ giữa các chiều cạnh khác nhau. Điều này đã tạo cho ngƣời tiếp nhận thông tin cảm giác đơn chiều, nếu ngƣời nghe khơng đủ năng lực tiếp nhận thơng tin thì sẽ vơ tình xảy ra hiện tƣợng quy kết các hiện tƣợng, sự việc, tin tƣởng tuyệt đối các thông điệp mà báo chí đƣa ra là đúng.

Một đặc điểm chung có thể nhận ra là báo chí thƣờng phản ánh những điều khác biệt, tuy nhiên không phải mọi sự khác biệt đều thực sự xấu. Thực tế cho thấy báo điện tử đang gặp hội chứng cùng nhau tập trung, cùng nhau phản ánh, đề cập một vấn đề với cùng một sắc thái, quan điểm, biểu đạt giống nhau, điều này đã tạo nên ấn tƣợng nặng nề về sự việc đang đƣợc đề cập.

TS. Trịnh Lê Anh (Khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng: “Vấn đề ngửa nón xin tiền đều đƣợc phản ánh đi phản ánh lại trong mỗi dịp tổ chức Hội Lim. Các liền anh, liền chị đi trên thuyền rồng, họ thƣờng đƣa nón ra đỡ tiền thƣởng của quan khách trên bờ. Phóng viên ảnh sẽ chụp lại cảnh họ đƣa tay ra đỡ tiền khách thả xuống và sau đó về rút Tít: “Quan họ lại tiếp tục ngửa nón xin tiền”,... khiến hành động đó trở nên rất phản cảm, tạo dƣ luận định kiến về

hành động này. Khơng chỉ thế cịn vơ tình gây ra ảnh hƣởng đến chính quyền địa phƣơng”.

Phải đặt ra câu hỏi báo điện tử đã đủ tâm để mà nghiên cứu kỹ vấn đề này chƣa? Báo điện tử đã bao giờ tìm hiểu một cách nghiêm túc về bản chất của những hiện tƣợng này đến từ đâu? Việc thƣởng thức nghệ thuật và thƣởng tiền cho ngƣời diễn giống nhƣ một hành vi khen, tặng, thƣởng. Hát hay thƣởng tiền là chuyện rất bình thƣờng. Tuy nhiên, sau những góc chụp, góc phản ánh của phóng viên thiếu độ chín chắn đã khiến cho cơng chúng cũng nhƣ nhà quản lý đánh giá nhầm mức độ của vấn đề.

Một ví dụ khác mà TS. Trịnh Lê Anh dẫn ra: “Về việc nội dung phản ánh vấn đề văn hóa lễ hội coi trọng mức độ giật gân của thơng tin mà chƣa có nghiên cứu kỹ lƣỡng. Đó là việc làng Ném Thƣợng (Bắc Ninh) chém lợn. Tìm hiểu sâu xa, ngƣời dân Ném Thƣợng đã chém lợn từ rất xƣa, đây là phong tục, tín ngƣỡng lâu đời của vùng đất này, chứ không phải đến hiện nay họ mới làm điều đó. Mức độ quyền lực của những bức ảnh là rất lớn. Khi phóng viên chĩa ống kính vào những góc khác nhau để nhấn mạnh tính ghê rợn, nhằm phục vụ mục đích phản ánh sự man rợ của sự việc, đã vơ tình hoặc cố ý xúc phạm đến một cộng đồng văn hóa một cách nặng nề”.

Dƣ luận báo chí quá lớn khiến cộng đồng nhỏ bé, cộng đồng yếu thế bị cô lập, không thể tự bảo vệ mình đƣợc dẫn đến những quyết định từ bên ngồi nhƣ: cấm khơng đƣợc tổ chức lễ hội nữa, không đƣợc chém lợn,… họ đã can thiệp thơ bạo vào hành vi văn hóa, biểu đạt văn hóa tín ngƣỡng của một cộng đồng nhỏ. Nếu là hành vi của cả một cộng đồng lớn, trên phạm vi cả nƣớc thì góc phản ánh của báo chí rất cần thiết. Nhƣ vậy, có lẽ chúng ta nên tơn trọng và phản ánh ở một góc độ chừng mực, không nên xúc phạm, xâm phạm vào điều đó. Báo chí có một thế mạnh rất lớn, tận dụng vào đám đông, mà đám đông lại bị dẫn dắt bởi báo chí, chính vì thế báo chí lại càng thấy mình mạnh mẽ hơn.

Ơng cũng cho rằng: “Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và rất khó. Hiện nay lƣợng nhà báo có đủ chiều sâu văn hóa có thể suy xét về các hiện tƣợng văn hóa, đặc biệt là vấn đề văn hóa lễ hội khơng đủ nhiều. Điều này đã đã vơ tình tạo nên khá nhiều những chuyện khơng đáng có về lĩnh vực văn hóa lễ hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế việc cần thiết trƣớc mắt phải làm sao nâng cao kiến thức, tƣ duy và cảm quan báo chí cho phóng viên để họ có cái nhìn chỉn chu hơn, có nhiều chiều cạnh sâu sắc hơn về vấn đề này”.

Vấn đề thứ hai đặt ra là việc thơng tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử hiện nay còn dàn trải, thiếu trọng tâm hoặc nội dung thể hiện chƣa liên quan đến tít.

Thực tế xu hƣớng thể hiện nội dung tác phẩm “đầu voi đuôi chuột” của báo điện tử đang có xu hƣớng gia tăng. Vấn đề chính rút ra trong tít chỉ là một phần nhỏ đƣợc thể hiện trong bài, thậm chí có những bài báo không thấy sự xuất hiện nội dung chính, mà lan man đề cập đến những vấn đề khác, khiến độc giả cảm thấy hụt hẫng khi theo dõi. Điều này chẳng khác gì việc đƣa độc giả của mình ra “đánh cƣợc”. Lịng tin của một tờ báo đƣợc đánh giá dựa trên chất lƣợng thơng tin mà tịa soạn đó mang lại, tuy nhiên cách thể hiện thiếu chuyên nghiệp, “đi tắt đón đầu” của một bộ phận phóng viên đã khiến uy tín của tờ báo bị giảm sút. Đây là vấn đề cần đƣợc các lãnh đạo tòa soạn nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hƣớng giải quyết sớm trƣớc khi đánh mất độc giả của chính mình.

Vấn đề thứ ba cần đƣợc đề cập là tỷ lệ các bài chuyên sâu để định hƣớng dƣ luận vẫn hạn chế. Chức năng của báo chí là định hƣớng dƣ luận, giám sát và phản biện xã hội. Đây là trọng trách và cũng là mục tiêu quan trọng của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tác phẩm có nội dung định hƣớng dƣ luận vẫn còn hạn chế, tỷ lệ tin nhanh, tin ảnh tăng vƣợt trội. Đối với vấn đề văn hóa lễ hội rất cần có thời gian để định hƣớng dƣ luận đi theo đúng hƣớng, khắc phục những hình ảnh xấu xí của lễ hội diễn ra nhiều năm nay.

Khi chúng ta chỉ “lên án” mà khơng đề cập đến cốt lõi của vấn đề thì rất khó để thuyết phục cộng đồng thay đổi suy nghĩ và hành động. Chính vì thế, bên cạnh việc phê phán những sự việc xấu xí cũng cần phải ủng hộ các hành động đẹp trong mùa lễ hội, đặc biệt cần có những bài viết có tính định hƣớng rõ ràng để cộng đồng có cái nhìn tồn diện hơn về lễ hội và ý nghĩa của nó để kiểm sốt hành vi của mình đƣợc đúng đắn.

Khơng chỉ vậy, vấn đề lạm dụng động từ, tính từ mạnh và sử dụng lại thông tin từ báo này sang báo khác khiến thông tin bị nhàm chán, thiếu hấp dẫn cũng là một vấn đề phổ biến hiện nay của báo điện tử.

Việc này xảy ra chủ yếu ở cách phóng viên rút tít. Việc sử dụng động từ, tính từ giúp đẩy tính thời sự, và độ giật gân của vấn đề lên cao. Nếu đƣợc sử dụng một cách khéo léo, hợp lý, giúp ích rất nhiều cho việc thu hút độc ở dừng lại bài báo của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều động từ, tính từ mạnh vào việc phê phán vấn đề và lặp đi lặp lại một kiểu rút tít quen thuộc khiến cho nội dung phản ánh trở nên nhàm chán, độc giả sẽ khơng cịn thấy háo hức, thu hút để dừng chân mở bài báo đó. Khơng chỉ thế, việc sử dụng động từ, tính từ mạnh cịn đƣợc “sao chép” từ báo điện tử này sang báo điện tử khác. Với cách biểu đạt trùng lặp quá nhiều, chẳng khác gì việc độc giả đang bị “ép” ăn đi ăn lại một món ăn quen thuộc. Đây cũng là điểm hạn chế cần khắc phục trong việc thơng tin về vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử việt nam (khảo sát vnexpress, vietnamnet và tuổi trẻ online từ tháng 1 2016 – 12 2017) (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)