1 .3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc
1.3 .1Chiều dài biên giới
1.3.3 Xu thế hiện nay
Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một xu thế tất yếu, khách quan, hợp quy luật của thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài nếu không muốn bị tụt hậu. Toàn cầu hóa, một mặt đem lại cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển những cơ hội lớn, mặt khác nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.
+ Cơ hội
Xu thế mở cửa, giao lưu hội nhập đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với hoạt động văn hoá xã hội của các dân tộc. Ngày nay, để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, các quốc gia cho dù là chế độ xã hội nào cũng không thể đóng cửa, bế quan toả cảng, bởi lẽ chính mở cửa, giao lưu và hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, văn hoá của các dân tộc. Quá trình giao lưu hội nhập có thể xảy ra theo nhiều hình thức.
Tính đến tháng 5 năm 2010, trên vùng biên giới 2 nước Trung-Việt, có cả thảy 9 cửa khẩu mậu dịch biên giới và 54 điểm họp chợ biên giới, trong đó có 25 điểm nằm trong địa bàn Quảng Tây, 29 điểm nằm trong địa bàn Vân Nam. Thí dụ chợ mậu dịch biên giới Địa Tây Bắc. Địa Tây Bắc là một địa danh nằm ở bản người Di thuộc xã Ma An Để huyện tự trị dân tộc Thái- Dao- Mèo Kim Bình châu Hồng Hà. Huyện Kim
Bình giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Năm 1987, chợ biên giới Địa Tây Bắc được chính quyền tỉnh Vân Nam phê chuẩn là khu chợ dùng cho dân biên giới qua lại buôn bán. Chợ biên giới Địa Tây Bắc là nơi họp chợ của chừng 40 nghìn dân biên giới Trung Quốc và Việt Nam, kể cả hàng nghìn người dân biên giới Việt Nam ở xã Dao Sơn và lân cận của huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và xã Dĩ Để và vùng lân cận thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Chợ Địa Tây Bắc cứ 6 ngày họp một phiên. Ngày chợ, lúc đông nhất có tới hơn 13 nghìn người, trong đó khoảng một nửa là những người dân biên giới Việt Nam. Hàng hoá trên chợ chủ yếu là nông phẩm, lâm sản và các mặt hàng thông dụng hàng ngày. Ở vùng đông đồng bào dân tộc, sản phẩm trao đổi đa dạng không những là sự thật bắt buộc để giao lưu trao đổi mà còn là cơ sở để bà con xây dựng một cuộc sống bình thường. Sự thích ứng giữa các nền văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác cũng là thuộc tính bản chất trong quan hệ trao đổi này. Chợ biên giới đã giúp nhân dân các dân tộc mở rộng thêm phạm vi hoạt động xã hội, tăng thêm sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy cộng đồng dân tộc khai thác tiềm năng tốt hơn nữa, qua đó thắt chặt thêm quan hệ chung sống gắn bó giữa các dân tộc thiểu số được hình thành tự nhiên từ xa xưa trong lịch sử.
Nền kinh tế hiện đại hóa thường tác động tích cực tới ý thức quốc gia của người dân. Lịch sử kiến tạo đất nước của các dân tộc châu Âu là sự diễn giải tốt nhất đối với ảnh hưởng tích cực do hiện đại hoá mang lại. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam mà nói, sau khi thi hành chính sách cải cách mở cửa và đổi mới, ý thức quốc gia của quần chúng dân tộc thiểu số quả thật có chiều hướng tăng lên, đó là tác động của nền kinh tế hiện đại hoá tuy không phải là hoàn toàn nhưng rất quan trọng.
Trước hết, trong quá trình xây dựng hệ thống kinh tế thị trường mở cửa thống nhất, sự trao đổi kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc được mở rộng không ngừng. Kinh tế thị trường là kinh tế có mục đích tăng cường lợi nhuận làm cho xí nghiệp không ngừng mở mang thị trường. Nhiều xí nghiệp vùng nội địa, đồng bằng, duyên hải trong đó có cả những xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách đưa hàng vào vùng biên
cương phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình xây dựng nhà máy, khai thác tài nguyên tại vùng biên cương, không chỉ là một quá trình giao lưu kinh tế với động lực là trao đổi lợi ích vật chất mà điều quan trọng hơn là quá trình giao lưu kinh tế cũng mang theo rất nhiều yếu tố văn hóa. Thông qua sự giao lưu văn hóa gián tiếp đó, không những làm cho quần chúng dân tộc đa số (Hán ở Trung Quốc, Kinh ở việt Nam) nhận thức được nền văn hóa dân tộc thiểu số phong phú đa dạng mà còn giúp cho quần chúng dân tộc thiểu số có được nhận thức trực quan nhiều hơn đối với nền văn hóa của các dân tộc khác kể cả dân tộc đa số, làm tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Đồng thời, chính sự giao lưu trao đổi đó cũng xúc tiến thúc đẩy các dân tộc hòa hợp hơn nữa. Mặc dù sự khác biệt văn hoá giữa các dân tộc vẫn tồn tại, song tính chất chung (về văn hoá và chính trị) lại đang được hình thành và phát triển. Những tính chất chung đó đang không ngừng củng cố ý thức quốc gia mà cụ thể là cảm giác được hòa nhập của quần chúng các dân tộc thiểu số. Và họ sẽ không thể nào có được cảm giác như vậy nếu ở vào thời kỳ trước khi cải cách mở cửa, thời kỳ có sự cách biệt giữa các quần thể văn hoá khác nhau.
Mặt khác là, của cải quốc dân gia tăng khiến chất lượng đời sống nhân dân (kể cả quần chúng dân tộc thiểu số) được cải thiện rõ rệt. Chính đời sống vật chất được cải thiện đã có tác dụng làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng hơn vào chính phủ trung ương và ý thức quốc gia cũng được nâng lên. Thí dụ như ở vùng Tây Nam Trung Quốc tác động bởi cải cách kinh tế đối với ý thức quốc gia của đồng bào dân tộc thiểu số càng nổi bật hơn bởi lẽ nếu so với các nước xung quanh thì Trung Quốc có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, cuộc sống sung túc hơn, đó quả thực đã mang lại cho các dân tộc ở đây niềm tự hào và ý thức quốc gia mãnh liệt.
Ngoài ra, thu nhập tài chính tăng đã tạo cơ sở vật chất cho việc thi hành và cải tiến các chính sách khác với đồng bào dân tộc. Thí dụ như nền giáo dục quốc dân cũng kịp thời cải cách đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm xoá dần khác biệt văn hoá giữa cộng đồng dân tộc thiểu số với cộng đồng dân tộc đa số.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng là con dao hai lưỡi, đem lại cho chúng ta rất nhiều điều hay, điều lợi nhưng cũng đem lại vô số những điều bất lợi. Đầu tiên, tình hình không cân bằng của hiện đại hóa kinh tế gây nên khác biệt giữa các vùng miền, tất nhiên gây ra chênh lệnh thu nhập, chênh lệnh giàu nghèo giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch này sẽ tồn tại tương đối lâu, nếu chính sách không có điều chỉnh đột biến thì tình hình này không thể thay đổi được trong một thời gian ngắn và sẽ ảnh hưởng đến ý thức quốc gia trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể như ở Trung Quốc thông qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, những yếu tố như khu vực hoặc hoàn cảnh thành phố , nông thôn làm cho thu nhập của các dân tộc có chênh lệch đã không thể giải thích hợp lý bằng yếu tố lịch sử, địa lý nữa. Cho dù chính sách kinh tế và chế độ phân phối không phải là yếu tố duy nhất gây ra chênh lệch, cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, bởi vì tình huống khách quan mà có sự đan xen giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên Trung-Việt, giao lưu giữa hai bên không ngừng tăng cường, quần chúng dân tộc thiểu số sẽ cảm thấy rõ rệt hơn vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các dân tộc, tất nhiên họ sẽ nghi ngờ và suy nghĩ về nguyên tắc và chế độ phân phối hiện nay đang thi hành, mà những nghi ngờ này sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của họ với trật tự nhà nước mà cụ thể nhất là các vấn đề gây xung đột ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nếu tình hình này không có cải thiện trong một thời gian tới, thì tình hình về ý thức của dân tộc thiểu số ở vùng biên sẽ không lạc quan.
Ngoài ra, hiện đại hóa kinh tế không phải là một quá trình độc lập, trong quá trình giao lưu kinh tế chắc chắn mang yếu tố chính trị và văn hóa. Trên đường biên giới Trung-Việt, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia của các dân tộc thiểu số thường là một trạng thái ―lung lay‖. Nếu trong quá trình ấn định chính sách đối với vùng biên giới, chính quyền Trung Quốc và Việt Nam không cân nhắc toàn diện về nền văn hóa của người dân biên giới không thi hành chính sách phong phú đa dạng, hữu hiệu, và không đáp ứng được nhu cầu văn hóa và vật chất của người dân biên giới, thì ý thức quốc gia và ý thức dân tộc rất khó có thể đạt được mục tiêu, dễ xảy ra những sự kiện
trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn biên giới quốc gia và thiết hại lợi ích cả xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Viêt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Đường biên giới Trung-Việt tổng dài 1449.566 km, trong đó đường biên giới Vân Nam và Lào Cai dài 203 km, với tỉnh Hà Giang dài 274 km. Có rất nhiều tộc người nằm ở vùng biên Trung-Việt, Trung Quốc có 13 dân tộc, Việt Nam có 26 dân tộc.
Vân Nam là một tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc cùng sống chung của Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng là nơi các dân tộc thiểu số sống chung tương đối nhiều ở Việt Nam. Giữa 3 tỉnh này có nhiều dân tộc thiểu số xuyên biên giới, họ cùng nguồn gốc nên có văn hóa, phong tục tập quán tương đồng.
Ở vùng biên giới Trung-Việt xưa nay, bà con dân tộc hai bên đều giữ quan hệ mật thiết với nhau. Cho dù là thiên tai hay địch họa, miễn là người dân cần giúp đỡ thì bà con dân tộc của nước bạn đều dốc sức viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng như vật chất. Kể cả thời kỳ quan hệ Trung-Việt căng thẳng, quan hệ đi lại dân gian giữa vùng biên hai nước đều chưa bao giờ gián đoạn mà trên thực tế chính quyền địa phương hai nước cũng không ngăn chặn được. Đối với quan hệ các dân tộc thiểu số, không chỉ các cửa khẩu mà cả các lối mòn thông dụng vùng biên là cầu nối quan trọng, tạo điều kiện để người dân ở vùng biên của hai nước gắn liền chặt chẽ với nhau.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay cũng chú trọng mở rộng quan hệ vùng biên, phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập chính đáng cho người dân biên giới. Mặt khác thông qua cải thiện mức sống của người dân ở vùng biên cũng góp phần tăng cường ý thức quốc gia của họ. Song thực trạng phát triển không đồng đều, thiếu cân đối do hiện đại hóa kinh tế gây ra chênh lệnh thu nhập giữa vùng biên giới với vùng khác trong nước, dễ xảy ra tâm lí không ổn định, gây xáo trộn ở vùng biên. Trong quá trình ấn định chính sách cho vùng biên giới, chính quyền Trung Quốc và cả Việt Nam luôn cân nhắc toàn diện cả về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm đem lại đời sống ổn
định cho người dân biên giới.
CHƢƠNG 2 QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC