Nghĩa khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 78 - 82)

CHƢƠNG 3 : VÀI NÉT VỀ CÁC XU HƢỚNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC

3.1 Hợp tác khai thác tài nguyên văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới

3.1.2 nghĩa khai thác

Vùng biên giới Trung-Việt là nơi có nhiều tộc người xuyên quốc gia cư trú và cũng có thể nói là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của họ, tất nhiên là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa dân tộc thiểu số biên giới đặc biệt phong phú. Khai thác vành đai văn hóa du lịch, có thể nâng cao sức hấp dẫn của ngành du lịch biên giới Trung-Việt, mở ra tư duy mới và lĩnh vực mới cho sự hợp tác của ngành du lịch hai nước, thúc đẩy ngành du lịch biên giới cả hai nước phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với xúc tiến kinh tế vùng biên giới, cũng như thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

+ Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

lâu nay kinh tế phát triển lạc hậu. Dưới sự thúc đẩy của việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc cũng giúp cho hợp tác Trung-Việt có thành quả rõ rệt. Tuy nhiên nhìn tổng thể nền kinh tế xã hội vùng biên giới Trung-Việt muốn tiến lên phát triển toàn diện vẫn còn là ―gánh nặng đường xa‖. Ngành du lịch là một bộ phận quan trọng của dịch vụ hiện đại, là một trong những sản nghiệp cột trụ mang tính chiến lược lôi kéo kinh tế phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, ngành du lịch có đặc trưng kinh tế là ―đầu tư ít, hiệu quả nhanh, lợi nhuận nhiều‖.33 Vùng biên giới Trung-Việt tài nguyên du lịch dồi dào, có khả năng bổ sung hỗ trợ, du khách sẽ có thể nghiệm khác nhau khi du lịch ở vùng biên giới của hai quốc gia. Nền văn hóa dân tộc thiểu số vùng biên giới Trung-Việt có nhiều tương đồng, nhưng cũng có những điểm khác nhau, khiến du khách có thể tìm hiểu toàn diện và sâu sắc hơn về những dân tộc thiểu số này, hiểu biết rõ hơn văn hóa dân tộc đặc sắc của Trung Quốc và Việt Nam, qua đó xây dựng được ý thức tôn trọng và bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số hai bên. Đồng thời, cũng có lợi cho đôi bên triển khai hợp tác sản xuất sản phẩn du lịch đặc sắc, mở thêm nhiều tua du lịch quốc tế hấp dẫn, tăng thêm nguồn khách cho nhau, qua đó xúc tiến nền kinh tế vùng biên giới Trung-Việt phát triển đi lên.34

+ Nâng cao lực hút tổng thể của tài nguyên du lịch biên giới Trung-Việt

Du lịch biên giới Trung-Việt tuy khai thác đã nhiều năm, nhưng vẫn nằm trong giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm, nhất là vùng biên giữa tỉnh Vân Nam với Việt Nam mà bằng chứng rõ nhất là sản phẩm du lịch đơn điệu. Có nhiều tài nguyên du lịch có ưu thế, sức cuốn hút mạnh vẫn chưa được khai thác, hiệu ứng thương hiệu của tài nguyên du lịch không nổi bật, lực hút và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch vẫn còn yếu.35

Vùng biên giới Trung Quốc -Việt Nam có nhiều danh lan thắng cảnh đa dạng, nhiều truyền thuyết cổ tích mang tính nhân văn sâu sắc và nhiều di sản văn hóa phi vật

33 骥骥忠〃中国彝族旅游文化〃成都。四川民族出版社〃2003

34 任骥〃两廊一圈旅游合作开骥骥略研究〃广西骥骥管理干部学院学骥〃2009〃(01)

thể, ví dụ như di sản văn hóa thế giới- văn hóa ruộng bậc thang Hà Nhì, Nguyên Dương, công nghệ truyền thống thất truyền nhiều năm- ―Đồng đen tẩu ngân‖ 骥骥走 骥; Các bài ca cổ thần thoại của dân tộc Hà Nhì, Lục Xuân ―Đô mã giản thâu‖ ―都骥 骥收‖; Âm nhạc dân gian: hát đối bài hát tình yêu dân tộc Miêu Bình Biên; dân ca

nhiều bè Hà Nhì,châu Hồng Hà, Làn điệu Hải Thái dân tộc Di, Thạch Bình v.v… Kiến trúc dân cư đa dạng như nhà hình ―Nấm‖ của tộc Hà Nhì, nhà tre hình ―Mũ‖ của tộc Thái, Đức Áng v.v. Ngày lễ hội cũng phong phú như ―Liên hoan ca múa Tai Ya‖ Thạch Bình, ca múa ―Hà Nhì‖ Lục Xuân, ―Liên hoan du lịch văn hóa ruộng bậc thang‖ Nguyên Dương, ―Ngày lễ Sơn Hoa dân tộc Miêu‖ Bình Biên, ―Ngày cống Bàn Vương‖ truyền thống của dân tộc Dao Hà Khẩu v.v....

Về phía Việt Nam cũng có nhiều di sản văn hóa như: chợ tình Sa Pa, chợ tình Khau Vai, lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội trò trám, Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, lễ cầu mưa của người Lô Lô, người Thái… Ngoài ra khu vực biên giới vẫn có thể khai thác tuồng, cải lương, ca trù, múa rối nước v.v.., kể cả dân ca quan họ Bắc Ninh mới được tổ chức UNESCO liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.

Tài nguyên văn hóa dân tộc phong phú và đặc sắc đã dành điều kiện tốt cho vùng biên giới Trung-Việt kiến tạo vành đai du lịch văn hóa dân tộc thiểu số biên giới. Hai nước Trung-Việt có thể lấy văn hóa dân tộc thiểu số xuyên biên giới làm điểm sát nhập, hợp tác khai thác và chỉnh hợp tài nguyên du lịch vùng biên, coi khu vực biên giới Trung-Việt là một chỉnh thể để giới thiệu với thị trường bên ngoài, xây dựng một vành đai du lịch văn hóa dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt có sức hấp dẫn quốc tế, qua đó nâng cao lực hút và sức ảnh hưởng của ngành du lịch vùng biên giới Trung-Việt.

+ Có lợi bảo tồn và kế truyền văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số

Hiện nay, kho tàng văn hóa dân tộc thiểu số vùng biên giới Trung-Việt đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng thất truyền. Ví dụ như, 1 chi nhánh của dân tộc Dao ở cả vùng

biên giới 2 bên, trang phục phự nữ có đặc sắc riêng biệt của họ đang bị mất dần.36

Cho nên, công tác bảo vệ, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số hai nước là một nhiệm vụ cấp bách. Thực tiễn chứng minh, phát triển ngành du lịch là một đường lối quan trọng phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Ví dụ, tỉnh Vân Nam tiến hành bảo vệ văn hóa của các dân tộc thiểu số như dân tộc Di, Choang, Miêu, Dao, Naxi, v.v. đồng thời cũng khai thác du lịch, khiến nền văn hóa dân tộc cổ kính và công nghệ lâu đời như văn hóa Đông Ba của dân tộc Naxi, kỹ nghệ điêu khắc lá, vỏ sò của tộc Thái, công nghệ phẩm đá hoa cương truyền thống, kỹ nghệ nhuộm vải của dân tộc Bạch, và kỹ nghệ thêu thùa của dân tộc Di v.v. được kế thừa, và được phát triển quy mô hóa, tìm ra con đường mới để sinh tồn và phát triển từ kinh tế du lịch. Những năm gần đây, ngành du lịch biên giới Trung-Việt phát triển nhanh chóng, du lịch bản làng dân tộc với đặc sắc văn hóa dân tộc và cảnh sắc bản làng dân tộc đang ngày càng được nhiều du khách chấp nhận và ưa thích.

+ Với vai trò là công cụ nâng đỡ và công cụ đệm của quan hệ quốc tế.

Trong môi trường hòa bình hợp tác khu du lịch xuyên biên giới sẽ là công cụ nâng đỡ của quan hệ quốc tế. Cụ thể là thông qua giao lưu hợp tác, tăng cường độ hiểu biết tin cậy lẫn nhau thông qua hoạt động du lịch xuyên biên giới của nhân dân hai nước; làm sâu sắc hơn những hiểu biết về văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu tiếp xúc giữa dân tộc của hai nước. Chính điều này càng có lợi cho hòa bình ổn định khu vực biên giới. Các hoạt động kinh tế của khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới sẽ làm cho khu vực biên giới giữa hai nước hợp tác chặt chẽ, phát triển hài hòa hơn, chính là diễn đàn đối thoại cho lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa hai nước. Những điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ hai nước phát triển ổn định và cải thiện bền vững.

Một khi quan hệ hai nước có dấu hiệu căng thẳng, khu vực hợp tác kinh tế xuyên

36范宏骥〃全球化冲骥下的民族文化仍有个性〃民族文化与全球化学骥研骥会文集〃北京民族出 版社2003年范宏骥〃全球化冲骥下的民族文化仍有个性〃民族文化与全球化学骥研骥会文集〃 北京民族出版社2003年

biên giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài biên giới thì lượng khách đến sẽ ít dần, bên trong khu vực biên giới sẽ càng thắt chặt chính sách…. Do đó có thể nói khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước, hay là điểm quan trọng thể hiện quan điểm quốc gia. Vì vậy khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới cũng trở thành công cụ đệm trong quan hệ hai nước. Nếu mối quan hệ hai nước không quá căng thẳng, thì khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới sẽ trở thành nền tảng bán chính thức hoặc nền tảng chính thức của hai nước tạo thời cơ mới để cải thiện quan hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trung việt qua quá trình giao lưu văn hóa ( khu vực vân nam, lào cai và hà giang) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)