Dự báo môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 111 - 116)

THUYẾT HAI YẾU TỐ CỦA F .HERZBERG

3.1. Dự báo môi trƣờng và định hƣớng xây dựng các biện pháp tạo động lực

3.1.1. Dự báo môi trường

Môi trường là yếu tố có tác động lớn đến việc xây dựng các biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Dự báo môi trường bao gồm việc chỉ ra được những cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài tác động tới việc xây dựng các biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên, đồng thời chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong việc xây dựng các biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường. Yếu tố môi trường bên ngoài gồm: các quy định ngày càng thắt chặt đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; chính sách tuyển sinh đại học của nhà nước và xu hướng chuyển dịch đào tạo đại học từ trong nước ra nước ngoài hoặc chuyển hướng sang học nghề; xu hướng xã hội hóa giáo dục và tự chủ trên tất cả các mặt đối với các cơ sở giáo dục đào tạo; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với giáo dục đại học. Yếu tố môi trường bên trong bao gồm việc chỉ ra được điểm mạnh và điểm yếu của trường Đại học Nội vụ Hà Nội liên quan đến: các nguồn lực tài chính, số lượng và chất lượng giảng viên, kinh nghiệm và kỹ năng của những người làm công tác quản lý, các mối quan hệ trong trường, chất lượng và số lượng sinh viên; điều kiện làm việc, chương trình, giáo trình giảng dạy…

Thứ nhất, tác động của môi trường bên ngoài đối với việc xây dựng các biện pháp tạo động lực làm việc đối với giảng viên:

Các quy định ngày càng thắt chặt đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao chất lượng Thạc sĩ, Tiến sĩ, có thể học hỏi, trao đổi và hợp tác nghiên cứu cùng các quốc gia khác trên thế giới. Theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 về việc ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩthì quy định về đào tạo Tiến sĩ được thắt chặt hơn trên rất nhiều mặt. Đó là thắt chặt yếu tố đầu vào như người ứng tuyển NCS phải tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc có bằng thạc sĩ; phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 1 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 1 báo cáo đăng tại kỷ yếu các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước, có thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Phải đảm bảo có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên hoặc TOEIC từ 500 điểm trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự tuyển. Rút ngắn thời gian đào tạo tối đa từ 7-8 năm xuống còn 5-6 năm. Thắt chặt điều kiện bảo vệ luận án của NCS như: NCS phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 2 bài báo, trong đó có ít nhất 1 bài đăng trong tạp chí ISI/ Scopus hoặc 2 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện. Quy định mới đối với người

hướng dẫn và người phản biện: Người hướng dẫn phải có công bố quốc tế,người phản biện phải có 1 bài báo hoặc 1 báo cáo khoa học trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện hoặc trên kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện. Việc siết chặt quy định đào tạo trình độ Tiến sĩ tạo cơ hội cho các trường Đại học nói chung và trường đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng có được nguồn giảng viên chất lượng cao. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức lớn cho nhà trường khi cử giảng viên đi học NCS bởi số lượng giảng viên trong

trường hiện nay có thể đáp ứng các điều kiện trên không nhiều. Mặt khác, khi giảng viên có chất lượng thì việc giữ chân hay thu hút giảng viên sẽ khó hơn rất nhiều bởi yếu tố cạnh tranh giữa các trường Đại học và giữa trường Đại học với các Doanh nghiệp bên ngoài.

Chính sách tuyển sinh đại học của nhà nước và xu hướng chuyển dịch đào tạo đại học từ trong nước ra nước ngoài, từ học đại học cao đẳng sang học nghề: Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và đào tạo thì từ năm 2018, Bộ sẽ bỏ điểm sàn chung – mức điểm thấp nhất mà bộ đưa ra đối với từng nhóm thi nhất định nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường đại học. Thay vào đó, các trường Đại học sẽ tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình. Ngoài ra, các trường phải công khai các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng như về đội ngũ, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, các công trình NCKH nổi bật, các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp; công khai tổng chi phí đề đào tạo 1 sinh viên/ năm, tỉ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành). Chính vì vậy, việc thay đổi này đặt ra mối quan hệ giữa tuyển sinh và giảng viên, đó là: số lượng sinh viên được tuyển nhiều thì nhà trường có nguồn thu ổn định để chi trả các chế độ cho giảng viên nói riêng và đầu tư phát triển nhà trường nói chung. Khi giảng viên được đầu tư để học tập và nghiên cứu khoa học, có nhiều bài giảng hay, sản phẩm NCKH có tính ứng dụng thì nhà trường sẽ thu hút được nhiều sinh viên theo học hơn. Ngoài ra, do sự thiếu tin tưởng của xã hội vào hệ thống giáo dục Đại học của nước ta khi chất lượng giảng viên chưa cao, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, số lượng sinh viên Đại học, Cao đẳng thất nghiệp lớn nên một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông đã quyết định du học hoặc chuyển sang học nghề, điều này đã tạo ra áp lực đối với các trường Đại học khi nguồn đầu vào giảm.

Xu hướng xã hội hóa giáo dục và tự chủ trên tất cả các mặt đối với các cơ sở giáo dục đào tạo: Đối với các trường đại học có danh tiếng, số lượng và chất lượng giảng viên cao thì việc được tự chủ sẽ giúp giảng viên được trao quyền nhiều hơn, có nhiều lợi ích hơn khi tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội, việc tự chủ hoàn toàn tạo ra rất nhiều thách thức bởi nguồn thu của trường hạn chế. Hiện nay, nguồn thu của trường chủ yếu ngân sách nhà nước, từ học phí hoặc các chương trình đào tạo bồi dưỡng; nguồn thu từ các sản phẩm NCKH, tài trợ hay liên kết của các doanh nghiệp rất ít. Trong tương lai, theo quy hoạch của Bộ Nội vụ thì công tác đào tạo bồi dưỡng sẽ chuyển sang cho đơn vị khác thực hiện thì nguồn thu ngày càng ít đi. Trong khi đó, hiện nay nhà trường đang phải trả lương cho một số lượnglớn cán bộ hành chính (nhiều hơn số lượng giảng viên hiện tại của trường), phải đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, sửa sang cơi nới phòng học… Mặc dù vậy, việc được tự chủ trên tất cả các mặt sẽ giúp nhà trường chủ động hơn trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm giảng viên, không còn phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế của Bộ Nội vụ.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với giáo dục đại học: Hiện nay, tại hầu hết các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Nội vụ nói riêng, việc dạy và học vẫn theo lối truyền thống đó là giảng viên và sinh viên đều đến trường thực hiện công việc của mình. Thầy giảng và trình chiếu slide, sinh viên nghe hiểu và chép bài. Với cuộc cách mạng 4.0, việc dạy và học trong tương lai sẽ thay đổi, định hướng nghề nghiệp và cách thức tiếp cận việc làm cho sinh viên cũng sẽ thay đổi. Những ngành là thế mạnh của trường Đại học Nội vụ như Văn thư – Lưu trữ, Hành chính, Văn phòng sẽ dần mất đi lợi thế khi các công việc hoặc giao dịch có thể thực hiện dễ dàng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại thông minh hoặc

máy móc công nghệ cao. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có chiến lược rõ ràng trong việc đào tạo giảng viên có thể sử dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thông tin, tham gia các buổi Tọa đàm, hội thảo trực tuyến…; chiến lược trong việc xây dựng các chương trình đào tạo từ xa; tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy – học.

Thứ hai, điểm mạnh và điểm yếu của trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội:

Điểm mạnh: là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, trường Đại học Nội vụ Hà

Nội có những lợi thế nhất định đối với việc đào tạo các ngành học mang tính đặc thù như Quản lý nhà nước, Văn thư – Lưu trữ, Hành chính, Văn phòng, Quản trị nhân lực…Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác theo chương trình của Bộ Nội vụ. Giảng viên của trường hiện nay có độ tuổi khá trẻ nên có khả năng học hỏi nhanh, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường xã hội

Điểm yếu của trường Đại học Nội vụ Hà Nội:

Nguồn lực tài chính của trường hạn chế do nguồn thu không dồi dào mà nguyên nhân chủ yếu là dosố lượng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đấu thầu được không nhiều; chưa có sự liên kết với các đơn vị khác như các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ hoặc các doanh nghiệp để thực hiện các đề tài mang tính giải pháp… Trong khi đó, số tiền phải chi ngoài lương rất nhiều.

Số lượng và chất lượng giảng viên: số lượng giảng viên ít nên thời gian cho công tác giảng dạy quá nhiều, trong khi đó, thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học không được chú trọng. Một bộ phận giảng viên giảng dạy không đúng chuyên ngành đào tạo nên chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa tạo ra được vị thế và uy tín khoa học. Mặt bằng

chung giảng viên có trình độ ngoại ngữ thấp nên khó khăn trong việc tham gia học tập, nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếp cận tri thức mới. Chất lượng và số lượng sinh viên có tác động đến việc giảng dạy của giảng viên khi lên lớp và tham gia các hoạt động khác ngoài giảng dạy. Căn cứ vào điểm chuẩn đầu vào được xét tuyển thì chất lượng sinh viên của trường khá tốt, phần lớn có các đức tính: thông minh, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh, có tinh thần phản biện. Bên cạnh đó cũng có nhiều sinh viên chưa chủ động trong quá trình học, thực hiện các hành vi gian lận trong quá trình học và thi… Qui mô lớp học còn lớn, có lớp số lượng sinh viên trên 70 người làm ảnh hưởng đến sự tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học trên lớp.

Điều kiện làm việc ngặt nghèo, giảng viên không có phòng làm việc riêng, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học trên lớp không đủ.

Việc quản lý giảng viên còn thiên về quản lý hành chính, chưa đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giảng viên trong trường.

Chương trình, giáo trình giảng dạy đã lạc hậu. Tuy nhiên, việc viết giáo trình chưa thu hút được giảng viên do kinh phí thấp, thủ tục nghiệm thu và giải ngân quá nhiều. Việc mua chương trình/ giáo trình từ nước ngoài thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ chưa nhiều do kinh phí hạn hẹp hoặc giảng viên không đủ năng lực để giảng dạy song ngữ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 111 - 116)