Tổ chức tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 60 - 62)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.2. Văn hóa tổ chức cộng đồng

3.2.1. Tổ chức tập thể

Nhắc tới cộng đồng là con người ý thức được môi trường tập thể mà họ sinh sống và trước tiên có khái niệm về cộng đồng gia đình, họ hàng, làng xã, dòng họ, xã hội. Quá trình tổ chức tập thể của con người mang nhiều đặc điểm phát triển của mỗi dân tộc, lịch sử thời đại. Ảnh hưởng của nếp sống cộng đồng tồn tại trong từng suy nghĩ, hành động của con người. Trong khi người phương Tây nói nhiều đến cái tôi, cái cá nhân thì người phương Đông nhắc đến cái ta, cái tập thể. Hành động và nếp sống được quy đồng trong tính cộng đồng.

Văn hóa trong tổ chức tập thể của hai dân tộc được tạo dựng theo cấu trúc mở. Trong một cộng đồng, sự tồn tại của mỗi cá nhân đều được xem xét dựa trên tính tập thể. Và thông qua quan hệ, hoặc hoạt động của cá thể thể hiện cái quan hệ tập thể. Người Trung Quốc nói 床笫之私(chuáng dì zhī sī/sàng đệ chi tư) trò chuyện riêng tư của vợ chồng, 杵臼之交(chǔ jìu zhī jiāo/chử cối chi giao) bạn bè nghèo khổ hèn thấp, 灯火万家(dēng huǒ wàn jiā/đăng hỏa vạn gia). xã hội hòa bình, cuộc sống yên bình. Để cập đến quan hệ tập thể như gia đình, bạn bề, và xã hội, người Trung Hoa hay sử dụng những đồ vật như chày cối, thoa, trâm, gương, giường, gối, chăn, vải, áo

gấm, đèn vân vân. Nhạc cụ như cầm, sắt, huyền. Phương tiện giao thông như thuyền, xe. Đồ dùng văn học nghệ thuật như sách vân vân để thể hiện quan hệ vợ chồng, hoạt

đồng gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, và quan hệ nhà cầm quyền với người dân. Dân tộc Hán lấy những hình ảnh sinh động từ cuộc sống phản ánh bức trang cuộc sống của tập thể nhỏ đến tập thể lớn.

Còn người Việt Nam nói “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông”. Con người tồn tại trong mối liên hệ với nhau, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Họ ý thức lập ra những phường, hội có cùng lợi ích về kinh tế để hợp tác, làm ăn. Những ai sống trong tập thể “cùng hội cùng thuyền” như có thêm sự trợ giúp, bao bọc từ người xung quanh. Ý thức về một cộng đồng đoàn kết, có tinh thần tương thân, hữu ái, cố kết dân tộc. Sống trong xã hội ấy, con người thấu hiểu “lọt sàng xuống nia”, để “nhường cơm sẻ áo”. Và trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi thu thập sử dụng những từ như: trâm, thoa, gương, chăn, gối, áo, cơm, bình, thuyền.

Trong thành ngữ tiếng Hán chúng tôi đã thu thập, có đến 21 thành ngữ nói về quan hệ vợ chồng trong gia đình, 13 thành ngữ nói về cộng đồng xã hội, thành ngữ có yếu tố chỉ tổ chức cộng đồng chiếm 2,6% (34/1299)tổng số thành ngữ có yếu tố đồ vật tiếng Hán. Thành ngữ tiếng Việt có 7 thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật nói về quan hệ vợ chồng và 9 thành ngữ nói về hoạt đồng cộng đồng, chiếm 3,2% (16/490)tổng số thành ngữ có yếu tố đồ vật tiếng Việt. Nhìn chung, những từ chỉ đồ vật đã xuất hiện trong thành ngữ mà chúng tôi thu thập, thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt sử dụng chung những đồ trang sức như trâm, thoa, gương, bình, và dân

tộc Hán còn sử dụng những đồ nhạc cụ như cầm, sắt, huyền, vật dùng cuộc sống

như chăn, ga, chày cối để miêu tả quan hệ vợ chồng. Miêu tả tổ chức cộng đồng

trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng những đồ vật như thuyền, đèn,

gia đình và cộng đồng là vì hai dân tộc có những nét tương đồng về bối cảnh văn hóa và tư duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 60 - 62)