Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 80 - 200)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.4. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội

Ứng xử với môi trường xã hội là những đặc điểm thiết yếu để tồn tại. Trong quá trình hình thành của lịch sử và những biến đổi xã hội, hai dân tộc với những thiết chế xã hội đã có những tồn vong, hưng thịnh nhất định. Quá trình ảnh hưởng lẫn nhau của các triều đại, chống xâm lăng ngoại bang nhất loạt hình thành nên hệ ý thức về quân sự, ngoại giao.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt phản ánh rõ thực tại xã hội, ảnh hưởng của quân sự trong sự tồn vong của những thiết chế. Thành ngữ chỉ đồ vật mang đến cái nhìn so sánh mang tính ảnh hưởng và miêu tả trực diện. Cách nhìn về thế giới, con người thông qua những đồ vật có liên quan đến vũ khí, chiến tranh ít nhiều phản ánh cái nhìn thực tế đã tồn tại trong lịch sử. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ vũ khí chúng tôi đã thu thập được 161 thành ngữ tiếng Hán, chiếm 12,4% (161/1299) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đò vật. Và 41 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ vũ khí chiến tranh, chiếm 8,36% (41/490) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Người Trung Quốc có nhắc đến xe, thuyền, đạn, dao, gươm, thanh la, giáp, kiếm, tên, cung, mâu, súng; trong khi đó người Việt Nam cũng có những đối tượng như thuyền, giáo, tên, pháo, bom, súng, đạn, gươm, đao. Sự tiến bộ của xã hội không

thể không có chiến tranh, chiến tranh là một trong những quy luật phát triển của giới tự nhiên, sự thay đổi của chiều đại trong xã hội xưa, ít khi theo hình thức hòa bình, mà hầu như đều là thông qua chiến tranh. Trong mấy nghìn năm lịch sử phát triển, chiến tranh gây thương vong cho xã hội, cũng gây ảnh hưởng cho việc phát triển kinh tế, nhưng mặt khác chiến tranh có những tác dụng như phá vỡ những chế độ cũ, xây dựng lại chế độ mới để quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Cách thể hiện trực tiếp là trình độ phát triển của vũ khí thể hiện lực lượng sản xuất, công nghệ luyện kim và khai thác khoảng sản của xã hội, một góc đồ nào đó cũng là xúc tiến sự phát triển của xã hội. Quá trình ảnh hưởng của đồ vật có liên quan đến vũ khí thể hiện bức tranh lịch sử, xã hội đã từng can qua những cuộc chiến tranh giữa các vùng miền và chiều đại. Bức tranh thực tế ấy đi vào văn học dân gian qua những thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật. Chắt lọc qua nghệ thuật dân gian và cách nhìn dân gian, các đối tượng này phản ánh những giá trị biểu trưng khác nhau về thế giới và đối tượng tham gia.

Các đối tượng đồ vật có liên quan đến vũ khí, quân sự trong thành ngữ được tạo ra dưới hai cấp độ nghĩa biểu đạt. Lớp nghĩa thông thường qua tầng vỏ ngôn ngữ cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về một xã hội với những cuộc chiến tranh tồn tại. Ở lớp nghĩa biểu dụng, có tầng hình tượng cao. Đồ vật có liên quan đến vũ khí trong thành ngữ được cấu thành trên cơ sở tái tạo hình ảnh và bộc lộ tầng nghĩa thứ hai.

Ví dụ:

1, 箭不虚发(jiàn bù xǖ fā/tiễn bất hư phát) Bách phát bách trúng.

2, 剑拔弩张(jiàn bá nǚ zhāng/kiếm bạt nỗ trương). Tình thế gấp gáp.sắp có chiến tranh

3, 大刀阔斧(dà dāo kuò fǚ/đại đao khoát phủ) làm việc quyết đoán, dứt khoát 4, 一箭双雕(yī jiàn shuāng diāo/nhất tiễn song điêu). một công hai việc

Ví dụ 1 dùng trong chiến tranh là nói về kỹ thuật bắn cung cao siêu, tên nào cũng bắn trúng đích, nhưng qua tái tạo hình ảnh và được sử dụng nghĩa biểu trưng chỉ biện pháp làm việc rất hiệu quả, làm gì được đấy. Ví dụ 2 nói chiến tranh đang o trạng thái gươm đã sẵn sàng và tên cung đã keo lên, chiến sự xảy ra trong giây lát. Nhưng nghĩa bóng hiện giờ dùng nhiều nhất là nói về những tình huống cấp bách căng thẳng, sắp có tranh luận, xảy ra sự việc không phải hữu hảo. Ví dụ 3 theo nghĩa gốc là đao lớn và búa rộng, nhưng thành ngữ này cơ bản được hiểu là làm việc gì hoặc cải cách gì có quy mô lớn và triệt để, dứt khoát. Ví dụ 4 có nghĩa gốc là kỹ thuật bắn cung cao siêu, một tên trúng hai con chim. Nhưng thành ngữ này bầy giơ hay nói về biện pháp làm việc hiểu quả, một công đôi việc.

Trong tiếng Việt có thành ngữ mang tầng nghĩa thứ hai như: 1, đạn bọc đường

2, giết người không dao 3, đầu gươm mũi súng

Ví dụ 1 không có nghìa là đạn dùng trong chiến trường mà là những thủ đoạn qua ngụy trang dễ tiếp cận người và làm sa đọa con người. Ví dụ 2 nói về dao không hẳn là vũ khí giết người, trên đời còn nhiều thứ ngoài vũ khí có thể giết người. Ví dụ 3 có nghĩa gốc nói về cái đâu của gươm và mũi của súng, chúng là những bộ phận quan trọng của gươm và súng, nhưng qua tái tạo hình ảnh nghĩa bóng của nó là nói về những điểm then chốt của sự vật.

Thông qua các thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật liên quan đến vũ khí, người Trung Quốc và Việt Nam đã thể hiện một lịch sử tồn tại như những cứ liệu sống về xã hội. Những cuộc chiến tranh của các thiết chế xã hội không thể tránh khỏi trong lịch sử. Cũng từ đó, cái nhìn văn hóa về ứng xử xã hội được đặt ra trong thành ngữ mang yếu tố đồ vật liên quan đến vũ khí. Cả hai dân tộc đều có cách nhìn về cuộc sống xã hội khi ứng dụng các thành ngữ trên trong ứng xử, đó là cái nhìn mang ý thức về điềm không lành, không thuận lợi, khó khăn và gian khổ trong mỗi sự kiện, hành động.

3.5 Tiểu kết

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt có sự khái quát, biểu hiện văn hóa hai quốc gia, dân tộc vừa có nét tương đồng vừa có nét dị biệt. Những nét đặc trưng trong văn hóa mỗi dân tộc được thể hiện khác nhau qua các góc nhìn đa chiều, chúng tôi đặt dưới góc độ văn hóa nhận thức, ứng xử với cộng đồng, ứng xử với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội.

Văn hóa của người Trung Quốc được xây dựng trên cơ tầng văn hóa du mục giao thoa với văn hóa lúa nước mang tính hướng động, khác với văn hóa nông nghiệp lúa nước trọng tĩnh của Việt Nam. Nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử, bản thân các dân tộc của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi một dân tộc đều trải qua những giai đoạn hấp thu và đảo thải, điều đó thể hiện rõ nét qua các thành ngư có yếu tố chỉ đồ vật. Chúng thể hiện trình độ nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc, thể thiện văn hóa ứng xử với cộng đồng ngày càng phong phú đa dạng, thể hiện khả năng cải tạo môi trường tự nhiên càng cao, thể hiện quá trình ứng xử với môi trường xã hội không chỉ có thời gian mà còn có không gian. Do nguyên nhân lịch sử, dân tộc Việt lại chịu sự

ảnh hưởng từ Nho giáo, Đạo giáo của dân tộc Hán, một phần nào đó về hệ tư tưởng ý thức mang những nét tương đồng về nhận thức đối với thế giới, nhân sinh và giá trị con người. Những hệ tư tưởng đó phái sinh ra hàng loạt quan niệm về đạo đức con người, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đến các nghi lễ thờ cúng. Cùng trong môi trường là nền kinh tế nông nghiệp, lại càng thêm những đồ dùng như công cụ sản xuất tương đồng trong việc canh tác trồng trọt, chăn nuôi và dệt may có sự giống nhau, nhu cầu định cư của tính chất nông nghiệp cũng là yếu tố để hai dân tộc có những điểm tương đồng trong việc lựa chọn nơi cư trú và nhu cầu đối với nhà cửa cư trú. Nếu nói công cụ sản xuất lao động thể hiện trực tiếp tối đa của lực lượng sản xuất thì, các vũ khí chiến tranh quân sự lại là công cụ để thay đổi quan hệ sản xuất của từng thời kỳ. Vũ khí không chỉ làm thay đổi các quan hệ sản xuất, sự chiến tranh cũng làm con người của các dân tộc các vùng lãnh thổ đan xen nhau trong đau khổ. Nhưng ngược lại cũng mang lại những yếu tố của các dân tộc khác cho nhau.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật trong , chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Vì mục đích nghiên cứu là tìm ra sự tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ văn hóa các thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật trong , chúng tôi đã xác định phạm vi nghiên cứu là thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thu thập trong những cuốn từ điển được lưu hành phổ biến trong nhà trường, cho nên việc phân biệt cách nhận diện giữa thành ngữ với tục ngữ, ca dao hay những cụm từ tự do chúng tôi không đề cập trong luận văn. Dựa trên các quan điểm về thành ngữ của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thông qua phương pháp thống kê, phân loại, mô tả, so sánh đối chiếu. Chúng tôi sơ bộ hoàn thành việc thu thập thành ngữ và đi vào nghiên cứu ngữ nghĩa của thành ngữ.

2. Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật trước hết thể hiện tính hình tượng của thành ngữ. Tính hình tượng của thành ngữ lại được thể hiện qua sự liên tưởng của vật biểu trưng và tính triết lý của ngữ nghĩa thành ngữ, đặc điểm ngữ nghĩa thứ hai là tính hoàn chỉnh và cô đọng, đặc điểm này thể hiện qua các thành ngữ điển tích lịch sử, tính phong tục tập quán, và các thành ngữ có yếu tố chỉ con người. Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt có sự khái quát, biểu hiện văn hóa hai quốc gia, dân tộc vừa có nét tương đồng vừa có nét dị biệt. Những nét đặc trưng trong văn hóa mỗi dân tộc được thể hiện khác nhau qua các góc nhìn đa chiều, chúng tôi đặt dưới góc độ văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử với cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

3. Theo nhân chủng học xã hội, ngôn ngữ được xem như một yếu tố hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa. Văn hóa quyết định nội dung của ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ truyền tải văn hóa, đồng thời văn hóa là công cụ thể hiện đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc. Theo cách thức phân chia văn hóa chúng ta trong giới hạn luân văn này chúng tôi lấy mục đích phân tích đặc điểm văn hóa nhận thức, văn hóa cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội thông qua khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật.

Văn hóa của người Trung Quốc được xây dựng trên cơ tầng văn hóa du mục giao thoa với văn hóa lúa nước mang tính hướng động, khác với văn hóa nông nghiệp lúa nước trọng tĩnh của Việt Nam. Nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử, bản thân các dân tộc của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi một dân tộc đều trải qua những giai đoạn phát triển văn hóa nhận thức, văn hóa cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Do sự giao lưu giữa các dân tộc, văn hóa của mỗi dân tộc đan xen giao thoa mang lại những nét tương đồng và dị biệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liêu tham thảo Tiếng Việt:

1. Trần Thúy Anh, Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc bộ qua

một số ca dao, tục ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, 2000

2. Phan Văn Các, Từ điển Hán – Việt. Nxb tp Hồ Chí Minh, 2001

3. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán, Ngập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục, 2007

4. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, 2008

5. Nguyễn Văn Đạm, Từ Điển Tiếng Việt Tường Giải Và Liên Tưởng, Nxb Văn hóa Thông tin, 2004

6. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Thanh Lan, Cở sở tiếng Việt, Nxb Văn hóa – thông tin, 2000

7. Đinh Văn Đức, Ngôn ngữ học đại cương những nội dung quan yếu, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2001

8. Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2008

9. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 2007

10. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2003

11. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 2008

12. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí

13. Nguyễn Văn Hằng, Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1999

14. Trịnh Đức Hiển, Từ vựng tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006

15. Nguyễn Văn Khang, Bình diện văn hóa, xã hội – ngôn ngữ học của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, văn hóa dân gian, Ngôn ngữ và đời sống, số 1/1994.

16. Nguyễn Lực, Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, 2009 17. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002

18. Bùi Phụng, Từ điển Việt Anh, Vietnamese English dictionary nhà xuất bản thế

giới. 2003, Trang 674.

19. Giang Thị Tám, Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối

chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số, Thạc sĩ Ngôn ngữ, 2001

20. Lý Toàn Thắng, Bản sắc văn hóa , thử nhìn từ góc độ tâm lý, ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ số 15, 2001

21. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ tư duy của

người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

22. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 1997

23. Lê Quang Thiêm, Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo Dục, 2008

24. Hoàng Văn Vân, Ngữ pháp kinh nghiệm cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb Khoa học xã hội, 2002

25. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh. Trang 540, mới 2008.

26. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999

27. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ học

sinh, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

28. Benjamin Lee Whorf, Science and linguistics, Carroll, 1956 29. Boas, Franz, On Alternating Sounds, 1889

30. Carol R. Ember and Melvin R. Ember, Cultural Anthropology, 2006 31. Edward Sapir and Judith T. Irvine, The Psychology of Culture, 2002

32. Leslie A.White, The Science of Culture, Farrar, Straus and Company, 1949 33. Wilhelm Maximilian Wundt Völkerpsychologie Leipzig, 1920

Tài liệu tham khảo tiếng Hán:

34. 博古今,《中华成语大词典》,内蒙古大学出版社,2012 35. 常敬宇,《汉语词汇与文化》, 北京大学出版社,1995 36. 常晓帆,《实用成语词典》, 知识出版社,1984 37. 程志强,《中华成语大词典》,中国大百科全书出版社,2004 38. 程裕祯,《汉语成语研究》,四川人民出版社,1979 39. 巢峰,《辞海》,中华书局,1979 40. 韩越,《汉语成语特征分析》,湘潭师范学院学报,1999 41. 韩省之,《中国成语分类大词典》,新世界出本社,1989

42. 何成、郑卧龙、朱福丹等编,《越汉辞典》,商务印书馆,2005 43. 胡育受,《现代汉语》,商务印书馆出版,1936 44. 黄伯荣、廖序东主编,《现代汉语》,高等教育出版社,2011 45. 李行健,《现代汉语谚语规范词典》,长春出版社,2001 46. 刘家丰,《中国成语辞海》,新华出版社,2003 47. 李一华、吕德中,《汉语成语词典》,四川辞书出版社,1985 48. 陆尔奎、方毅等,《辞源》,商务印书局,1915 49. 罗常培,《中国人与中国文化》,开明书店印行,1945 50. 吕叔湘,丁声树,《现代汉语词典》,商务印书馆,2005 51. 孟元老,《东京梦华录》,中州古籍出版社,2010 52. 倪宝元,《成语例示》,北京出版社,1984 53. 倪宝元、姚鹏慈,《成语九章》,浙江教育出版社,1990 54. 商务印书馆,《辞源(修订本)》,1987 55. 舒新城,《辞海》,中华书局,1936 56. 唐启运,《成语谚语歇后典故概说》,广东人民出版社,1981 57. 王国安、王小曼编,《汉语词义的文化透视》,上海汉语大词典出版社, 2003 58. 威廉·冯·洪堡特,《论人类语言结构的差异及其对人类精神发展的影响》, 陕西人民出版社,2006 59. 温端政,《汉语语汇学》,商务印书馆出版,2005 60. 温端政,《歇后语》,商务印书馆,2000 61. 武占坤,《现代汉语词汇概要》,2003 62. 向光忠,《成语概论》,湖北人民出版社,1982

63. 许肇本,《成语知识浅谈》,北京出版社,1980 64. 徐继红,《成语分类问题研究》,宜春学院学报(社会科学),2003 65. 叶子熊,《汉语成语分类词典》,复旦大学出社,1987 66. 张林用,《中华成语全典》, 胡北辞书出版社,2003 67. 赵羽、田冲,《中华成语全功能词典》,延边人民出版社,2005 68. 朱瑞玟,《佛教成语》,汉语大词典出版社,2003 69. 朱祖廷,《汉语成语大词典》,中华书局,2002 70. 张静主编,《新编现代汉语》,上海教育出版社,1980 71. 中国社会科学院语言研究所,《现代汉语词典》,商务印书馆,2012

PHỤ LỤC

1. Bảng tổng hợp thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật (xếp theo thứ tự chữ cái của yếu tố đồ vật)

STT thành ngữ Hán Yếu tố đồ vật Âm Hán-Việt. nghĩa đen nghĩa bóng

1 拍案而起 案(án, cái bàn) Phách án nhi khởi Vỗ bàn mà đứng dậy Cực kỳ bực mình hoặc

xúc động

2 拍案叫绝 案 Phách án khiếu tuyệt Vỗ bàn khen ngợi kêu hay Khen tuyệt vời khen hay

3 白璧青蝇 璧(bích ngọc) Bạch bích thanh dăng Bích ngọc trong trắng và con

ruồi xanh

Hình dung thiện và ác, chung và gian rất rõ ràng

4 尺璧非宝 璧 Thước bích phi bảo Viên ngọc thước to cũng không phải là bảo vật

Khuyên đừng chú trọng vào vật chất quá

5 寸阴尺璧 璧 Thốn âm thước bích Một tấc quang âm bằng 1 thước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 80 - 200)