1 .3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc
1.3 .1Chiều dài biên giới
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ dân tộc biên giới
2.2.4 Yếu tố kinh tế
Tình hình chung mậu dịch Trung-Việt
Cho đến thập niên 90 thế kỷ 20, nền kinh tế hai nước Trung-Việt đều đã có những bước phát triển nhanh chóng, hai nước đều chú trọng sự hợp tác trao đổi song phương. Năm 2000 Trung Quốc và Việt Nam ký ―hiệp định của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ‖, cơ bản giải quyết vấn đề phân hoạch biên giới trên đất liền và biển; Tháng 3 năm 2002, Trung Quốc tuyên bố dành Qui chế tối huệ quốc (MFN) cho Việt Nam;
Năm 2002Thủ tướng Chu Dung Cơ đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), với mục tiêu hiện thực hóa ACFTA vào năm 2010 đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, và vào 2015 đối với Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam. Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005 đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã được hoàn tất theo như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra và cũng tác động tích cực đến mậu dịch Trung – Việt. Ngày 11 tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung được thành lập với sự thỏa thuận của lãnh đạo cao cấp hai nước, do ―xuất phát từ yêu cầu khách quan, nhằm thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển toàn diện‖. Việc thành lập và đi vào hoạt động của Ủy ban khẳng định vai trò và sự cần thiết của cơ chế hợp tác quan trọng này trong việc chỉ đạo và thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước phát triển sâu rộng và hiệu quả theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà Lãnh
đạo cấp cao hai nước xác định.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, ngày 14/11/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 165/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2015-2018.; Thông tư 166/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư 162/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011.
Tiềm năng của mậu dịch biên giới Trung-Việt có điều kiện thuận lợi phát triển trong khuôn khổ hợp tác của khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN và hợp tác trong khu vực vành đai vịnh Bắc Bộ. Bước sang những năm đầu của thế kỳ 21, quan hệ mậu dịch kinh tế hai nước Trung-Việt phát triển bền vững. Tổng kim ngạch mậu dịch Trung-Việt từ 6,74 tỷ đô-la Mỹ năm 2004 tăng lên tới 26,39 tỷ đô-la Mỹ năm 2010, trong vòng 6 năm tăng gia 3 lần, bình quân mỗi năm tăng trường 48,59%. Trước năm 2003, đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản, nhưng vào năm 2004 Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và cho đến nay Trung Quốc liên tục 7 năm trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch mậu dịch quộc tế Trung-Việt (tỷ đô-la Mỹ)
Tỷ lệ tăng lên so với năm trước 2004 6,74 -- 2005 8,20 21.6 2006 9,95 21.4 2007 15,12 51.8 2008 19,46 28.8 2009 21,48 10.3 2010 26,39 43.2
2-2 (Số liệu nguồn gốc: văn phòng thương mại kinh tế đại sử quán nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc và nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Một vài chính sách thuế quan và ưu đãi thuế nhằm phát triển biên mậu của Trung Quốc:
đường biên giới dưới hình thức trao đổi của dân cư biên giới được miễn các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nếu giá trị hàng hoá không quá 3000 nhân dân tệ/người/ngày.
Khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch thông qua kinh tế biên mậu bằng các quy định về năng lực của doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế biên mậu với số vốn đăng ký chỉ cần từ 500.000 nhân dân tệ trở lên là có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh được coi là có đủ năng lực về phương tiện và các điều kiện tài chính cần thiết. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu biên mậu còn được hưởng các chính sách hoàn thuế áp dụng cho các giao dịch thông thường theo các thủ tục hoàn thuế chung.
Sau khi gia nhập WTO hoạt động kinh tế biên mậu, hợp tác kinh tế và kỹ thuật với nước ngoài tại khu vực biên giới được quản lý trên cơ sở động thái, biến động của thị trường để cấp giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… với một số sản phẩm hàng hóa có thể quy về hoạt động thương mại bình thường.
Một số chính sách phát triển biên mậu của Việt Nam
+ Ngày 03/2/2000 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 02/2000/CP về đăng ký kinh doanh thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc.
+ Ngày 14/3/2005 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 32/2005/NĐ-CP về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền.
+ Ngày 31-1-2008 ban hành Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN& PTNT-BYT-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg qui định cụ thể:
- Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, thanh toán trong mua bán hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và đồng tiền của nước có chung biên giới.
- Định mức hàng hóa miễn thuế nhập khẩu không quá 2.000.000VNĐ/ người/ngày được áp dụng cho các đối tượng nếu hội đủ các tiêu chí: Là cư dân biên
giới Việt Nam hoặc cư dân biên giới của 3 nước có chung đường biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia) qua lại biên giới xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của hai nước cấp. Hàng hóa miễn thuế phải được sản xuất tại nước có chung biên giới. Hàng hóa sản xuất tại nước thứ ba không được hưởng định mức miễn thuế này.
- Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới
- Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
- Chủ hàng, người điều khiển phương tiện hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành biên giới, hoặc các giấy tờ qua lại biên giới khác theo quy định của pháp luật.
Thực tế miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng về thương mại xuất nhập khẩu. Toàn vùng có 7 tỉnh biên giới, với nhiều cửa khẩu lớn nhỏ khác nhau. Các tỉnh vùng cao biên giới có thị trường hết sức rộng lớn bao gồm thị trường trong nước, thị trương ngoài nước. Với 2,300 km đượng biên tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, nên khả năng giao lưu kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc rất to lớn.Trong những năm gần đây, tình hình thị trường và hoạt động thương mại tại các tỉnh vùng cao, miền núi phía Bắc đã có những bước chuyền biến tích cực. Thị trường từng bước được mở rộng lưu thông hàng hóa phát triển. Hàng hóa phong phú đa dạng về chủng loại, đáp ứng được cơ bản về nhu cầu của sản xuất, tiên dùng, góp phần giải quyết việc làm, phân công lại lao động trên địa bàn các tỉnh biên giới vùng cao phía Bắc.
Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam - Trung Quốc
- Đối với các tỉnh biên giới hoạt động biên mậu có vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Thu hút đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở
- Hình thành các điểm tập trung dân cư mới như thị tứ, thị trấn, thị xã và các thành phố dọc tuyến biên giới.
đáng kể, thắt chặt sự đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số, góp phần bảo vệ an ninh xã hội và an toàn vùng biên giới.
- Việc thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển thương mại, dich vụ, xây dựng mô hình kinh tế cửa khẩu, đầu mối giao lưu kinh tế đã thu hút ngày một tăng các thương nhân tham gia kinh doanh tại khu vực, do đó đã tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vùng để phát triển thương mại dịch vụ.
- Qua nhập khẩu các doanh nghiệp đã cung cấp nhiều máy móc, thiết bị dịch vụ phục vụ phục sản xuất, chuyển giao khoa kỹ thuật cho cộng đồng các dân tộc và cả các khu vực khác. Nhờ đó đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa mà trước mắt phục vụ một số ngành công nghiệp như: mía đường, chế biến gỗ, sản xuất bột giấy, khai thác than đá và vật liệu xây dưng
Tiểu kết chƣơng 2
Thực tế, các dân tộc có quan hệ xuyên biên giới Trung-Việt thường sống đan xen trong từng vùng nên thông qua quan hệ với đồng tộc, quan hệ với dân tộc khác và quan hệ dòng họ để phân tích toàn diện hơn quan hệ giữa các dân tộc thiểu số xuyên biên giới Trung-Việt. Trong môi trường uống chung nước một dòng sông, chặt chung củi một ngọn núi, đi chung một con đường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc người dân vùng biên giới thăm hỏi lẫn nhau, buôn bánsản phẩm, giao lưu qua lại những ngày nghỉ ngày lễ. Chính những hoạt động này khiến cho nhân dân hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn, hiểu biết về nhau nhiều hơn. Cho nên họ có liên hệ chặt chẽ với nhau về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán v.v. Nhìn chung, các dân tộc vùng biên giới Trung-Việt dựa vào cơ sở tình cảm dân tộc, ý thức tâm lý do văn hóa tương đồng và vị trí địa lý để giữ gìn quan hệ đi lại lâu dài. Các quan hệ này trong những năm gần đây có tác động thúc đẩy tích cực do kinh tế phát triển, lại càng làm cho quan hệ xã hội giữa các dân tộc thiểu số vùng biên phát triển thuận lợi, thậm chí tác động cả đến phát triển quan hệ hữu nghị của hai nước.
vùng biên giới Trung-Việt là phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, chính sách của hai nước và kinh tế thì quan hệ dân tộc và phong tục tập quán dân tộc có ảnh hưởng lẫn nhau rõ ràng nhất.