Thực trạng công tác kiểm tra – giám sát quá trình thực hiện chính sách tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 92 - 95)

THUYẾT HAI YẾU TỐ CỦA F .HERZBERG

2.2. Thực trạng các biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trƣờng

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra – giám sát quá trình thực hiện chính sách tạo

sách tạo động lực làm việc cho giảng viên.

Chính sách tiền lương và các chế độ phúc lợi tập thể: được thực hiện

dưới sự giám sát của kho bạc nhà nước, kiểm toán, thanh tra nhân dân về tài chính và chính giảng viên thông qua phiếu lương hàng tháng.

Chế độ làm việc đối với giảng viên:

Đối với công tác giảng dạy của giảng viên: hiện nay được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Tổ bộ môn, lãnh đạo các khoa/ trung tâm,

Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng và tổ thanh tra. Trong đó, tổ bộ môn và lãnh đạo các khoa/ trung tâm chịu trách nhiệm giám sát nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy như kiểm tra- giám sát tập bài giảng, giáo án của giảng viên hàng năm để phục vụ công tác giảng dạy, dự và đánh giá giờ giảng của giảng viên mới. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng xây dựng bảng hỏi, tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên. Tổ thanh tra chịu trách nhiệm và giám sát thời giờ lên lớp của giảng viên thời thời khóa biểu nhà trường ban hành.

Đối với việc thanh toán vượt giờ giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên: được thực hiện dựa trên sự giám sát của tất cả các đơn vị có liên quan trong trường, cụ thể:

Phòng tổ chức cán bộ: Căn cứ quy định về định mức giờ chuẩn, tỷ lệ % giảm trừ định mức giờ chuẩn, định mức công trinh NCKH để xác định định mức cho từng cán bộ giảng dạy.

Phòng Quản lý khoa học và sau đại học xây dựng định mức nghiên cứu khoa học, xác nhận số công trình NCKH đã thực hiện trong năm đối với từng cán bộ, giảng viên.

Phòng Quản lý đào tạo xây dựng định mức quy đỏi các hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác sang giờ chuẩn, xác định số giờ giảng thực tế đã quy đổi với các hệ đào tạo tại các đơn vị cho từng cán bộ giảng dạy. Lập bảng thanh toán vượt giờ cho cán bộ, giảng viên trong trường sau khi có xác nhận của các bộ phận liên quan (Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng xác nhận số giờ coi thi, chấm thi, ra đề; Khoa đào tạo tại chức và bồi dưỡng xác nhận số giờ giảng dạy, chấm bài điều kiện, chấm thi kết thúc học kỳ của hệ đào tạo vừa học vừa làm; Phòng Tổ chức cán bộ xác nhận giảng viên tham gia hội đồng chấm giảng các cấp, tham gia dân quân tự vệ…; Các khoa/ trung tâm xác nhận số giờ giảng trực tiếp trên lớp của giảng viên giảng dạy các học

phần thuộc khoa quản lý, số lượng bài điều kiện, số lượng báo cáo thực tập, kiến tập, khóa luận mà giảng viên chấm, số lượng khóa luận mà 1 giảng viên hướng dẫn), trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Phòng Kế hoạch tài chính căn cứ bảng tổng hợp thanh toán vượt giờ được Hiệu trưởng phê duyệt để thanh toán cho giảng viên vào cuối năm học. Chính sách thi đua – khen thưởng: Việc đánh giá viên chức nói chung

và giảng viên nói riêng được thực hiện hàng tháng, hàng năm theo mẫu phiếu đánh giá dành cho từng đối tượng, theo qui trình sau: giảng viên tự đánh giá lãnh đạo khoa đánh giá chuyên viên khoa tổng hợp và nộp kết quả đánh giá tháng xuống phòng Tổ chức cán bộ. Những trường hợp xếp loại A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) phải giải trình rõ các công việc hoàn thành hoặc phát sinh được cộng điểm. Tuy nhiên, vào cuối năm, hội đồng thi đua – khen thưởng của trường sẽ đánh giá lại trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá của các đơn vị từ phòng tổ chức cán bộ, các lỗi vi phạm từ Tổ thanh tra về giờ giấc lên lớp của giảng viên, từ phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng về việc thực hiện quy định về thời gian coi thi, chấm thi kết thúc học phần; từ ý kiến phản hồi của sinh viên thông qua phiếu đánh giá giảng viên giảng dạy.

Chính sách đào tạo bồi dưỡng: Việc cấp kinh phí cho quá trình đào tạo

bồi dưỡng được thực hiện theo kế hoạch công tác năm và dự toán năm giao cho các đơn vị. Đối với những giảng viên đi học NCS, việc được cấp kinh phí được thực hiện theo năm học, dưới sự giám sát của phòng Tổ chức cán bộ. Giảng viên được nhà trường hỗ trợ học phí 10.000.000 đồng/ năm là những trường hợp được Bộ đồng ý cho đi học, học đúng chuyên ngành đào tạo. Những giảng viên chuyển từ cơ sở đào tạo khác sang, đang trong quá trình học chỉ được giảm trừ số giờ giảng, không được cấp kinh phí hỗ trợ việc học.

Chính sách quy hoạch, bổ nhiệm: Đối với giảng viên được bầu vào các

tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ chuyên môn; kinh nghiệm; độ tuổi được bổ nhiệm… được lấy phiếu tín nhiệm tại đơn vị công tác một cách công khai, minh bạch, khách quan, dưới sự giám sát của phòng Tổ chức cán bộ và Ban Giám hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)