Quan hệ với các dân tộc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 45)

1 .3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc

1.3 .1Chiều dài biên giới

2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới

2.1.2 Quan hệ với các dân tộc khác

2.1.2.1 Quan hệ thông hôn

Theo nhiều số liệu điền dã dân tộc học, hôn nhân xuyên quốc gia có thể chia thành thông hôn đồng tộc và thông hôn với dân tộc khác nhưng đa số là thông hôn đồng tộc. Tuy vậy, trên thực tế cũng tồn tại tình hình thông hôn với dân tộc khác. Lấy điều tra làng biên giới của thị trấn Điền Bằng huyện Phú Ninh châu Văn Sơn làm ví dụ. Phỏng vấn 98 hộ thông hôn xuyên quốc gia, trong đó có 8 hộ là thông hôn với dân tộc khác. Trong 8 hộ này chủ yếu là người Hán thông hôn với người HMông.19

Điều tra cũng cho thấy, thông hôn với dân tộc khác thông thường là nữ người dân tộc ít

18 骥磊〃从滇越骥段骥界走廊考察壮族与岱骥族的跨境关系〃文山骥范高等骥科学院学骥〃2007 年〃45 骥

người có điều kiện đời sống kém được gả cho người vùng biên của Trung Quốc có điều kiện đời sống cư trú tốt hơn. Ngoài ra ở một số nơi khác những phụ nữ Nùng, Tày Việt Nam nói tiếng Choang thì thông hôn với người Choang, dân tộc Thái và dân tộc Kinh có thể gả cho người Choang hoặc người Hán ở vùng biên giới Trung Quốc.

Nguyên nhân các dân tộc thiểu số thông hôn xuyên biên giới với dân tộc khác có thể do nhiều dân tộc khác nhau ở đan xen cùng một vùng mà do tỉ lệ nam nữ làm cho việc thông hôn đồng tộc không đáp ứng được. Mặt khác bởi đặc trưng phân bố của dân tộc thiểu số là ―tập cư lớn tụ cư nhỏ‖ trong điều kiện giao thông chưa thật thuận lợi, trong khi vị trí địa lý sông núi tương liên, ngoài các cửa khẩu nhà nước có thể xuất nhập cảnh ra, còn có rất nhiều thông đạo thường dụng, con suối, con sông liên kết bà con dân tộc hai bên. Theo điều tra, hầu hết người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới đều thông qua lối mòn, không qua cửa khẩu hải quan vì như thế có thể tiết kiệm thời gian và đôi khi cả kinh tế của của người vùng biên đi lao động.20 Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu xuyên biên giới.

2.1.2.2. Quan hệ thương mại

Chợ phiên trong sinh hoạt kinh tế của người dân vùng biên giới là một hình thức giao lưu không thể thiếu. Các chợ phiên thường dùng lịch âm để làm ngày giao dịch. Thí dụ chợ Mãnh Đồng ở Ma Lật Pha lấy ngày Hợi, ngày Tỵ của lịch âm, chợ Dương Vạn lấy ngày Sửu, ngày Mùi, chợ Bát Bố lấy ngày Dậu, ngày Mão… làm ngày giao dịch thông thương. Thời gian thường là cách 6 ngày 1 lần. Cũng có chợ như giao dịch thương mại Thiên Bảo và chợ nông trường Thiên Bảo lại lấy ngày giao dịch cố định là thứ 7 hàng tuần.

Ngôn ngữ dùng để giao dịch chủ yếu là ngôn ngữ dân tộc hoặc ngôn ngữ của người dân bản địa, có nơi cũng dùng tiếng Trung. Các loại mặt hàng được buôn bán

tương đối đa dạng, chủ yếu có đồ dùng sinh hoạt, gấm vóc, dụng cụ nông nghiệp, đồ điện gia dụng, gia súc, rau hoa quả, thuốc bắc, hạt giống, thuốc nông nghiệp phân bón, hoặc là các đặc sản địa phương như dâu tây, cây hồi, lá chè. Trong đó Việt Nam nhập về chủ yếu là gia súc, quặng sắt, da thuộc, thuốc bắc, nông sản, hải sản,… Giao dịch thông thường làm cho cuộc sống của người dân thuận tiện hơn phong phú hơn, là một phương pháp tốt để giải quyết nhu cầu trong sinh hoạt của người dân và cũng làm cho kinh tế biên giới phồn vinh hơn, tăng cường thu nhập và nâng cao mức sống của người dân. Đồng thời hoạt động giao dịch thông thương này còn thúc đẩy giao lưu khiến hai bên hiểu nhau hơn, tăng cường tinh thần hữu nghị song phương, có tác dụng lớn trong việc phát triển ổn định và phồn vinh trong khu vực biên giới hai nước.

2.1.2.3 Quan hệ do các phong tục văn hóa truyền thống

Vùng biên giới Trung-Việt có một đặt điểm là nhiều dân tộc sống đan xen, chính vì vậy nhiều hình thức biểu hiện của văn hóa truyền thống như phong tục tập quán, nghi thức hành lễ và ngày lễ v.v. dễ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Có thể nêu một số hiện tượng:

Trong phong tục hôn nhân, nhiều dân tộc cùng có tục cướp vợ. Tục này rất phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc và mỗi nơi có sắc thái riêng. Ở vùng Tây Bắc Việt Nam giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa của nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xổn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập túc ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau ba ngày, rồi trở về nhà bố mẹ, xin phép cưới.

Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ lại mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Nhiều dân tộc như H’mông, Lô Lô, Hà Nhì, Thái v.v. đều có phong tục này, nhưng vẫn giữ nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Thông thường tục này diễn ra có nhiều lý do như đôi trai gái yêu nhau nhưng cha mẹ của một hoặc cả hai bên không đồng ý; con trai thích nhưng con gái không đồng ý; cũng có khi nhà trai dùng quyền thế ―cướp‖ con gái về làm vợ.

Tại vùng dân tộc H’mông tục này tồn tại lâu hơn cả so với các dân tộc khác. Người H’mông hay gọi tục này là tục ―kéo vợ‖ mà ngày nay vẫn còn giữ được. Thanh niên tổ chức đón đường kéo cô gái về, cho dù cô gái đó không bằng lòng. Sau khi ―kéo vợ‖ được hai ngày nhà trai cho người báo cho nhà gái biết và bàn việc cưới. Tục này cho dù người con gái không đồng ý nhưng nếu đã bị kéo về nhà trai hai, ba ngày thì buộc phải lấy người đó. Theo quan niệm người H’mông, con gái đã bị nhà trai dùng gà trống làm lễ nhập nhà ( đã trở thành ma nhà người), thì có bỏ về nhà con ma nhà mình và cả bố mẹ cũng không chấp nhận nữa.21 Hiện này tục ―kéo vợ‖ vẫn còn nhưng theo một hướng tích cực hơn. Thông thường hôn nhân là kết quả của tình yếu tự nguyện, các cuộc ―kéo vợ‖ do sự thỏa thuận trước của các chàng trai, cô gái đã tìm hiểu và yêu nhau. Hình thức ―kéo vợ‖ chỉ là giữ lại một phong tục truyền thống mà thôi. Người H’mông còn có quan niệm kéo mới quý, có trường hợp là kéo hai, ba lần mới cưới.

Phong tục ―cướp vợ‖ của dân tộc Hà Nhì diễn ra trong 2 tình huống: một là do bố mẹ tổ chức một số chàng trai đi ―cướp người con gái‖, tình huống này là do trai gái chưa gặp gỡ, chưa tìm hiểu nhau; Tình huống thứ 2 là trai gái yêu nhau, nhà trai đã mang lễ đến nhà gái hỏi hôn, nhưng bố mẹ ngưới gái không đồng ý thì nhà trai cũng tổ chức ―cướp vợ‖.

Theo dân tộc Lô Lô, đây là một phong tục truyền thống lâu đời. Nhà trai ―cướp dâu‖ thể hiển rất quý và kính trọng con gái. Người Lô Lô qua phương thức ―cướp‖ giả để chúc cô dâu chú rể luôn luôn được hạnh phúc vẹn tròn. Cũngcó những quan niệm ở người Lô Lô là nếu không thực hiện tục ―cướp vợ‖ thì không may mắn, phải trải qua ―cướp‖ mới có thể tạo cho cuộc sống tương lai của cô dâu chú rể yên bình hạnh phúc. Nói chung là hiện nay, hiện tượng phổ biến là trai gái yêu nhau, người con trai tổ chức ―cướp‖ người con gái về. Trước khi cướp nhà trai đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết cho đám cưới, việc xảy ra không những do trai gái yêu nhau mà cả cha mẹ cũng đã biết và đồng tình. Nói là cướp nhưng thực ra chỉ dắt tay một quãng đường ngắn rồi

con gái tự theo người con trai về.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt đều lưu truyền lịch sử di chuyển của riêng dân tộc mình. Có một số dân tộc di cư từ miền Đông Nam Trung Quốc qua Tây Nam đến Đông Nam Á, phân bố một khu vực rộng rãi như dân tộc Choang, Thái, Bố Y v.v. Cũng có những dân tộc di chuyền từ miền Trung Nam Trung Quốc vào tỉnh Vân Nam cuối cùng lại di chuyển định cự tại miền Bắc Việt Nam như dân tộc H’mông và Dao v.v. Họ đều trải qua một quá trình di cư khó khăn, rời xa quê hương tiên tổ, di chuyển đến một nơi xa lạ sinh sống. Chính vì vậy họ đều chứa đựng tình cảm đậm đà nhớ về cội nguồn, tưởng niệm tổ tiên. Tuy nhiên các đồng bào dân tộc thiểu số đã sống ở chỗ định cư hang trăm năm thậm chí nghìn năm, nhưng họ vẫn mong muốn tâm niệm khi sống không thể quay về quê hương thì sau khi qua đời linh hồn cần phải quay về quê ở với tổ tiên. Chính vì vậy, các đồng bào sống đan xen ở vùng này, đều thể hiện tư tưởng đó trong khi tổ chức tang ma bởi nhiều dân tộc có hình thức thể hiện tương đồng, thậm chí mời cùng một thầy cúng tổ chức nghi thức tang ma cho các dân tộc khác nhau. Thông thường trong các đám ma của đồng bào ít người ở vùng này, đều phải tổ chức một lễ đưa linh hồn người chết về với tổ tiên mình. Ví dụ người Dao quan niệm con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, nam nữ có số hồn bằng nhau. Khi sống, hồn trú ngụ trong cơ thể con người. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, biến thành ma sống ở thế giới tổ tiên. Xuất phát từ quan niệm này, người Dao chia đám ma thành hai lễ: làm ma chôn cất và làm chay đưa hồn người chết về với tổ tiên. Vì thế trước khi hạ huyệt để làm lễ đưa hồn người chết, thầy cúng đứng phía đầu người chết gọi hồn những người đưa ma lại, để tránh cho các hồn này đi theo sang thế giới bên kia.22

Khi có người chết, người Lô Lô bất cứ ở vùng nào trên biên Trung Quốc hay ở Việt Nam đều phải mời thầy cúng đọc ―tử lộ kinh‖ để đưa hồn người chết về nguồn cội, về với tổ tiên. ―Tử lộ kinh‖ là con đương đưa hồn người chết đi ngược lại với con đường di cư trong quá khứ để về với tiên tổ. Người H’mông lại khác là mời người đến

hát bài mở đường (tiếng H’mông là khuố kê). Lúc hát mở đường, khi đọc đến sự tích gà dẫn đường người chết về với tổ tiên, người ta mang một con ga đã chết để nguyên lông moi lòng ra ngoài, hay là dung đôi cánh gà hoặc con gà còn sống đặt trong âu bột ngô cùng với ô giấy và cùng để phía đầu người chết. 23

Lễ ma khô là một tục lệ độc đáo của người H’mông. Lễ ma khô tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên. Từ ―đangz‖ nghĩa là ―ma‖, từ ―kruôr‖ nghĩa là―khô‖ , theo tiếng Kinh là ―ma khô‖. Khác với đám ma tươi là không còn người chết ở trong nhà, đám ma khô là lễ cúng cuối cùng ngụ ý để đưa hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn, mong sao linh hồn người chết đựoc siêu thoát, tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên và phù hộ cho gia đình...Sau khi chôn cất 12 ngày, gia chủ nếu không đủ điều kiện tổ chức lễ ma khô thì có thể nhờ thầy cúng làm lễ gia hạn (còn gọi là lễ hứa lại), sau 1 tháng hay vài năm cũng được, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn.

Người Lô Lô quan niệm chết là về với tổ tiên, là vui vẻ nên trong đám tang họ lại nhảy múa ca hát chứ không khóc than. Nhưng nay người Lô Lô chịu ảnh hưởng cấc dân tộc khác trong đám tang cũng có tiếng khóc vụng và cũng làm tục ma khô. Tục làm "ma khô" của người Lô Lô có nghĩa là lễ gọi hồn về nơi chôn cất, không để linh hồn đi lang thang, vất vưởng khắp nơi quậy phá, hoặc quay về "đòi" vật nuôi, khiến mọi người trong nhà đau ốm, bệnh tật. Tục này có thể tiến hành sau đám tang khoảng 8, 9 ngày hoặc 3 đến 4 năm, thậm chí mười mấy năm mới làm, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình đó bởi rất tốn kém. Theo quan niệm, nếu mọi điều thuận lợi, không mắc sai sót nào trong quá trình làm "ma khô" thì gia đình đó về sau sẽ ăn nên làm ra, không lo cái bụng bị đói.

Qua các thí dụ trên có thể thấy tuy chưa có điều kiện để khảng định nguồn gốc của các phong tục nhưng do thực trạng sống đan xen, do quá trình giao lưu nên các

23

Viện Dân Tộc Học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa Học Xã Hội tái bản năm 2014 trang 417

phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số vùng biên cũng có sự tiếp biến.

2.1.3 Quan hệ với những ngƣời cùng dòng họ

Hai nước Trung Quốc và Việt Nam từ xưa đến nay đều có truyền thống dòng họ rất sâu, dòng họ có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Ông Lương Khải Siêu từng bày tỏ, chính trị của Trung Quốc thời cổ chính là chính trị gia tộc.24

Đối với Việt Nam cũng vậy. Ở Trung Quốc và Việt Nam, người dân trong xã hội truyền thống hầu như đều cho rằng dòng họ là chỗ để yên thân lập phận, quan hệ dòng họ là quan hệ xã hội chủ yếu nhất. Nói một cách đơn giản, dòng họ là cốt lõi của kết cấu xã hội truyền thống, chế độ dòng họ là một đặc sắc lớn của nền văn minh xã hội truyền thống. Do đó, đối với khu vực dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt mà nói, cũng tồn tại quan hệ dòng họ mang đặc sắc riêng biệt.

Cuốn sách ―Nhĩ Nhã- Thích Thân‖25( Nhĩ Nhã : là bộ từ điển của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh. Thích Thân: giải thích các cách xưng hô thân thuộc.) viết rằng: ―Phụ chi đẳng vi tông tộc‖ (nghĩa là dòng máu của cha là dòng họ). Ở Trung Quốc, dòng họ cũng gọi là ―gia tộc‖, là chỉ một quần thể có quan hệ thuyết thống tổ thành bởi con cháu đời sau của những người đàn ông thân thuộc trực hệ cùng một ông tổ. Những người cùng dòng họ thường là ở cùng một nơi, gắn bó với nhau bằng quan hệ thuyết thống, với đơn vị cơ bản là từng gia đình, được tổ chức theo nguyên tắc nhất định để làm ăn sinh sống. Thông thường mà nói dòng họ điển hình của người Hán gây ảnh hưởng cho mọi người trong họ tộc qua 5 hình thức là: gia tộc phả, nhà thờ họ hay từ đường, tục lệ gia tộc, tài sản gia tộc, tộc trưởng còn gọi là ―tông trưởng‖ tức thủ lĩnh của cả tộc. Đối với các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng của dòng họ phần nhiều thể hiện qua lễ nghi truyền thống và tục lệ cấm kỵ vì trên thực tế hình thức tổ chức và đặc

24 梁启超:《先秦政治思想史》〃天津〃天津古籍出版社〃2003

thù chế độ của họ không hoàn chỉnh như dân tộc Hán.

Quan hệ cùng dòng họ ở dân tộc thiểu số tiêu biểu nhất là người Miêu (Việt Nam gọi là dân tộc H’mông). Dân tộc H’mông rất coi trọng dòng họ, quan niệm của họ là: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

Bản Lão Lưu là một bản nhỏ thuộc thôn hành chính Hạ Loan Tử xã dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)