Văn hóa tổ chức cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 59)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.2. Văn hóa tổ chức cộng đồng

Con người là chủ thể của xã hội, quá trình nhận thức về thế giới cũng là sự tương hỗ cho cuộc sống. Quá trình tổ chức cộng đồng, mối quan hệ giữa người với người tạo điều kiện cho văn hóa tập thể phát triển. Nét văn hóa trên trở thành những

nguyên tắc sống chặt chẽ, ăn sâu vào đời sống xã hội mỗi người. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng cao. Dựa trên q trình phân tích các thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vât, cùng với cách phân chia của tác giả Trần Ngọc Thêm, luận văn của chúng tôi phân các yếu tố thuộc văn hóa tổ chức cộng đồng theo tổ chức tập thể; tín ngưỡng, phong tục; nghệ thuật dân gian.

3.2.1. Tổ chức tập thể

Nhắc tới cộng đồng là con người ý thức được môi trường tập thể mà họ sinh sống và trước tiên có khái niệm về cộng đồng gia đình, họ hàng, làng xã, dịng họ, xã hội. Quá trình tổ chức tập thể của con người mang nhiều đặc điểm phát triển của mỗi dân tộc, lịch sử thời đại. Ảnh hưởng của nếp sống cộng đồng tồn tại trong từng suy nghĩ, hành động của con người. Trong khi người phương Tây nói nhiều đến cái tơi, cái cá nhân thì người phương Đơng nhắc đến cái ta, cái tập thể. Hành động và nếp sống được quy đồng trong tính cộng đồng.

Văn hóa trong tổ chức tập thể của hai dân tộc được tạo dựng theo cấu trúc mở. Trong một cộng đồng, sự tồn tại của mỗi cá nhân đều được xem xét dựa trên tính tập thể. Và thơng qua quan hệ, hoặc hoạt động của cá thể thể hiện cái quan hệ tập thể. Người Trung Quốc nói 床笫之私(chng dì zhī sī/sàng đệ chi tư) trò chuyện riêng tư của vợ chồng, 杵臼之交(chǔ jìu zhī jiāo/chử cối chi giao) bạn bè nghèo khổ hèn thấp, 灯火万家(dēng huǒ wàn jiā/đăng hỏa vạn gia). xã hội hịa bình, cuộc sống n bình. Để cập đến quan hệ tập thể như gia đình, bạn bề, và xã hội, người Trung Hoa hay sử dụng những đồ vật như chày cối, thoa, trâm, gương, giường, gối, chăn, vải, áo

gấm, đèn vân vân. Nhạc cụ như cầm, sắt, huyền. Phương tiện giao thông như thuyền, xe. Đồ dùng văn học nghệ thuật như sách vân vân để thể hiện quan hệ vợ chồng, hoạt

đồng gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, và quan hệ nhà cầm quyền với người dân. Dân tộc Hán lấy những hình ảnh sinh động từ cuộc sống phản ánh bức trang cuộc sống của tập thể nhỏ đến tập thể lớn.

Cịn người Việt Nam nói “trong nhà chưa tỏ ngồi ngõ đã thơng”. Con người tồn tại trong mối liên hệ với nhau, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Họ ý thức lập ra những phường, hội có cùng lợi ích về kinh tế để hợp tác, làm ăn. Những ai sống trong tập thể “cùng hội cùng thuyền” như có thêm sự trợ giúp, bao bọc từ người xung quanh. Ý thức về một cộng đồng đồn kết, có tinh thần tương thân, hữu ái, cố kết dân tộc. Sống trong xã hội ấy, con người thấu hiểu “lọt sàng xuống nia”, để “nhường cơm sẻ áo”. Và trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi thu thập sử dụng những từ như: trâm, thoa, gương, chăn, gối, áo, cơm, bình, thuyền.

Trong thành ngữ tiếng Hán chúng tơi đã thu thập, có đến 21 thành ngữ nói về quan hệ vợ chồng trong gia đình, 13 thành ngữ nói về cộng đồng xã hội, thành ngữ có yếu tố chỉ tổ chức cộng đồng chiếm 2,6% (34/1299)tổng số thành ngữ có yếu tố đồ vật tiếng Hán. Thành ngữ tiếng Việt có 7 thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật nói về quan hệ vợ chồng và 9 thành ngữ nói về hoạt đồng cộng đồng, chiếm 3,2% (16/490)tổng số thành ngữ có yếu tố đồ vật tiếng Việt. Nhìn chung, những từ chỉ đồ vật đã xuất hiện trong thành ngữ mà chúng tôi thu thập, thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt sử dụng chung những đồ trang sức như trâm, thoa, gương, bình, và dân

tộc Hán cịn sử dụng những đồ nhạc cụ như cầm, sắt, huyền, vật dùng cuộc sống

như chăn, ga, chày cối để miêu tả quan hệ vợ chồng. Miêu tả tổ chức cộng đồng

trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng những đồ vật như thuyền, đèn,

gia đình và cộng đồng là vì hai dân tộc có những nét tương đồng về bối cảnh văn hóa và tư duy.

3.2.2. Tín ngưỡng, phong tục

Đời sống của con người gắn bó với tập tục dân gian, lễ nghi thần thánh. Tín ngưỡng, phong tục ảnh hưởng đến nếp sống, sinh hoạt cộng đồng, cá nhân mạnh mẽ và hiệu quả. Hai dân tộc có những nét tương đồng trong tín ngưỡng tơn giáo do q trình tiếp biến văn hóa lâu đời, nhưng trên tổng thể, sự khác nhau vẫn tồn tại một cách sâu sắc và khu biệt của từng quốc gia.

Người Trung Quốc coi trọng cõi thần tiên, đây là ảnh hưởng của Đạo giáo, Đạo giáo là một giáo phái xuất xứ từ đất Trung Hoa, tư tưởng của nó là kết hợp u thuật và phương thuật thần tiên, thuyết ngũ hành âm dương, nó là một hình thức tơn giáo truyền thống của dân tộc Hán. Trong quá trình phát triển lịch sử của Trung Quốc, trước tiên có Nho giáo, tiếp theo là Đạo giáo, đến sau là Phật giáo, quan niệm về tơn giáo của dân tộc Hán nói chung và các dân tộc cùng sinh sống trên đất Trung Hoa nói riêng là khá là phức tạp, hình thành cục diện nhiều tôn giáo cùng tồn tại, chỉ khác về quy mô và mức độ phát triển trong những thời đại khác nhau, có lúc thịnh và lúc suy, chứ khơng có một tơn giáo nào là cả nước đi theo. Quan niệm của người Trung Hoa xưa coi vạn sự đều có thần linh, mê tín thần linh của tự nhiên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng tập tục dân gian, người Trung Quốc có câu “抬头三尺 有神灵(tái tóu sān chǐ yǒu shén líng/đài đầu tam thước có thần linh)” hình dung dân tộc Hán rất coi trọng thần linh, cho rằng thần linh tồn tại ở vạn vật. Trong thành ngữ tiếng Hán có những đồ vật được sử dụng như:壶:hú(hồ)书符:shū fú(thư phù) 幡:fān(phàm, lá cờ):tiē(thiết, sắt):jīn(kim, vàng):guān(quan, quan tài)

:jīng(kính, gương):xìu(tụ, áo tay):xiāng(hương, hương đốt) trong những thành ngữ: 壶里乾坤(hú lǐ qián kūn/Hồ lý càn khơn), 壶天日月(hú tiān rì y/Hồ thiên nhật nguyệt), 书符咒水(shū fú zòu shuǐ/thƣ phù chú thủy), 扬幡招魂(yáng fān zhāo hún/dương phàm chiêu hồn), 盖棺定论(gài guān dìng lùn/cái quan định

luận), 镜花水月(jìng huā shuǐ yuè/kính hoa thủy nguyệt), 点铁成金(diǎn tiě chéng jīn/điểm thiết thành kim), 袖里乾坤(xìu lǐ qián kūn/tụ lý càn kun), 袖里玄机(xìu lǐ xuán jī/tụ lý huyền cơ), 焚香礼拜(fén xiāng lǐ bài/phần hƣơng lễ bái).

Ở những khu vực mà tri thức còn chưa ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, những giá trị của con người được đóng kín sau tâm thế làng quê, tín ngưỡng và phong tục được bảo lưu, phát triển mạnh mẽ. Người Việt Nam có thành ngữ: trong quan ngồi qch, lầm rầm như thầy bói nhẩm quẻ, vén tay áo sơđốt nhà táng giấy.

Trong quá trình tiếp biến văn hóa, người Việt tạo dựng cho mình những đặc điểm cá biệt về tơn giáo và tín ngưỡng. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là câu nói mang nhiều tính chất tập tục của người Việt. Họ chú trọng vào quá trình thờ cúng, hiếu hỉ, sức ép từ mơ hình về một thế giới thần linh tồn tại trong ý thức hệ. Những buổi tổ chức ăn uống, cúng bãi được tổ chức đầy đủ, rầm rộ nhiều khi thành lãng phí. Người Việt sẵn sàng tiêu sài, phung phí khơng tiếc tay những thứ không phải của mình “vén tay áo sơ đốt nhà táng giấy”. Người Việt chịu ảnh hưởng của triết lý Âm dương, quá trình đưa tiễn người mất về thế giới bên kia được chuẩn bị chu đáo. Cũng là cái lễ của người sống, một phần mong người đã khuất được đầy đủ ở thế giới bên kia, siêu thoát đầu thai lại làm người.

Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật liên quan đến tín ngưỡng tốn giáo và phong tục nghi lễ với số lượng khá là ít, theo chúng tơi thống kê có 11 đơn vị,

chiếm 0,84% (11/1299) tổng số thành ngữ được thu thập. Thành ngữ tiếng Việt mà chúng tôi thu thập có 3 đơn vị, chiếm 0,61% (3/490) tổng số thành ngữ được thu thập. Đặc điểm tín ngưỡng tơn giáo trong thành ngữ tiếng Hán thể hiện những phép màu của Đạo giáo, nó là cộng đồng dân tộc Hán gửi gắm những nguyện vọng qua những hình ảnh trừu tượng khi lực lượng sản xuất chưa phát triển mà không cởi nới được những bế tắc trong cuộc sống. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục là một cách thức tổ chức cộng đồng gắn kết, khi nó chưa trở thành một tơn giáo, nghĩa là những lễ nghi, hình thức cịn mang phần nhiều tính dân gian. Đặc trưng ấy tạo nên những hồn điệu riêng trong văn hóa dân tộc Việt

3.2.3. Nghệ thuật dân gian

Trong ứng xử, giao tiếp giữa con người, nghệ thuật dân gian mang lại nhiều cảm xúc cộng đồng. Nó là những thanh âm kết nối mối giao hòa tập thể một cách nhanh nhất. Những giá trị của nghệ thuật dân gian mang đến thường gắn với thực tiễn, tai nghe mắt thấy. Con người cảm nhận được sự tồn tại mang tính nghệ thuật cịn tồn tại sơ khai. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có những nghệ thuật dân gian phát triển lớn mạnh. Khác với nghệ thuật bác học, sự tồn tại của nghệ thuật dân gian mang đến sức hút của tập thể, dễ dung hịa, cảm nhận.

琴歌酒赋(qín gē jǐu fù/Cầm ca tửu phù) Cuộc sống hưởng thụ 琴棋书画(qín qí shū h/Cầm kì thƣ họa) Cầm kì thi họa

琴瑟合同(qín sâ hã tïng/Cầm sắt hợp đồng) Vợ chồng đồng điệu, hòa thuận Người Trung Quốc sáng tạo đàn từ sớm và có ảnh hưởng trong dân gian. Hình ảnh người phụ nữ và chiếc đàn trở đi trở lại trong những sáng tạo nghệ thuật. Nó trở thành một trong bốn loại hình “cầm kì thư họa”, để nhận diện tài năng người phụ nữ

xưa. Lễ nhạc vốn được người Trung Quốc coi trọng, các vị vua đời Chu còn đặt ra những chức quan chun mơn. Họ có trách nhiệm thu thập những làn điệu dân gian và sáng tạo những ca khúc cung đình trong việc sử dụng nhạc khí như 琴:qín(cầm,

đàn)鼓:gǔ(cổ, trống), 锣:luï(la, thanh la) 弦:xuán(huyền, đàn nhị), 箫:

xiāo(tiêu, sáo), 钟:zhōng (chuông, cái chuông)... Âm nhạc được chú trọng từ sớm với những cảm hứng dân gian tồn tại song song với âm nhạc bác học. Tiếng đàn cũng trở thành những điển tích cổ “Bá Nha, Tử kỳ”, đó là khi tiếng đàn đã đặt mình trong sáng tạo cá nhân trở thành những địi hỏi về mặt nghệ thuật. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ nhạc cụ có một khối lượng lớn trong kho tàng thành ngữ tiếng Hán, theo chúng tơi thu thập có đến 97 thành ngữ, chiếm 7,4% (97/1299)tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Việt Nam là đất nước của lễ hội, khúc ca và những điệu dân vũ cổ truyền. Thông qua q trình giao lưu văn hóa, người Việt đã gây dựng sự tồn tại của bức tranh nghệ thuật dân gian khá đồ sộ. Người Việt biết sử dụng đàn đá, trống đồng, trống cái, trống con, trống cơm, chiêng, chuông, khánh, chũm chọe, sênh tiền, kèn, sáo, nhị, đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt...

Đàn ngọt hát hay Đàn gảy tai trâu

Trống đánh xuôi kèn thổi ngược Không kèn không trống

Khua chiêng gõ mõ

Khác với Trung Quốc, người Việt Nam thường gắn việc sáng tạo âm nhạc với ca hát dân gian. Những tác phẩm âm nhạc đơn thuần thường sử dụng trong các dịp cúng

lễ, cung đình. Cũng vì vậy, người Việt có những dạng thức sân khấu cổ truyền đa dạng như chèo, tuồng, rối nước, làn điệu hát như quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát lượn, hát đối, hát xẩm, hát chầu văn, hát ả đào...Tính chất ca hát dân gian được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Giải thích cho hiện tượng này, chúng tơi đã thơng qua các bài viết của Trần Ngọc Thêm, Trần Thúy Anh và nhận định rằng, quá trình phát triển của âm nhạc dân gian của hai quốc gia đi theo những hướng đi khác nhau. Trong khi Trung Quốc đi theo hướng đi bác học hóa âm nhạc dân gian thì Việt Nam cịn tồn tại những nét văn hóa cộng đồng. Tính chất sân khấu hóa những loại hình như hí kịch, rối bóng làm chậm lại q trình dân gian hóa, người sáng tác tạo lập vai trị cá thể với nghệ thuật mình sáng tạo. Trong khi đó, các loại hình ca múa nhạc của Việt Nam thường đi lẫn với quá trình lao động sản xuất với những lời ca, điệu hát mừng được mùa, cổ vũ quá trình hoạt động, và đồng thời trong quá trình sản xuất dân tộc Việt sáng tác ra những nhạc cụ mang đậm đặc sắc dân tộc khác hẳn so với dân tộc Hán. Trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi thu thập xuất hiện 33 đơn vị, chiếm 6,73% (33/490) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật biểu hiện trong văn hóa ứng xử cộng đồng dưới những nét đặc trưng khác nhau trong cách tổ chức tập thể, tín ngưỡng phong tục, nghệ thuật dân gian. Những đặc trưng văn hóa được thể hiện trong ứng xử cộng đồng được dân tộc hai quốc gia đặc biệt coi trọng. Người Trung Quốc phát triển những đặc điểm ấy theo những khuôn mẫu triết lý, thiết chế quản lý xã hội, cộng đồng của đất nước. Quá trình ấy cũng tồn tại trong văn hóa ứng xử cộng đồng của người Việt nhưng một bộ phận vẫn bảo lưu tính cộng đồng dân gian trong xã hội. Trong khi người Trung Quốc có những bộ tuyển tập văn hóa dân gian từ thời nhà Chu, thì Việt

Nam bảo lưu chúng trong quá trình diễn xướng dân gian. Cũng chỉ ở Việt Nam, con người gọi “vua” hay “vương” là bố, cha, người trụ cột trong gia đình. Thiết chế quản lý xã hội của Việt Nam tồn tại như một gia đình lớn, có mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng.

3.3. Văn hóa ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên

Con người có quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, sự tồn tại ấy như hai mặt của một vấn đề. Con người không thể thiếu tự nhiên, và tự nhiên cần con người để cải tạo chính mình. Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật là bộ sưu tập về văn hóa ứng xử với tự nhiên. Thực tế ấy được thể hiện qua các mặt đa dạng của các mặt đời sống “việc ăn uống là thuộc lĩnh vực văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Việc mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực đối phó: mặc, ở trước hết là để đối phó với thời tiết, khí hậu; đi lại là cách đối phó với khoảng cách” [14; 376].

3.3.1. Ăn uống

Để duy trì sự sống, ăn uống ln là vấn đề thực tế cần thiết. Người Trung Quốc có câu dân dĩ thực vi thiên, và người Việt có câu “có thực mới vực được đạo”. Ăn

uống là cách thức tồn tại, cũng là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Thông qua các thành ngữ dân gian, ăn uống được thể hiện quan các thức ăn và lối ăn của mỗi dân tộc. Nó là bức tranh tồn cảnh về một đời sống, giao tiếp văn hóa cao cấp. Nhìn một cách tồn diện qua các thành ngữ, người Trung Quốc xây dựng cho mình lối ăn đa dạng và phong phú do sự đan xen với các dân tộc du mục và lúa nước, người Việt lại bộc lộ tính cộng đồng trong truyền thống văn hóa lúa nước.

Ở cả hai quốc gia, dân tộc, trong bữa ăn hàng ngày có những món thức ăn giống nhau và cũng có những món thức ăn khác nhau do điều kiện khí hậu, điều kiện tự

nhiên và lối sống khác nhau. Đều là hai nước nơng nghiệp có nền văn minh lúa nước lâu đời, những lương thực quen thuộc như gạo, cơm, cháo, canh, mỡ, đường, muối,

rượu, chè xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của hai dân tộc Hán và Việt. Ngoài ra,

phương bắc Trung Quốc do điều kiện khí hậu lại có mì kê(粟:shù). Và Việt Nam thì lại có những thức ăn đặc biệt như xơi, chả, nem, bánh trưng. Theo chúng tơi thống kê có đến 16 loại thức ăn trong 49 thành ngữ tiếng Hán, chiếm 3,76% (49/1299) tống số thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật; và có 13 thức ăn xuất hiện trong 53 thành ngữ tiếng Việt, chiếm 10,82% (53/490)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 59)