Nghệ thuật dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 64 - 67)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.2. Văn hóa tổ chức cộng đồng

3.2.3. Nghệ thuật dân gian

Trong ứng xử, giao tiếp giữa con người, nghệ thuật dân gian mang lại nhiều cảm xúc cộng đồng. Nó là những thanh âm kết nối mối giao hòa tập thể một cách nhanh nhất. Những giá trị của nghệ thuật dân gian mang đến thường gắn với thực tiễn, tai nghe mắt thấy. Con người cảm nhận được sự tồn tại mang tính nghệ thuật còn tồn tại sơ khai. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có những nghệ thuật dân gian phát triển lớn mạnh. Khác với nghệ thuật bác học, sự tồn tại của nghệ thuật dân gian mang đến sức hút của tập thể, dễ dung hòa, cảm nhận.

琴歌酒赋(qín gē jǐu fù/Cầm ca tửu phù) Cuộc sống hưởng thụ 琴棋书画(qín qí shū huà/Cầm kì thƣ họa) Cầm kì thi họa

琴瑟合同(qín sâ hã tïng/Cầm sắt hợp đồng) Vợ chồng đồng điệu, hòa thuận Người Trung Quốc sáng tạo đàn từ sớm và có ảnh hưởng trong dân gian. Hình ảnh người phụ nữ và chiếc đàn trở đi trở lại trong những sáng tạo nghệ thuật. Nó trở thành một trong bốn loại hình “cầm kì thư họa”, để nhận diện tài năng người phụ nữ

xưa. Lễ nhạc vốn được người Trung Quốc coi trọng, các vị vua đời Chu còn đặt ra những chức quan chuyên môn. Họ có trách nhiệm thu thập những làn điệu dân gian và sáng tạo những ca khúc cung đình trong việc sử dụng nhạc khí như 琴:qín(cầm, đàn)鼓:gǔ(cổ, trống), 锣:luï(la, thanh la) 弦:xuán(huyền, đàn nhị), 箫:

xiāo(tiêu, sáo), 钟:zhōng (chuông, cái chuông)... Âm nhạc được chú trọng từ sớm

với những cảm hứng dân gian tồn tại song song với âm nhạc bác học. Tiếng đàn cũng trở thành những điển tích cổ “Bá Nha, Tử kỳ”, đó là khi tiếng đàn đã đặt mình trong sáng tạo cá nhân trở thành những đòi hỏi về mặt nghệ thuật. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ nhạc cụ có một khối lượng lớn trong kho tàng thành ngữ tiếng Hán, theo chúng tôi thu thập có đến 97 thành ngữ, chiếm 7,4% (97/1299)tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Việt Nam là đất nước của lễ hội, khúc ca và những điệu dân vũ cổ truyền. Thông qua quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã gây dựng sự tồn tại của bức tranh nghệ thuật dân gian khá đồ sộ. Người Việt biết sử dụng đàn đá, trống đồng, trống cái, trống con, trống cơm, chiêng, chuông, khánh, chũm chọe, sênh tiền, kèn, sáo, nhị, đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt...

Đàn ngọt hát hay Đàn gảy tai trâu

Trống đánh xuôi kèn thổi ngược Không kèn không trống

Khua chiêng gõ mõ

Khác với Trung Quốc, người Việt Nam thường gắn việc sáng tạo âm nhạc với ca hát dân gian. Những tác phẩm âm nhạc đơn thuần thường sử dụng trong các dịp cúng

lễ, cung đình. Cũng vì vậy, người Việt có những dạng thức sân khấu cổ truyền đa dạng như chèo, tuồng, rối nước, làn điệu hát như quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát lượn, hát đối, hát xẩm, hát chầu văn, hát ả đào...Tính chất ca hát dân gian được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Giải thích cho hiện tượng này, chúng tôi đã thông qua các bài viết của Trần Ngọc Thêm, Trần Thúy Anh và nhận định rằng, quá trình phát triển của âm nhạc dân gian của hai quốc gia đi theo những hướng đi khác nhau. Trong khi Trung Quốc đi theo hướng đi bác học hóa âm nhạc dân gian thì Việt Nam còn tồn tại những nét văn hóa cộng đồng. Tính chất sân khấu hóa những loại hình như hí kịch, rối bóng làm chậm lại quá trình dân gian hóa, người sáng tác tạo lập vai trò cá thể với nghệ thuật mình sáng tạo. Trong khi đó, các loại hình ca múa nhạc của Việt Nam thường đi lẫn với quá trình lao động sản xuất với những lời ca, điệu hát mừng được mùa, cổ vũ quá trình hoạt động, và đồng thời trong quá trình sản xuất dân tộc Việt sáng tác ra những nhạc cụ mang đậm đặc sắc dân tộc khác hẳn so với dân tộc Hán. Trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi thu thập xuất hiện 33 đơn vị, chiếm 6,73% (33/490) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật biểu hiện trong văn hóa ứng xử cộng đồng dưới những nét đặc trưng khác nhau trong cách tổ chức tập thể, tín ngưỡng phong tục, nghệ thuật dân gian. Những đặc trưng văn hóa được thể hiện trong ứng xử cộng đồng được dân tộc hai quốc gia đặc biệt coi trọng. Người Trung Quốc phát triển những đặc điểm ấy theo những khuôn mẫu triết lý, thiết chế quản lý xã hội, cộng đồng của đất nước. Quá trình ấy cũng tồn tại trong văn hóa ứng xử cộng đồng của người Việt nhưng một bộ phận vẫn bảo lưu tính cộng đồng dân gian trong xã hội. Trong khi người Trung Quốc có những bộ tuyển tập văn hóa dân gian từ thời nhà Chu, thì Việt

Nam bảo lưu chúng trong quá trình diễn xướng dân gian. Cũng chỉ ở Việt Nam, con người gọi “vua” hay “vương” là bố, cha, người trụ cột trong gia đình. Thiết chế quản lý xã hội của Việt Nam tồn tại như một gia đình lớn, có mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 64 - 67)