Xây dựng triết lý phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần vinafaco trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 71 - 76)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Xây dựng triết lý phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hộ

đối với việc phát triển quan hệ kinh doanh, thái độ đối với sự đúng giờ giấc, cách đàm phán, phong tục tặng quà, chào hỏi, tầm quan trọng của cử chỉ hành vi, ý nghĩa về màu sắc và con số, và phong tục về tước hiệu v.v...

3.2. Xây dựng triết lý phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhập quốc tế

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì ngoài niềm tin triết lý chiến lược phát triển, sự đoàn kết một lòng còn phải dựa trên sức mạnh từ ý chí thống nhất của mọi thành viên, từ đó tạo nên những truyền thống được bồi đắp lâu dài, có sự kế thừa giữa các thế hệ.

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những quan điểm ý chí mà ban lãnh đạo các doanh nghiệp thương mại cần nhất quán truyền tới mọi thành viên triết lý phát triển của công ty bao gồm:

- Xây dựng triết lý hướng tới thị trường: Mọi thành viên cần đồng lòng xây dựng doanh nghiệp mình trở thành một doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình, cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của doanh nghiệp.

- Xây dựng triết lý khách hàng là trên hết: Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng là hướng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: 1 - Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; 2 - Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; 3 - Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai.

- Tăng cường triết lý về ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội: Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thống nhất mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, tránh tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.

3.3. Nâng cao năng lực của ban lãnh đạo công ty về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế

Vai trò người lãnh đạo trong công ty là hết sức to lớn. Nó ảnh hưởng đến lề lối, phong cách làm việc của toàn bộ CBNV trong công ty. Vì vậy khi có bất cứ thay đổi nào thì người lãnh đạo phải luôn là người đi tiên phong làm gương cho nhân viên. Chính người quản lý là người gây dựng thành công cho doanh nghiệp mình khi biết quan tâm khích lệ nhân viên và tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Quan hệ giữa nhà quản lý với nhân viên, nếu thuần túy theo nghĩa “quyền uy” và “phục tùng” giữa cấp trên và cấp dưới, sẽ rất khó khăn để có thể có được một môi trường làm việc thoải mái và kết quả là những ý tưởng sáng tạo mà nhà quản lý mong đợi ở nhân viên chỉ là những điều viển vông. Chỉ khi nào có sự động viên, quan tâm của nhà quản lý tới nhân viên thì họ mới có động lực để tận tâm với công việc rồi từ đó đưa ra những giải pháp đột phá. Đồng thời, lãnh đạo phải kiểm soát để tạo sự liên kết và công việc được thực hiện một cách đồng bộ, thúc đẩy việc luân chuyển

nhanh chóng kịp thời. Không chỉ vậy, để nâng cao uy tín của lãnh đạo đối với nhân viên, lãnh đạo cần quan tâm hơn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, hòa mình vào các phong trào tập thể của công ty để các nhân viên thấy nơi làm việc của họ được quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Mặt khác, muốn đưa những giá trị văn hoá vào công ty thì bản thân người lãnh đạo phải tấm gương trong việc thực hiện theo những nguyên tắc do công ty đặt ra: đi làm đúng thời gian quy định, cũng phải chịu những hình thức kỉ luật như nhân viên, ... Vì vậy, các trưởng phòng ban, là những người trực tiếp lãnh đạo nhân viên trong công ty phải tự mình nhận thức được tầm quan trọng ấy để có cách giao tiếp, ứng xử, phong cách làm việc hợp lý với vị trí mình đang đảm nhận. Có như thế các thành viên trong công ty mới tìm thấy sự công bằng trong việc thực thi các chính sách, tạo sự tin tưởng của người lao động với ban lãnh đạo của công ty, niềm tin về sự phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các cam kết, thực hiện các chính sách công bằng và hợp lý, đưa ra một tương lai phát triển cho công ty.

Việc thay đổi nhận thức văn hoá doanh nghiệp đối với lãnh đạo được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Một là, b n lãn đạo doanh nghi p cần ìn t àn bộ phận c uyên trác về v n oá DN và t n cường nhận thức đún đắn ơn nữa về v n oá k n doanh cho mọ t àn v ên tron do n n p, trán tìn trạn co đ c ỉ là yếu tố bề nổ , làm đẹp c o ìn ản bên n oà của doanh nghi p.

Khi nói về vai trò của văn hoá doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập, số người trả lời điều tra đều nhất trí với tầm quan trọng của nó và 95,3% các doanh nghiệp cho hay hội nhập quốc tế đã tác động đến doanh nghiệp mình, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Song vẫn có đến 21,7% doanh nghiệp cho rằng bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này là không cần thiết và 39,6% ban lãnh đạo không có ý định đầu tư cho mảng này. Thực

tế đã chứng minh Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp lúc này cần phải nhận thức được rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của một nền văn hóa DN giầu bản sắc tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường quốc tế, cụ thể:

- Kinh doanh quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải am hiểu văn hóa kinh doanh của các đối tác nước ngoài, đồng thời có những thay đổi cần thiết để hoàn thiện nền văn hóa kinh doanh của mình cho phù hợp với xu hướng chung của thế giới, phục vụ cho việc hợp tác cũng như tăng sức cạnh tranh.

Một nền văn hóa DN mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên một hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, tạo nên lực hướng tâm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, củng cố lòng trung thành của nguồn nhân lực nội bộ.

Thứ , b n lãn đạo cần qu n tâm ơn nữ đến vi c xây dựng niềm tin chiến lược cho doanh nghi p.

Lãnh đạo chính là những người giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, duy trì và thay đổi các giá trị của văn hóa của doanh nghiệp. Mỗi nhà lãnh đạo có một phong cách khác nhau, từ đó định hình văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mà họ dẫn dắt, do vậy, một khi nhà lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa DN, họ sẽ giúp các giá trị và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thấm nhuần vào t`ừng cá nhân trong doanh nghiệp, khiến họ gắn kết, trung thành và cùng chung tay với ban lãnh đạo tạo dựng nên một nền văn hóa kinh doanh đặc sắc. Và chính lãnh đạo công ty, người có điều kiện tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với các đối tác, với cộng đồng, với khách hàng... sẽ là hình ảnh đại diện quảng bá cho văn hóa của doanh nghiệp đồng thời là cầu nối để văn hóa DN của doanh nghiệp tự hoàn thiện nhờ việc tiếp cận và học hỏi từ các nền văn hóa kinh doanh khác.

Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên doanh nghiệp là một yếu tố cần được đánh giá cao khi doanh nghiệp bước vào hội nhập. Ngoài sự hiểu biết về mặt chuyên môn nghiệp vụ, để khi cần người này hỗ trợ được người khác kịp thời nhằm hoàn thành công việc đúng thời hạn, các nhân viên trong doanh nghiệp còn cần được khuyến khích chia sẻ với nhau những khó khăn, hạn chế, không dấu dốt, không dấu tài.

Bộ phận nhân sự nên cố gắng tổ chức những buổi tiệc ngoài trời, thi đấu thể thao, văn nghệ, ngày kỷ niệm sự kiện lớn của doanh nghiệp, ngày hội gia đình, ngày thi tài của con em cán bộ công nhân viên… để tạo điều kiện cho mọi nhân viên giao lưu, hiểu biết về nhau sâu sắc hơn.

Doanh nghiệp cũng cần có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra chứ không chỉ là những người có thâm niên công tác.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là doanh nghiệp cần phải thật sự coi nhân viên là “tài sản” của doanh nghiệp, biến doanh nghiệp trở thành “vườn ươm tài năng”, phải làm cho mọi nhân viên hiểu rằng phát triển năng lực là điều hết sức quan trọng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần luôn quan tâm tạo điều kiện cho mọi người phát huy khả năng sáng tạo và được thăng tiến. Ngoài các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ, doanh nghiệp cần chú trọng trang bị cho mọi thành viên đều có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ. Doanh nghiệp cũng nên có thêm những biện pháp như tổ chức câu lạc bộ sách, câu lạc bộ sáng kiến… để khuyến khích mọi nhân viên cùng tham gia. Những chương trình này phải xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp để có tính ứng dụng cao, tránh việc hình thức, cho có. Thực tế, hiện nay rất nhiều các khoá học, các chương trình đào tạo được mở ra, song hiệu quả mà chúng mang lại không phải lúc nào cũng như mong muốn. Bản thân

lãnh đạo luôn phải là người tiên phong trong việc học hỏi, nâng cao trình độ, để làm gương và truyền cảm hứng cho những người khác. Và khi cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo, ban lãnh đạo cần xem xét cử đúng người, đến đúng nơi và có sự kiểm tra, đánh giá, tổ chức đào tạo lại cho những thành viên khác. Như vậy, vừa giảm chi phí không cần thiết, vừa tăng tính hiệu quả của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần vinafaco trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)