CHƢƠNG 3 : VÀI NÉT VỀ CÁC XU HƢỚNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC
3.1 Hợp tác khai thác tài nguyên văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới
3.1.1 Du lịch và Làng du lịch dân tộc
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế và du lịch được coi là ―một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ‖. Với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam và Trung Quốc, trong phát triển du lịch thì xây dựng làng du lịch là một vấn đề cần được quan tâm. Bởi lẽ, làng du lịch là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc. Làng du lịch là một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực cho
sự phát triển bền vững.
Trong xu thế phát triển hiện nay là nhất thể hóa kinh tế khu vực và toàn cầu hóa kinh tế thì khả năng tăng cường hợp tác của song phương, đa phương của các nước khu vực đã trở thành một xu hướng tất yếu trong hợp tác quốc tế. Đó cũng là nguyên nhân để những năm gần đây quan hệ hợp tác hữu nghị Trung-Việt không ngừng phát triển, trong đó có sự ra đời của chương trình ―Hai hành lang, một vành đai kinh tế‖. Một vấn đề quan trọng được đặt ra trong chương trình này là mục tiêu tăng nhanh nhịp độ phát triển hợp tác du lịch quốc tế tại khu vực biên giới Trung-Việt. Nhiều học giả Trung Quốc như Lưu Tiểu Bồi, Trần Đinh Vũ Hải thông qua phân tích điều tra thị trường nguồn du khách biên giới Trung-Việt đã chỉ ra du lịch vùng biên Trung-Việt có tiền năng phát triển to lớn. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN, nhiều học giả cũng song song tiến hành nghiên cứu về khả năng du lịch tại vùng biên giới Trung-Việt dưới bối cảnh chung - hợp tác quốc tế. Các nhà nghiên cứu Triều Minh Long, Trương Việt Thủy đều khảng định thi hành hợp tác du lịch khu vực biên giới Trung-Việt đã là một xu thế chung hiện nay. Các học giả Tảo Lệ, Quốc Nhất còn nêu ra những ý kiến và biện pháp cần phải thực hiện như hai nước nên tăng cường việc khai thác và hợp tác giữa các công ty lữ hành, chính quyền của các địa phương có cơ chế ủng hộ khai thác tài nguyên du khách tiềm năng, xây dựng hệ thống du lịch liên hợp, với tinh thần ―hỗ trợ hoạt động khu vực, tài nguyên cùng chia sẻ, bổ sung ưu thế cho nhau‖ v.v…
Tuy vậy, phần lớn học giả tập trung nghiên cứu và phân tích sâu sắc thuận lợi trước mắt của sự hợp tác du lịch giữa tỉnh Quảng Tây với Việt Nam. Thực tế hợp tác du lịch giữa tỉnh Vân Nam với Việt Nam cũng có không gian phát triển nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chỉ dưới dạng tiềm năng. Bởi vì Vân Nam là một tỉnh có một nền văn hóa dân tộc thiểu số rất phong phú đa dạng. Theo Trung Quốc, trên đường biên giới Vân Nam và Việt Nam tồn tại 13 dân tộc thiểu số xuyên quốc gia (theo Việt Nam thì có 26 dân tộc xuyên quốc gia), họ có cùng nguồn gốc, có văn hóa tương đồng, hình thành một vành đai văn hóa dân tộc biên giới đặc sắc. Nhưng khu vực này là vùng núi
cao, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đáp ứng. Nếu hai nước Trung-Việt có thể hợp tác với nhau, tiến hành khai thác chung vành đai văn hóa dân tộc đặc biệt này, để làm cho văn hóa dân tộc chuyển thành tài nguyên du lịch, không những thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân tộc vùng biên, mà còn quan trọng hơn là bảo tồn và kế thừa văn hóa dân tộc thiểu số vùng biên này.
Giai đoạn hiện đang nằm trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trung Quốc và Việt Nam lại là hai quốc gia đa dân tộc và đều có mối quan tâm chung là bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước đã và đang suy nghĩ tìm ra một con đường có thể thực hiện tốt nhất công cuộc bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch ở vùng biên giới để phát triển kinh tế vùng biên nhưng lại thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phổ biến văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì thế ý tưởng hai bên cùng xây dựng các làng du lịch dân tộc là một biện pháp rất phù hợp với tiềm năng kinh tế mà lại kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc cho dù ở Việt Nam hay Trung Quốc đều là một quần thể đa dạng với nhiều khu chức năng, đan xen giữa văn hóa, dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Làng là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em. Nếu thực hiện tốt làng không chỉ tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và trao đổi văn hóa với các dân tộc trong một quốc gia mà còn góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hiểu biết lẫn nhau với các nước khác trên thế giới thông qua việc phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch và nghiên cứu của nhân dân trong nước và du khách quốc tế. Chính vì thế nhiều học giả cho rằng xây dựng các trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tại các địa điểm phù hợp ở vùng biên mô phỏng nơi cư trú của các bản làng dân tộc thiểu số sẽ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực cho sự phát triển bền vững của khu vực này. Bởi vì làng văn hóa du lịch dân tộc là lấy làng dân tộc thiểu số làm mục tiêu du lịch, lấy tư tưởng và tình cảm nhân
văn của đồng bào dân tộc cũng như phong cảnh tự nhiên để hấp dẫn du khách. Tất cả các ý tưởng đó đều thuộc phạm trù du lịch phong tục dân tộc.32
Không giống với mục đích của các loại du lịch bình thường, du lịch làng văn hóa là tham quan nhà vườn của người dân tộc thiểu số, thưởng thức văn hóa dân tộc do người bản địa sáng tạo và kế thừa qua hàng nghìn năm lịch sử. Trên thực tế nhiều nét văn hóa này vẫn còn được bảo tồn trong một môi trường sống khép kín. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bản thân văn hóa dân tộc cũng trở nên rất mong manh. Bản thân văn hóa dân tộc thiểu số không chỉ là tài sản văn hóa dân tộc quan trọng, mà nó còn là di sản chung của nhân loại, nó là một phần quan trọng trong sự đa dạng của văn hóa thế giới. Một khi bị tổn hại, thì rất khó có thể khôi phục và xây dựng lại. Đặc biệt là văn hóa dân tộc của một số dân tộc thiểu số ở Đại Sơn, Tây Nam, Trung Quốc, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Ngõa, dân tộc Tạng…ở Trung Quốc hay dân tộc Lô Lô, Mảng, La Chí, Pà Thẻn v.v.. ở Việt Nam là các dân tộc thiểu số có số dân không đông mà lại sống trong cộng đồng nhiều dân tộc nên rất dễ bị hiện đại hóa, đô thị hóa và nếu không được quan tâm đầy đủ sẽ bị mai một trong môi trường thương mại hóa, thị trường hóa. Thực trạng này đang là mối quan tâm của các nhà dân tộc học của Trung Quốc và Việt Nam.
Tuy nhiên đối với nhiệm vụ bảo tồn nền tảng di sản văn hóa dân tộc trong đó có mục tiêu phát triển làng văn hóa dân tộc trong tình hình Trung Quốc, Việt Nam hiện nay một vấn đề khó khăn đặt ra chính là nguồn vốn. Để có thể vừa bảo vệ di sản và phát triển các làng văn hoá dân tộc lại có vốn đầu tư thì phải có sự đóng góp của kinh tế du lịch. Chính sự đóng góp này sẽ tạo thêm quỹ phát triển văn hóa cho địa phương, ngoài ra còn nâng cao lợi ích của người dân bản địa, nó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự hòa hợp dân tộc và phát triển xã hội. Nhưng nếu như không có sự khống chế, để cho lợi ích kinh tế lớn hơn hình thức phát triển du lịch thì khi đó sẽ làm
phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, làm thay đổi hiện trạng văn hóa vốn có, chiếm đoạt lợi ích của người dân, đều là những tai họa về sinh thái, văn hóa đối với người dân bản xứ, nó sẽ phá vỡ tính bền vững của hệ thống sinh thái văn hóa làng. Vì vậy, mục tiêu phát triển bền vững làng du lịch văn hóa không chỉ là mục tiêu duy nhất để thực hiện phát triển bền vững nền kinh tế du lịch, mà phải có mục tiêu toàn diện như bảo vệ văn hóa làng, môi trường tốt, xã hội hài hòa làm cơ sở. Mục tiêu phát triển bền vững làng du lịch văn hóa sẽ bao gồm cân bằng hệ thống sinh thái văn hóa làng, thông qua việc bảo vệ vị trí chủ thể của người dân, kích thích người dân đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của làng. Chỉ có dựa trên cơ sở bền vững làng, thì phát triển bền vững kinh tế du lịch làng mới có ý nghĩa.
Ở một số nước trong khu vực như Thái-lan, Cam-pu-chia và ngay ở Trung Quốc đã có những làng văn hóa - du lịch các dân tộc do tư nhân đầu tư với quy mô vừa phải, đón rất đông khách tham quan với nhiều hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí thú vị. Những làng văn hóa dân tộc đó đã thật sự có đời sống của mình, có nguồn thu từ du khách mà vẫn quảng bá được văn hóa cũng như hình ảnh đất nước. Có lẽ, đó cũng là mô hình, hướng đi mà khu vực biên giới nên học tập để mang lại hiệu quả trong đầu tư, khai thác hoạt động của làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc khi được xây dựng.