Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 64 - 68)

THUYẾT HAI YẾU TỐ CỦA F .HERZBERG

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội và đội ngũ giảng viên

2.1.1. Khái quát chung

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ. Trường có tiền thân là trường Trung học Văn thư Lưu trữ (được thành lập năm 1971), được phát triển trên cơ sở trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I (thành lập năm 2005). Việc thành lập trường Đại học Nội vụ Hà Nội là yêu cầu tất yếu trước “công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng nguồn nhân lực ngành Nội vụ hiện nay còn hạn chế, số lượng và chất lượng chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình mới. Trình độ và năng lực của cán bộ công chức, viên chức còn thiếu hụt. Công tác phát triển nguồn nhân lực từ khâu tạo nguồn, đào tạo nhân lực gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn”. Trường được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 19 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 347/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm có Ban Giám hiệu; Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác; 9 phòng chức năng; 9 khoa chuyên môn; 6 tổ chức khoa học – công nghệ và dịch vụ; 3 cơ sở đào tạo trực thuộc; các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội.

Về công tác đào tạo: Hiện nay, quy mô đào tạo của trường khoảng trên 10.000 học sinh, sinh viên đang theo học với 30 ngành, chuyên ngành đào tạo, trong đó có 01 ngành đào tạo thạc sĩ (gồm: Lưu trữ học); 08 ngành đào tạo đại học (gồm: Lưu trữ học, Khoa học thư viện, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Quản lý văn hóa, Luật học, Chính trị học); 09 ngành đào tạo cao đẳng (gồm: Quản lý văn hóa, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Tin học ứng dụng, Khoa học thư viện, Thư ký văn phòng, Văn thư – Lưu trữ, Hành chính học, Dịch vụ Pháp lý); 08 ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Hàng năm trường còn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng từ 2.500 đến 3.000 cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu của xã hội. Từ năm 2012 – 2016, mặc dù phương thức tuyển sinh có sự thay đổi theo từng năm, tuy nhiên quy mô tuyển sinh của trường vẫn giữ được mức ổn định, theo hướng chú trọng vào tuyển sinh bậc đại học chính quy, giảm tuyển sinh bậc cao đẳng và dừng tuyển sinh bậc trung cấp.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: nghìn người

TT Trình độ đào tạo Năm

2012 2013 2014 2015 2016

1 Đại học, đại học liên thông 900 1300 1400 1600 2040 2 Cao đẳng, cao đẳng liên thông 1100 765 700 300 200

3 Trung cấp, nghề 340 440 240 220

Tổng số 2000 2405 2540 2140 2460

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo trường ĐHNVHN)

Bên cạnh đó, trường còn đẩy mạnh việc hoàn thiện hồ sơ để mở thêm các ngành đào tạo trình độ đại học mới như Khoa học tổ chức, Chính sách

công, Quan hệ công chúng, Công tác xã hội…; các chuyên ngành trình độ sau đại học như Quản trị nhân lực, Chính sách công…

Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trường đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường Đại học nước ngoài thông qua các chuyến thăm và làm việc (Ví dụ: trường Đại học Messina - Ý, Trường Đại học Sun Moon – Hàn Quốc, Trường Đại học Nam Seoul – Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc, Trường Đào tạo tiền công vụ IPAG, Rennes – Cộng hòa Pháp, Học viện Đào tạo cấp cao Bộ Nội vụ Pháp (CHEMI)…), các buổi tọa đàm khoa học, chương trình trao đổi sinh viên, mở các lớp bồi dưỡng.

Xây dựng và phát triển đội ngũ: Tháng 11/2011, trường có 147 giảng viên, giáo viên cơ hữu trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và 46 đại học. Đến tháng 11/2016, trường có 198 giảng viên, giáo viên cơ hữu (tăng xấp xỉ 1,3 lần so với năm 2011), trong đó có: 30 tiến sĩ (3 PGS; 27 tiến sĩ), 147 thạc sĩ (trong đó có 38 nghiên cứu sinh), 21 cử nhân (trong đó có 2 nghiên cứu sinh, 8 học viên cao học). Đây là sự thay đổi tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong các giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên, số lượng giảng viên so với số lượng sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn còn thiếu.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từ năm 2011 đến 2015, trường đã đạt được các thành tự sau:

Bảng 2.2. Kết quả quản lý hoạt động khoa học và công nghệ từ năm 2011-2015 2015

TT Tên hoạt động khoa học và công nghệ Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015

1. Đề án, dự án 06 04 02

3. Đề tài NCKH cấp Trường 43 3 10 10 11 9 4. Đề tài NCKH của sinh viên 52 6 11 5 4 26 5. Biên soạn Giáo trình, tập

bài giảng

20 2 2 6 3 7

6. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm 54 6 7 9 15 17

7. Sáng kiến 66 18 16 21 4 7

(Nguồn: Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học, trường ĐHNVHN)

Với những kết quả đã đạt được, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước như: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996; Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1983; Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam...

Mặc dù mới được thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên còn hạn chế nhưng những kết quả đã đạt được đã phần nào khẳng định sự phát triển của nhà trường qua các năm, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời gian từ năm 2016 – 2020 đó là: trở thành trường đào tạo đa ngành với nhiều trình độ; nghiên cứu khoa học, cung cấp và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý và đáp ứng nhu cầu xã hội; đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cho ngành Nội vụ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu xã hội; phấn đấu đến năm 2020, trường có 91% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, trong đó trên 30% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 64 - 68)