Lao động, sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 77 - 80)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.3. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên

3.3.4. Lao động, sản xuất

Vấn đề ứng xử với tự nhiên mang những nét tất yếu trong khai thác, cải tạo chúng. Thông qua quá trình thống kê những đồ vật được sử dụng trong thành ngữ. Chúng tôi đã thu thập 65 thành ngữ tiếng Hán chỉ công cụ sản xuất lao động, chiếm 0,5% (65/1299) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật; và 53 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ công cụ sản xuất lao động, chiếm 10,82% (53/490) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Việt. Chúng tôi phân tích sơ bộ về quá trình lao động sản xuất của hai dân tộc. Những khảo sát này dựa trên đặc điểm thành ngữ dân gian, những kết quả đạt được chỉ mang tính chất định lượng trước một vấn đề đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi nhận thấy, trong thành ngữ, người Việt lựa chọn nhiều loại đồ vật có liên quan đến quá trình lao động sản xuất, nhưng tần số xuất hiện của chúng hạn hẹp hơn trong thành ngữ tiếng Hán. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật theo tiếng Hán, các đồ vật dùng trong lao động sản xuất bao gồm: 耙:pá(bà, bứa), 锤:chuí(chùy, cái búa), 铲:chǎn(sàng, cái xẻng), 锄:chú(trừ, cái cuốc), 杵:chǔ(chử, chày), 钩:gōu(câu, cái câu), 锯:jǜ(cưa, cái cưa), 犁:lí(lê, cày), 钳:qián(kiềm, cái kìm/cái kẹp), 箧:qiâ(khiếp, giỏ), 绳:shãn(thằng, dây), 梭:suō(thoa, cái thoi), 网:wǎng(võng, lưới), 针:zhēn(châm, cái kim) vân vân.

拽耙扶犁(yâ pá fú lí/duệ bà phù lê) làm nghề nông

杵臼之交(chǔ jìu zhī jiāo/chử cối chi giao) bạn bè nghèo khổ hèn thấp

铸剑为犁(zhù jiàn wãi lí/chú kiếm vi ) kết thúc chiến tranh về nhà làm nông

Ở tiếng Việt đa dạng hơn lần lượt trong đánh bắt thủy sản (đó, đăng, lờ, lưới,

thuyền), để đựng (giỏ, gáo, muôi, vại), thu hoạch lúa, gạo (dần, sàng, mê, thúng, nia, bị, rổ, rá, bồ, chậu), dùng để đóng (búa, đinh)...

Bóc áo tháo cày Đá thúng đụng nia Tham đó bỏ đăng To như cái bồ sứt cạp

Nếu xét theo số lượng sử dụng, người Việt có số đồ vật nhiều hơn hẳn số đồ vật trong sản xuất của người Trung Quốc. Nhưng nếu xét trên tần số xuất hiện, số đồ vật của người Trung Quốc nhiều hơn hẳn. Điều này cho thấy quá trình sử dụng đồ vật của người Việt Nam có phần đa dạng, nhưng cũng chính đặc điểm ấy mang đến cho thành ngữ những chi tiết dân gian đậm nét, ít mang tính biểu tượng cao như thành ngữ tiếng Hán.

Văn hóa ứng xử với tự nhiên mang những nét đặc thù riêng của mỗi dân tộc, cộng đồng. Nó thể hiện khả năng ứng xử của con người với những gì tồn tại trong tự nhiên. Những đặc điểm ấy được bảo lưu trong nội dung của những thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Thông qua phân tích, nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận về văn hóa ứng xử với tự nhiên được biểu hiện qua thành ngữ như sau:

Thứ nhất: Với vấn đề ăn uống, người Trung Quốc và người Việt Nam đều rất quý trọng những thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Rượu không chỉ là thức uống của người dân mà còn là thứ đồ vật hình thành một loạt nghi lễ giao tiếp, lễ nghi, và được lấy hình ảnh để ví dụ cho những cuộc sống xa xỉ chơi bời.

Thứ hai: Với vấn đề mặc, làm đẹp, cả hai dân tộc đều coi trọng việc ăn mặc bề ngoài trong ngày trọng đại, lễ tết. Những trang phục độc đáo của dân tộc Hán trải qua nhiều chiều đại có nhiều biến đổi và trang phục thể hiện giai cấp chính trị, cũng thể hiện sưa giao lưu của dân tộc Hán với các dân tộc khác trên đất Trung Hoa. Ăn mặc làm đẹp của dân tộc Việt mang tính chất giản dị và thực dụng, chiếc váy là chiếc quần áo của người phụ nữ thông thường của dân tộc Việt và dân tộc Hán. Đồng thời cả 2 dân tộc đều chú ý đến việc làm đẹp, đều sử dụng những đồ trang sức tương đồng, nói chung nền văn hóa lúa nước mang lại những điểm tương đồng về ăn mặc và làm đẹp nhiều hơn dị biệt.

Thứ ba: Với vấn đề định cư, đi lại, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên việc sinh sống khác hẳn với dân tộc du mục. Con người lúa nước hay chọn một nơi cư trú có điều kiện ôn hòa, thích hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi cả thuận tiện cho sinh sống. Người Trung Quốc không chỉ lấy con ngựa để làm phương tiện giao thông, còn phát minh ra xe ngựa để phục vụ cuộc sống và chiến tranh. Phương tiện giao thông của dân tộc Việt đa dạng hơn vì điều kiện tự nhiên đã làm con người sáng tác ra những thứ phương tiện vừa phục vụ cho việc sản xuất vừa phục vụ cho việc đi lại như thuyền thúng, thuyền bè, đồng thời người Việt Nam dùng thuyền để qua lại ở các con sông, kênh rạch, và dùng xe đi trên đường bộ.

Thứ tư: Với công cụ sản xuất lao động, thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt. Công cụ sản xuất lao động thể hiện trực tiếp của lực lượng sản xuất và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Qua những thành ngữ mà chúng tôi thu thập, dân tộc Hán đã từ rất sớm phát minh ra những công cụ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, và một số công cụ còn mang tính chất là vũ khí, bảo vệ con

người bị dã thú tấn công hoặc dùng cho chiến tranh, như cái bừa, giáo vân vân. Công cụ sản xuất lao động thể hiện qua thành ngữ của dân tộc Việt đa dạng hơn hẳn so với thành ngữ tiếng Hán, điều đó cũng chứng minh trí tuệ của dân tộc Việt và khả năng cải tạo tự nhiên rất cao và đồng thời thể hiện dân tộc Việt chú trọng rất nhiều đến kinh nghiệm cuộc sống, và đúc kết ra nhiều thành ngữ từ cuộc sống dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 77 - 80)