Khái quát về đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 68 - 75)

THUYẾT HAI YẾU TỐ CỦA F .HERZBERG

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội và đội ngũ giảng viên

2.1.2. Khái quát về đội ngũ giảng viên

Trong các trường đại học, đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần xây

dựng thương hiệu của trường, tạo dựng niềm tin và thể hiện trách nhiệm đối với xã hội. Hiện nay, đứng trước những thay đổi về cách thức tuyển sinh hàng năm, yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập, các hoạt động trong trường đại học dần tiến tới tự chủ hoàn toàn thì các trường Đại học luôn chú trọng đến đội ngũ giảng viên bởi họ chính là những nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của nhà trường.

Tuy mới được thành lập năm 2011 nhưng đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Tháng 11/2011, trường có 147 giảng viên, giáo viên cơ hữu trong đó, số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 49,6% trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ; số giảng viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy chiếm hơn 50%. Đến tháng 9/2016, trường có 198 giảng viên, giáo viên cơ hữu (tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011), trong đó số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 89,9 % trong đó có: 30 tiến sĩ (3 PGS; 27 tiến sĩ), 147 thạc sĩ (trong đó có 38 nghiên cứu sinh).

Để có được kết quả trên, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có những chính sách cụ thể trong việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp và phát triển đội ngũ giảng viên. Cụ thể

Quy trình tuyển dụng và sử dụng giảng viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thực hiện theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 15/TT/BNV ngày 21/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức. Từ năm 2011 đến năm 2016, trường đã tuyển được 81 giảng viên

Biểu đồ 2.1. Kết quả tuyển dụng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2011-2016)

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường ĐHNVHN)

Về hợp đồng làm việc: Hợp đồng làm việc đối với các giảng viên được chia thành nhiều loại, bao gồm: hợp đồng biên chế (là loại hợp đồng dành cho giảng viên được tuyển dụng thông qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức của trường); hợp đồng lao động (là loại hợp đồng dành cho giảng viên chưa thi tuyển hoặc thi chưa đạt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức của trường nhưng vẫn được hưởng 100% lương và các chế độ phúc lợi khác theo quy định); hợp đồng thử việc; hợp đồng vụ việc (dành cho những giảng viên đã về hưu nhưng vẫn muốn cống hiến cho nhà trường). Hiện nay, trong 198 giảng viên của trường có 197 giảng viên thuộc loại hợp đồng biên chế, 1 giảng viên ký hợp đồng vụ việc. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, số lượng giảng viên cơ hữu của các trường Đại học phải đảm bảo 25 sinh viên/giảng viên, như vậy, số lượng giảng viên như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quy mô đào tạo trên 10.000 sinh viên và sự mở rộng của trường cả ở

Hà Nội, Phân hiệu miền Trung và Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, nhà trường đã tạo nguồn giảng viên bằng cách định hướng và tạo điều kiện cho các cán bộ hành chính có năng lực giảng dạy tham gia học tập nâng cao trình độ để kiêm nhiệm công tác giảng dạy hoặc chuyển ngạch giảng viên nếu có nguyện vọng.

Về chức danh chuyên môn: tính đến tháng 9 năm 2016, trường có 05 giảng viên cao cấp, 19 giảng viên chính, 171 giảng viên và 03 giáo viên.

Đặc điểm của đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Về cơ cấu giới: Thực trạng cơ cấu giảng viên theo giới tính của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ nữ giới gấp đôi tỷ lệ nam giới (nữ chiếm 67,2%, nam chiếm 32,8%). Với cơ cấu giảng viên như trên, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc bố trí giảng viên đi giảng dạy ở các tỉnh, các ngày thứ 7, chủ nhật. Giảng viên nữ mặc dù có những lợi thế như cần cù, chịu khó, tỉ mỉ nhưng do thiên chức làm mẹ nên thời gian dành cho công việc không có nhiều thuận lợi.

Bảng 2.3. Thực trạng cơ cấu giảng viên Trường ĐHNVHN theo giới tính năm 2016

Năm Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nam Nữ Nam Nữ

T9/2016 65 133 32,8 67,2

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường ĐHNVHN)

Về cơ cấu độ tuổi: Giảng viên có độ tuổi dưới 30 chiếm 30,5%; từ 30 - 40 chiếm 48,2%, từ 40 - 50 chiếm 9,9% và trên 50 tuổi là 11,5%. (Xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Độ tuổi của giảng viên Trường ĐHNVHN năm 2016

Tuổi Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi 101 51,0%

Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi 46 23,2%

Trên 50 tuổi 19 9,6%

Tổng 198 100%

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường ĐHNV HN)

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, phần lớn giảng viên trong trường có tuổi đời dưới 40 tuồi. Đây là đội ngũ trẻ, năng động có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới, có khả năng gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên,hạn chế của giảng viên trẻ là thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhiều giảng viên không có kinh nghiệm thực tiễn nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có những chính sách về bố trí giờ giảng dạy hợp lýđể tạo nguồn giảng viên kế cận, đồng thời đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Về tỷ lệ giảng viên kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo: Hiện nay, trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 53 giảng viên (chiếm 26,8% tổng số giảng viên) kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo từ Ban giám hiệu, trưởng/ phó các đơn vị, trưởng/ phó các tổ bộ môn. Trong đó, số giảng viên nữ kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo là 35/53 giảng viên (chiếm 66%), lớn hơn số giảng viên nam kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo là 18/53 giảng viên (chiếm 44%). Ngoài ra trường còn có 46 giảng viên kiêm nhiệm làm việc tại các phòng chức năng của trường, 26 giảng viên kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể cấo trường. Có thể thấy, ngoài thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo định mức của trường, giảng viên còn phải kiêm nhiệm rất nhiều các công tác khác. Điều này khiến giảng viên phải phân tán nhiều cho các công việc sự vụ, khó tập trung cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoc học; do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng viên cần phải

cố gắng rất nhiều, đồng thời phải rèn luyện, bố trí thời gian làm việc hợp lý và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết.

Về chất lượng đội ngũ giảng viên:

Mặc dù tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên khá cao nhưng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ lại khá thấp, chỉ chiếm khoảng 15,2% tổng số giảng viên của trường (năm 2016). Với số lượng giảng viên có học hàm, học vị như trên, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác. Bên cạnh đó, với các quy định đào tạo ngày càng được thắt chặt như hiện nay đối với đội ngũ giảng viên thì cơ hội để giảng viên được tham gia nghiên cứu khoa học hoặc hướng dẫn luận văn, luận án ngày càng thu hẹp. Khi nhắc đến một trường đại học, quy mô đào tạo không phải yếu tố quyết định đến sự tồn tại và xây dựng thương hiệu của nhà trường mà uy tín khoa học của giảng viên thông qua các công bố được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước có uy tín, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp mới là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, thực tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy, những người có học vị tiến sĩ ở trường đều tham gia vào công tác quản lý, kiêm nhiệm nhiều chức vụ do những quy định cụ thể trong công tác bổ nhiệm cán bộ, bên cạnh đó, họ phải đảm nhận số lượng giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học quá lớn do thiếu giảng viên và các quy định nghiêm ngặt về thời giờ đứng lớp của giảng viên. Điều này đưa đến hệ quả là giảng viên mất rất nhiều thời gian để giải quyết các công việc sự vụ, cho công tác giảng dạy và không có đủ thời gian cho việc tham dự và tổ chức các hội thảo có chất lượng, hay tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hay cấp nhà nước.

Bảng 2.5. So sánh cơ cấu chất lượng giảng viên Trường ĐHNVHN so với một số trường đại học (năm 2012)

TT Trƣờng GS, PGS TS, TSKH Thạc Cử nhân

1 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1,36 7,48 40,81 50,34 2 Trường Đại học Kinh tế -

ĐHQGHN 16,49 49,48 33,00 1,03

3 Trường Đại học Công nghệ -

ĐHQGHN 16,67 35,55 30,00 17,78

4 Trường Đại học Kinh tế - Luật -

ĐHQG TP HCM 2,07 22,76 69,66 5,51

5 Trường Đại học Thương mại 5,75 17,45 50,51 26,29 6 Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn - ĐHQGHN 21,13 37,47 41,40 0

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường ĐHNVHN)

Về năng lực ngoại ngữ:

Biểu đồ 2.2. Trình độ Tiếng Anh của đội ngũ giảng viên Trường ĐHNVHNnăm 2016

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ- Trường ĐHNVHN)

Trình độ Tiếng Anh của đội ngũ giảng viên thấp, gần nửa là trình độ B, trình độ cao hơn còn chiếm tỷ lệ rất thấp, nên việc sử dụng ngoại ngữ của

giảng viên phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện năng lực ngoại ngữ của giảng viên, hiện nay, nhà trường đang liên kết với trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức dạy thí điểm Tiếng Anh, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ bậc C2 cho giảng viên với kinh phí từ đề án ngoại ngữ quốc gia. Đây là hành động cho thấy quyết tâm của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong tương lai gần.

Với những phân tích nêu trên, có thể thấy, đội ngũ giảng viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016 đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với các trường đại học có lịch sử phát triển lâu đời khác thì đội ngũ giảng viên của trường vẫn thiếu những người có trình độ chuyên môn cao, những nhà khoa học uy tín trong các lĩnh vực nhà trường giảng dạy. Tuy nhiên, với lợi thế sức trẻ, được sự quan tâm của Bộ Nội vụ, nếu đội ngũ giảng viên này được quan tâm xứng đáng, được tôn trọng và trả công đúng với giá trị sức lao động của mình thì sẽ là tiền đề góp phần xây dựng trường ngày càng đi lên trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thuyết hai yếu tố của frederick herzberg vào xây dựng biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đại học nội vụ hà nội (Trang 68 - 75)