Yếu tố lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 31 - 33)

1 .3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc

1.3 .1Chiều dài biên giới

1.3.2 Yếu tố lịch sử

Thời kỳ Nhật xâm chiếm Trung quốc, nhiều người dân ở vùng biên giới Trung Quốc chạy sang Việt Nam tị nạn. Những năm đầu thế kỷ 19, Lưu Vĩnh Phúc từng tổ chức cho các dân tộc vùng biên giới Trung Quốc thành lập ―Quân cờ đen‖ như dân tộc Hán, dân tộc Choang v.v., để giúp đỡ Việt Nam chống Pháp, và giành được nhiều thắng lợi. Sau ngày ―Quân cờ đen‖ trở về Trung Quốc, trong đó có một số người ở lại Việt Nam, ngày nay số đó đã trở thành một bộ phận của dân tộc Nùng. Năm 1886, ở mấy tỉnh thuộc biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc như tỉnh Hải Ninh, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, các dân tộc biên giới tích cực tham gia chống thực dân Pháp như Kinh, Tày, Nùng v.v., nhưng bị đàp áp mạnh mẽ, có bộ phận người Việt giáp biên giới chạy trốn sang vùng Đông Hưng Trung Quốc. Năm 1958 đến năm 1961, Kế hoạch ― đại nhảy vọt‖ không thu được kết quả như mong đợi, làm cho Trung Quốc thiếu ăn nghiêm trọng, đa số người dân ở vùng biên Trung-Việt chạy sang vùng biên Việt Nam để nhờ họ hàng hoặc bạn bè với mục đích là mua lương thực giải quyết tạm thời vấn đề thiếu ăn.10

Trong thời kỳ Việt Nam chống Pháp và chống Mỹ, một bộ phận nhân

10 范骥宏, 壮族在骥南骥最骥密的兄弟——越南的岱、骥、拉基、布骥、山骥族, 广西民族学院学骥, 2005 年第一期.

dân gần biên giới chạy sang các tỉnh lận cận của Trung Quốc tị nạn, chính quyền địa phương Trung Quốc và quần chúng đều viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng như vật chất. Như vậy có thể nhận thấy ở vùng biên nếu quan hệ hai quốc gia là bình thường thì với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây quan hệ đồng tộc, quan hệ đồng họ có điều kiện phát triển thuận lợi.

Những năm thập niên 70-80 thế kỳ 20, quan hệ Trung-Việt không bình thường, thậm chí năm 1978, quan hệ Trung-Việt căng thẳng đến đóng cửa biên giới và đương nhiên cũng đóng hết tất cả lối mòn thông dụng. Cũng trong thời gian này, quan hệ hai Đảng, hai chính phủ cũng bị gián đoạn. Tuy vậy ở một số nơi của vùng biên, dù có khó khăn nhưng người dân vùng biên vẫn giữ quan hệ với những người đồng họ, đồng tộc ở bên kia biên giới.Theo tư liệu điều tra của Hàn Na11, trong thời kỳ căng thẳng này, người dân ở một số nơi thuộc biên giới Trung-Việt vẫn có đi lại. Nhiều dân tộc thiểu số sử dụng lối mòn bí mật đi thăm họ hàng bạn bè. Cá biệt có những lối mòn còn được thông báo cho nhau cho biết phải cần thẩn chỗ nào, chỗ nào có bom mìn. Người dân biên giới cả hai nước vẫn giữ quan hệ giao dịch với nhau, một số người dân biên giới Việt Nam cũng bất chấp nguy hiểm tìm đường mòn mới để sang vùng biên Trung Quốc mua bán đồ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Vì thế có nơi ở vùng biên tự nhiên hình thành các phiên chợ giao dịch dân gian như ―Phố Bí Thảo‖ 12 bởi người dân vùng biên nhu cầu. Chính vì thế ngay cả trong năm 1979, người dân biên giới Trung-Việt vẫn có hoạt động giao dịch. Người Trung Quốc thường lấy các sản phẩm dệt may, vải Cotton, đèn pin, dép, dầu gió v.v. đổi những vật phẩm như trái cây, rau xanh, cây thuốc dược liệu, các loại trứng với người Việt...

Đối với vấn đề này, có những tài liệu cho thấy, chính quyền Việt Nam cũng từng có biện pháp để ngăn chặn. Thí dụ tháng 3 năm 1984 có qui định, khi đi vào vùng biên giới, phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vào vùng trọng điểm biên giới thì phải

11 Biến đổi xã hội biên giới Trung-Việt và ý thức quốc gia- dựa vào phân tích về người vùng biên giao dịch xuyên quốc gia, Hàn Na〃Nghiên cứu quốc tế

được chủ tịch, bí thư địa phương xét duyệt và ký tên. Nếu vi phạm thì phải bị phạt tiền hoặc chịu cải tạo lao động. Tuy vậy, nhưng hoạt động giao dịch tại vùng biên giới không những không bị hạn chế mà phạm vi giao dịch lại không ngừng mở rộng. Thực tế, chính quyền Trung-Việt từ từ ngầm thừa nhận những giao dịch này. Phải đến ngày 19 tháng 11 năm 1988, Nghị quyết số 118 mới chính thức chấp nhận việc thăm hỏi người thân, giao dịch hàng hóa có nhu cầu. Thực tế trong giai đoạn này, quan hệ Trung-Việt hình thành một cục diện trái ngược ―quan thù địch dân hữu hảo‖.

Rõ ràng, người dân vùng biên của các quốc gia, bất kể quan hệ hai nước ổn định hòa bình hay không, đều giữ quan hệ và trao đổi không gián đoạn. Có khác nhau chỉ là công khai hoặc bí mật với hình thức khác nhau, số lần đi lại nhiều hoặc là ít mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)