Bảng 2.2. Kết quả quản lý hoạt động khoa học và công nghệ từ năm 2011-2015 2015
TT Tên hoạt động khoa học và công nghệ Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015
1. Đề án, dự án 06 04 02
3. Đề tài NCKH cấp Trường 43 3 10 10 11 9 4. Đề tài NCKH của sinh viên 52 6 11 5 4 26 5. Biên soạn Giáo trình, tập
bài giảng
20 2 2 6 3 7
6. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm 54 6 7 9 15 17
7. Sáng kiến 66 18 16 21 4 7
(Nguồn: Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học, trường ĐHNVHN)
Với những kết quả đã đạt được, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước như: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996; Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1983; Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam...
Mặc dù mới được thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên còn hạn chế nhưng những kết quả đã đạt được đã phần nào khẳng định sự phát triển của nhà trường qua các năm, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời gian từ năm 2016 – 2020 đó là: trở thành trường đào tạo đa ngành với nhiều trình độ; nghiên cứu khoa học, cung cấp và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý và đáp ứng nhu cầu xã hội; đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cho ngành Nội vụ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu xã hội; phấn đấu đến năm 2020, trường có 91% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, trong đó trên 30% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ.
2.1.2. Khái quát về đội ngũ giảng viên
Trong các trường đại học, đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần xây
dựng thương hiệu của trường, tạo dựng niềm tin và thể hiện trách nhiệm đối với xã hội. Hiện nay, đứng trước những thay đổi về cách thức tuyển sinh hàng năm, yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập, các hoạt động trong trường đại học dần tiến tới tự chủ hoàn toàn thì các trường Đại học luôn chú trọng đến đội ngũ giảng viên bởi họ chính là những nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của nhà trường.
Tuy mới được thành lập năm 2011 nhưng đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Tháng 11/2011, trường có 147 giảng viên, giáo viên cơ hữu trong đó, số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 49,6% trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ; số giảng viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy chiếm hơn 50%. Đến tháng 9/2016, trường có 198 giảng viên, giáo viên cơ hữu (tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011), trong đó số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 89,9 % trong đó có: 30 tiến sĩ (3 PGS; 27 tiến sĩ), 147 thạc sĩ (trong đó có 38 nghiên cứu sinh).
Để có được kết quả trên, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có những chính sách cụ thể trong việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp và phát triển đội ngũ giảng viên. Cụ thể
Quy trình tuyển dụng và sử dụng giảng viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thực hiện theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 15/TT/BNV ngày 21/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức. Từ năm 2011 đến năm 2016, trường đã tuyển được 81 giảng viên
Biểu đồ 2.1. Kết quả tuyển dụng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2011-2016)
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường ĐHNVHN)
Về hợp đồng làm việc: Hợp đồng làm việc đối với các giảng viên được chia thành nhiều loại, bao gồm: hợp đồng biên chế (là loại hợp đồng dành cho giảng viên được tuyển dụng thông qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức của trường); hợp đồng lao động (là loại hợp đồng dành cho giảng viên chưa thi tuyển hoặc thi chưa đạt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức của trường nhưng vẫn được hưởng 100% lương và các chế độ phúc lợi khác theo quy định); hợp đồng thử việc; hợp đồng vụ việc (dành cho những giảng viên đã về hưu nhưng vẫn muốn cống hiến cho nhà trường). Hiện nay, trong 198 giảng viên của trường có 197 giảng viên thuộc loại hợp đồng biên chế, 1 giảng viên ký hợp đồng vụ việc. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, số lượng giảng viên cơ hữu của các trường Đại học phải đảm bảo 25 sinh viên/giảng viên, như vậy, số lượng giảng viên như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quy mô đào tạo trên 10.000 sinh viên và sự mở rộng của trường cả ở
Hà Nội, Phân hiệu miền Trung và Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, nhà trường đã tạo nguồn giảng viên bằng cách định hướng và tạo điều kiện cho các cán bộ hành chính có năng lực giảng dạy tham gia học tập nâng cao trình độ để kiêm nhiệm công tác giảng dạy hoặc chuyển ngạch giảng viên nếu có nguyện vọng.
Về chức danh chuyên môn: tính đến tháng 9 năm 2016, trường có 05 giảng viên cao cấp, 19 giảng viên chính, 171 giảng viên và 03 giáo viên.
Đặc điểm của đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Về cơ cấu giới: Thực trạng cơ cấu giảng viên theo giới tính của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ nữ giới gấp đôi tỷ lệ nam giới (nữ chiếm 67,2%, nam chiếm 32,8%). Với cơ cấu giảng viên như trên, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc bố trí giảng viên đi giảng dạy ở các tỉnh, các ngày thứ 7, chủ nhật. Giảng viên nữ mặc dù có những lợi thế như cần cù, chịu khó, tỉ mỉ nhưng do thiên chức làm mẹ nên thời gian dành cho công việc không có nhiều thuận lợi.
Bảng 2.3. Thực trạng cơ cấu giảng viên Trường ĐHNVHN theo giới tính năm 2016
Năm Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam Nữ Nam Nữ
T9/2016 65 133 32,8 67,2
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường ĐHNVHN)
Về cơ cấu độ tuổi: Giảng viên có độ tuổi dưới 30 chiếm 30,5%; từ 30 - 40 chiếm 48,2%, từ 40 - 50 chiếm 9,9% và trên 50 tuổi là 11,5%. (Xem Bảng 2.4).